4.1 TỔNG QUAN VỀ NÔNG HỘ
4.1.2.8 Quản lý nước
Để thuận tiện cho việc thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, nông dân tỉnh Long An đã chủ động rút cạn nước trước khi thu hoạch. Kết quả điều tra Bảng 4.13 cho thấy đa số nông dân rút nước khoảng 10 – 15 ngày trước khi thu hoạch chiếm (70,9%). Tuy nhiên, có 5% nơng dân khảo sát không quan tâm đến việc rút nước trước khi thu hoạch.
Bảng 4.13: Số ngày rút nước trước khi thu hoạch của nông hộ canh tác nếp
Số hộ Tỷ lệ (%) Dưới 10 ngày 7 5,8 Từ 10 đến 15 ngày 85 70,9 Từ 16 đến 20 ngày 15 12,5 Trên 20 ngày 7 5,8 Không rút nước 6 5,0 Tổng 120 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012 4.1.2.9 Năng suất nếp
Theo Huỳnh Trấn Quốc (2009), sản xuất lúa nếp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở cả 3 vụ Hè Thu, Thu Đông và Đông Xuân. Hiệu quả kinh tế sản xuất giống nếp OM84 và OM85 tương đương nhau, năng suất trên 6 tấn/ha. Kết quả điều tra (Bảng 4.14) cho thấy năng suất nếp vụ Hè Thu dao động từ 4 – 7,71 tấn/ha, trung bình đạt 5,87 tấn/ha. Trong đó, nơng dân sản xuất nếp đạt năng suất cao hơn 6 tấn/ha chiếm tỷ lệ khá cao (35,8%) và phần lớn nông dân sản suất nếp với năng suất từ 4 – 6 tấn/ha chiếm 62,5% tổng số hộ điều tra. Nhìn chung, sản xuất nếp của nông dân tại Long An đạt năng suất cao.
Bảng 4.14: Năng suất nếp vụ Hè Thu 2012 Số hộ Tỷ lệ (%) Dưới 4 (tấn/ha) 2 1,7 Từ 4 đến 6 (tấn/ha) 75 62,5 Trên 6 (tấn/ha) 43 35,8 Tổng 120 100,0 Trung bình 5,87 Độ lêch chuẩn 0,732 Nhỏ nhất 4,00 Lớn nhất 7,71
Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012 4.1.2.10 Lợi nhuận
Bảng 4.15 trình bày chi tiết các chỉ tiêu kinh tế của mơ hình sản xuất nếp tại Long An. Kết quả điều tra cho thấy tổng chi phí trung bình là 13.714.000 đồng/vụ/ha. Chi phí tiền mặt bao gồm chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất 37%, kế đó là chi phí thu hoạch chiếm 18,3%, chi phí thuốc BVTV chiếm 16,3%, chi phí giống chiếm 9,3%, cịn lại là chi phí làm đất và gieo sạ, chi phí th chăm sóc và chi phí bơm nước chiếm lần lượt là 9,1%, 6,3% và 3,7% (Hình 4.2).
Chi phí phân bón là loại chi phí cho việc mua các loại phân bón cho ruộng lúa, loại phân chủ yếu mà nông hộ thường sử dụng để bón cho lúa là Ure, DAP, NPK, Kali. Theo kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu thì nơng dân bón phân dao động từ 3 – 5 lần/vụ, số hộ bón lót chiếm 34,2%. 6,3% 18,3% 3,7% 16,3% 37% 9,1%
9,3% Chi phi giong
Chi phi lam dat va gieo sa Chi phi phan bon Chi phi thuoc BVTV Chi phi bom nuoc Chi phi thu hoach Chi phi thue cham soc
Hình 4.2: Chi phí sản xuất nếp của nơng hộ
Chi phí thuốc BVTV chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí tiền mặt. Trong quá trình canh tác thường xuất hiện các loại sâu rầy hại lúa như sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu, … hoặc các loại bệnh như đạo ôn, cháy bìa lá, … . Sau khi làm kỷ đất, nông dân thường sử dụng thuốc diệt cỏ để diệt mầm trước khi xuống giống, sau khi lúa mọc tốt thì xịt lại để diệt tận gốc. Số lần phun thuốc cũng thay đổi tùy theo mùa vụ do điều kiện thời tiết, sâu bệnh khác nhau. Trung bình nơng dân phun thuốc khoảng 7,5 lần/vụ, dao động từ 6 – 9 lần/vụ.
Bảng 4.15: Chi phí và lợi nhuận của mơ hình sản xuất nếp vụ Hè Thu tỉnh Long An
Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012
Chi phí thu hoạch là khoảng chi phí bỏ ra để thuê mướn nhân cơng hoặc máy móc thu hoạch. Tùy theo mùa vụ hoặc hình thức thuê mà chi phí này cao hay thấp. Hầu hết các hộ đều thuê mướn máy gặt đập liên hợp để phục vụ cho thu hoạch, việc cơ giới hóa khâu thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp sẽ góp phần giảm thất thốt, hao hụt về sản lượng và dễ bán, được giá cao vì nếp sạch hơn, chất lượng đồng đều hơn.
Khoảng mục Trung bình 1. Tổng chi phí (đồng/ha) - Chi phí giống 1.276.000 - Chi phí làm đất 1.120.000 - Chi phí gieo sạ 127.000 - Chi phí phân bón 5.076.000 - Chi phí thuốc BVTV 2.240.000
- Chi phí bơm nước 505.000
- Chi phí thu hoạch 2.505.000
- Chi phí th chăm sóc 865.000
Tổng 13.714.000
2. Tổng thu
- Năng suất (tấn/ha) 5,87
- Giá bán (đồng/kg) 5.561
Tổng 32.643.000
3. Lợi nhuận (đồng) 18.929.000
Chi phí chuẩn bị đất và gieo sạ là chi phí bỏ ra để cày, xới đất cho tơi xốp và gieo sạ giống xuống đồng ruộng, hiện nay các nông hộ dùng phương pháp sạ hàng hoặc sạ lan. Nếu các hộ có diện tích canh tác ít thường dùng cơng nhà, nếu diện tích lớn thì phải th thêm lao động. Chi phí giống là chi phí mua lúa giống để sản xuất. Nguồn cung cấp giống tại địa phương khá đa dạng, có những hộ sử dụng giống nguyên chủng hoặc xác nhận mua từ Trung tâm Khuyến nông, tổ giống, tổ HTX, trại giống, hoặc trao đổi giữa các nông hộ, một số nông hộ khác tự để giống chừa lại cho mùa sau. Chi phí chăm sóc là chi phí bón phân, xịt thuốc, làm cỏ. Nếu những hộ có diện tích nhỏ thì hộ gia đình tự làm, nếu diện tích lớn thì phải th thêm nhân cơng.
Doanh thu trung bình của mơ hình cũng khá cao (32.643.000 đồng). Năng suất của vụ Hè Thu là 5,87 tấn/ha. Giá bán trung bình là 5.561 đồng/kg, chủ yếu người dân bán nếp tươi tại ruộng cho thương lái ở tại địa phương hay các huyện lân cận khác trong tỉnh và tỉnh Tiền Giang.
Lợi nhuận trung bình của mơ hình là 19.929.000 đồng. Hiệu quả đồng vốn trung bình của mơ hình là 1,38 lần (một đồng chi phí bỏ ra có 1,38 đồng lợi nhuận). Nhìn chung hiệu quả đồng vốn trung bình của mơ hình là khá cao.
4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NẾP TẠI LONG AN NẾP TẠI LONG AN
Trong sản xuất nơng nghiệp các yếu tố kỹ thuật đóng vai trị quan trọng, do đó để tìm hiểu yếu tố nào có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến năng suất như thế nào là rất cần thiết. Qua đó, ta có thể sử dụng mơ hình hồi quy đa biến để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
Gọi Y là biến phụ thuộc, Xi là các biến độc lập Y: Năng suất nếp của mơ hình (tấn/ha)
X1: Trình độ học vấn (cấp)
X2: Kinh nghiệm sản xuất nếp (năm) X3: Lao động nông nghiệp (số người) X4: Diện tích canh tác (ha)
X5: Cấp giống (1. Nguyên chủng, 2. Xác nhận 1, 3. Xác nhận 2) X6: Mật độ gieo sạ (kg/ha)
X7: Đạm N (kg/ha) X8: Lân P2O5(kg/ha) X9: Kali K2O (kg/ha)
Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9 +
Trong đó β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 , β8 , β9 là các tham số hồi quy tổng thể Y với các biến độc lập X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9.
β0 là tham số hồi quy tổng thể giữa biến phụ thuộc Y với các nhân tố khác
Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất của mơ hình chuyên canh nếp Bảng 4.16: Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất nếp tại Long An
Hệ số Giá trị t Mức ý nghĩa
Hằng số 5,050 9,294 0,000
Trình độ học vấn (X1) 0,087 1,032 0,304
Kinh nghiệm sản xuất nếp (X2) 0,005 0,389 0,698
Lao động nông nghiệp (X3) 0,110 1,580 0,117
Diện tích canh tác (X4) -0.141 -1,804 0,074 Cấp giống (X5) 0,160 1,381 0,170 Mật độ gieo (X6) 0,002 0,750 0,455 Đạm (X7) 0,000 -0,097 0,923 Lân (X8) 0,001 0,322 0,748 Kali (X9) -0,003 -1,158 0,249 R 0,312 R2 0,097 Giá trị sig. 0,238
Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ tỉnh Long An, 2012
Kết quả phân tích các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất của mơ hình chuyên canh nếp tại địa bàn nghiên cứu trình bày ở Bảng 4.16 cho thấy khơng có cơ sở để kết luận các yếu tố kỹ thuật có ảnh hưởng tới năng suất vì hệ số xác định R2 = 0,097 là quá nhỏ => mức độ phù hợp của mơ hình tương quan ở mức thấp.
Tuy nhiên dựa theo kết quả phân tích hồi quy tương quan Bảng 4.15, cho thấy:
Khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên 1 cấp khi các yếu tố khác không đổi thì năng suất của nơng hộ sẽ tăng thêm 0,087 tấn/ha. Tuy nhiên về ý nghĩa thống kê không đủ cơ sở để kết luận rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ (Sig. = 0,304 > = 0,05).
Hệ số hồi quy X2 = 0,005 tức là khi kinh nghiệm sản xuất của nông hộ tăng lên 1 năm trong khi các yếu tố khác khơng đổi thì năng suất tăng thêm khoảng 0,005 tấn/ha. Nhưng do mức ý nghĩa là 0,698 (> 0.005) nên xét về mặt thống kê thì yếu tố kinh nghiệm sản xuất đưa vào xem xét không ảnh hưởng đến năng suất nếp.
Bảng 4.16 cho biết nếu lao động nông nghiệp (X3) tăng lên 1 người khi các yếu tố khác khơng đổi thì năng suất tăng thêm 0,11 tấn/ha. Điều này cũng cho thấy rằng, lao động trong nông nghiệp hiện nay quyết định rất ít đến năng suất trong quá trinh sản xuất bởi lẻ đa số nông dân đều ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả làm việc và hạn chế được thất thoát sau thu hoạch. Xét về mặt ý nghĩa thống kê thì yếu tố lao động trong nông nghiệp không ảnh hưởng đến năng suất nếp của nông hộ (Sig. = 0,117 > = 0,05).
Nếu diện tích canh tác (X4) tăng lên 1 ha trong khi các yếu tố khác không đổi thì năng suất nếp giảm 0,141 tấn/ha ở mức ý nghĩa 10%. Tuy nhiên về ý nghĩa thống kê không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố diện tích canh tác có ảnh hưởng đến năng suất nếp của nông hộ (Sig. = 0,074 > = 0,05).
Cấp giống (X5) nếu thêm một cấp giống có nghĩa là từ cấp xác nhận lên cấp nguyên chủng trong khi các yếu tố khác khơng thay đổi thì năng suất tăng thêm 0,16 tấn/ha. Nhưng xét về mặt ý nghĩa thống kê thì yếu tố cấp giống không ảnh hưởng đến năng suất nếp (Sig. = 0,17 > = 0,05).
Hầu hết nông dân tại địa bàn nghiên cứu sạ nếp theo phương pháp sạ lan với mật độ sạ dưới 150 kg/ha (chiếm 74,2 %). Theo Phan Nhựt Ái (2001) cho rằng mật độ sạ thấp (sạ thưa) từ 80 – 100kg/ha vẫn cho năng suất cao. Theo kết quả phân tích hồi quy tương quan Bảng 4.16 ta thấy khi mật độ sạ (X6) tăng thêm 1 kg/ha trong khi các yếu tố kỹ thuật khác không thay đổi thì năng suất tăng 0,002 tấn/ha. Xét về mặt ý nghĩa thống kê thì yếu tố mật độ sạ không ảnh hưởng đến năng suất nếp (Sig. = 0,455 > = 0,05).
Yếu tố lượng đạm (X7) khơng có ảnh hưởng đến năng suất nếp nhưng lượng lân (X8) và kali (X9) thì có ảnh hưởng đến năng suất nếp trong khi các yếu tố khác không đổi. Cụ thể nếu tăng lượng lân thêm 1 kg/ha thì năng suất tăng thêm là 0,001 tấn/ha và nếu tăng lượng phân kali thêm 1 kg/ha thì năng suất giảm 0,003 tấn/ha. Đỗ Ánh (2002) cũng cho rằng ở ĐBSCL đối với những loại đất nghèo kali thì việc bón phân có thể làm tăng năng suất từ 17 – 34%. Tuy nhiên, xét về ý nghĩa thống kê thì yếu tố lượng lân và kali đều không ảnh hưởng đến năng suất nếp nơng hộ (vì Sig. > 0,05)
Do vậy, khi xét về mặt thống kê thì các yếu tố kỹ thuật được đưa vào xem xét khơng có ảnh hưởng đến năng suất của mơ hình, có thể năng suất của mơ hình chun
canh nếp chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác mà chúng tơi chưa xem xét. Vì thế, phương trình hồi quy nghiên cứu khơng có ý nghĩa. Tuy nhiên, giữa các yếu tố kỹ thuật trong sản xuất nếp ở hai huyện Châu Thành và Thủ Thừa có thể có mối tương quan lẫn nhau.
4.3 TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NẾP Ở HAI HUYỆN CHÂU THÀNH VÀ THỦ THỪA. NẾP Ở HAI HUYỆN CHÂU THÀNH VÀ THỦ THỪA.
Bảng 4.17 trình bày kết quả phân tích tương quan giữa các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất của mơ hình chun canh nếp huyện Châu Thành và Thủ Thừa. Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu, để kiểm định có thể suy diễn mơ hình cho tổng thể thực hay ta phải kiểm định độ phù hợp của mơ hình.
Kết quả phân tích Bảng 4.17 cho thấy, trình độ học vấn tương quan dương với lượng phân kali ở mức ý nghĩa 5%. Có nghĩa là trình độ nơng dân được nâng lên thì nơng dân có xu hướng bón phân kali nhiều hơn. Phân kali là một trong các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, đóng vai trị quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp nơng dân sử dụng nhiều giống cây trồng có năng suất cao. Những giống cây trồng này thường hút nhiều kali từ đất, do đó lượng kali trong đất khơng đủ đáp ứng nhu cầu của cây. Mặt khác, các bộ phận thân lá cây, rơm rạ, ... sau khi thu hoạch được nông dân sử dụng để nuôi trồng nấm, làm vật liệu độn chuồng, làm chất đốt, … làm mất một lương lớn kali trả lại cho đất. Theo Nguyễn Bảo Vệ (1998) lượng phù sa bồi đắp hàng năm từ sông Cửu Long không làm gia tăng đáng kể độ phì nhiêu của đất, kali tăng thêm 3,2 kg/ha khi lớp phù sa bồi đắp dầy 1 mm. Vì vậy nơng dân cần phải chú ý bón phân kali cho cây.
Diện tích canh tác tương quan âm đối với mật độ sạ và năng suất ở mức ý nghĩa 5% với hệ số tương quan r = 0,18. Cấp giống có mối tương quan dương với mật độ gieo sạ ở mức ý nghĩa 1% (r=0,409).
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv., (1997), cho rằng đạm là yếu tố cơ bản trong
quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan rể, thân, lá, … của các cây trồng nói chung. Đặc biệt đối với lúa, đạm cịn giữ vị trí đặc biệt trong việc tăng năng suất. Bên cạnh đó, kali giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ ngã, chịu hạn tăng số hạt chắc trên bông và làm hạt no đầy hơn. Phạm Sỹ Tân (2000) cũng nhận định rằng, Lân có vai trị quan trọng trong việc kích thích rễ mạnh, thúc đẩy trổ và chín sớm, tăng cường nẩy chồi mạnh, giúp cây phục hồi nhanh sau khi gặp những điều kiện bất lợi, thúc đẩy hạt phát triển nhanh và nâng cao chất lượng hạt giống. Nhìn chung, các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali có vai trị rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây lúa. Kết quả phân tích
Bảng 4.17: Phân tích tương quan các yếu tố kỹ thuật trong sản xuất nếp Trình độ học vấn Diện tích canh tác Cấp giống Mật độ sạ Đạm Lân Kali NS Trình độ học vấn Hệ số tương quan 1 Mức ý nghĩa Tổng 120 Diện tích canh tác Hệ số tương quan - 0,31 1 Mức ý nghĩa 0,74 Tổng 120 120 Cấp giống Hệ số tương quan - 0,74 -0,128 1 Mức ý nghĩa 0,423 0,164 Tổng 120 120 120 Mật độ sạ Hệ số tương quan -0,121 -0,18* 0,409** 1 Mức ý nghĩa 0,188 0,050 0,000 Tổng 120 120 120 120 Đạm Hệ số tương quan 0,080 -0,118 0,047 0,05 1 Mức ý nghĩa 0,387 0,200 0,613 0,42 Tổng 120 120 120 120 120
Lân Hệ số tương quan 0,121 -0,027 -0,059 0,02 0,448** 1 Mức ý nghĩa 0,187 0,772 0,523 0,83 0,000
Tổng 120 120 120 120 120 120
Kali Hệ số tương quan 0,197* -0,060 0,063 0,13 0,227* 0.13 1 Mức ý nghĩa 0,031 0,513 0,493 0,16 0,013 0,15 Tổng 120 120 120 120 120 120 120 Năng suất Hệ số tương quan 0,057 -0,195* 0,160 0,13 0,020 0,03 -0,07 1 Mức ý nghĩa 0,533 0,032 0,081 0,16 0,828 0,74 0,48