MƠ HÌNH SẢN XUẤT NẾP Ở HAI HUYỆN CHÂU THÀNH VÀ THỦ THỪA. 4.4.1 So sánh các chỉ tiêu năng suất, chi phí và lợi nhuận của mơ hình sản xuất nếp hai huyện Châu Thành và Thủ Thừa
Kết quả Bảng 4.18 cho thấy năng suất trung bình/vụ của hai huyện có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, huyện Châu Thành có năng suất trung bình (6,05 tấn/ha) cao hơn huyện Thủ Thừa (5,69 tấn/ha). Nguyên nhân của sự khác biệt về năng suất, có thể do điều kiện tự nhiên tại hai huyện. Cụ thể huyện Thủ Thừa chịu ảnh hưởng của lũ lụt thường niên, dễ gây rủi ro cho sản xuất. Đất đai của Thủ Thừa chủ yếu là đất phèn ở địa hình trũng, nên điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm để phá thế độc canh cây lúa cũng có phần hạn chế. Hầu hết kênh rạch của huyện Thủ Thừa còn chịu ảnh hưởng của mặn, tập trung vào các tháng (2 - 6), vì vậy đầu vụ Hè Thu thiếu nước nghiêm trọng (Thủ Thừa – Wikipedia, 2013). Huyện Châu Thành có khí hậu, thời tiết vùng nhiệt đới gió mùa thích hợp cho đa dạng hóa cây trồng. Đất đai phù sa ngọt chiếm tỷ lệ lớn, ít bị ngập lũ, nhiều sông, rạch, kênh, mương dẫn nước ngọt là điều kiện thuận lợi để thâm canh tăng vụ tăng năng suất cây trồng, trồng lúa cao sản. Hầu hết diện tích đất của huyện khơng bị ảnh hưởng bởi lũ là điều kiện thuận lợi để phát triển mơ hình chun canh nếp (Châu Thành, Long An – Wikipedia, 2013).
Bảng 4.18: Năng suất, chi phí và lợi nhuận sản xuất nếp của hai huyện Châu Thành và Thủ Thừa
Khoảng mục Năng suất (tấn/ha) Chi phí (triệu đồng/ha) Lợi nhuận (triệu đồng/ha) Châu Thành 6,05 a 13,54 20,27 Thủ Thừa 5,69 b 13,88 17,70 Kiểm định T - Test - 2,732* 0,454 ns - 1,916 ns
Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, 2012
Ghi chú:
Trong cùng một cột những số có chử theo sau giống nhau thì khơng khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê ns = không khác biệt ý nghĩa thống kê
* = khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức độ 5% qua phép thử T - Test
Bảng 4.18 cũng cho thấy chi phí tiền mặt và lợi nhuận của hai huyện không khác
biệt ý nghĩa qua phép kiểm định T - Test. Do mơ hình nếp sản xuất vụ Hè Thu ở hai huyện có chi phí cao nhưng doanh thu lại thấp nên lợi nhuận trung bình/vụ bị ảnh
hưởng. Ngoài ra, thâm canh nếp làm cho việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV cao dẫn đến đất đai thối hóa và tăng chi phí sản xuất.
4.4.2 So sánh các chỉ tiêu và năng suất, chi phí và lợi nhuận của mơ hình sản
xuất nếp ở bốn xã tại địa bàn nghiên cứu
Kết quả Bảng 4.19 cho thấy năng suất trung bình/vụ của hai xã Long Thuận và Hịa Phú có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% còn xã Mỹ Phú và Vĩnh Cơng thì khơng khác biệt ý nghĩa thống kê. Cụ thể, năng suất xã Long Thuận (huyện Thủ Thừa) có năng suất thấp nhất 5,6 tấn/ha, cao nhất là xã Hòa Phú (huyện Châu Thành) và hai xã Mỹ Phú, Vĩnh Cơng có năng suất gần tương đương nhau lần lượt là 5,79 tấn/ha, 5,96 tấn/ha. Đất nếp 2 vụ ở xã Long Thuận chủ yếu là đất phèn nhẹ nên không thuận lợi như đất đai của vùng nếp xã Hịa Phú. Vì thế năng suất giữa xã Long Thuận và Hịa Phú có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
Bảng 4.19: Năng suất, chi phí và lợi nhuận sản xuất nếp của bốn xã Mỹ Phú, Long Thuận, Hòa Phú và Vĩnh Cơng
Khoảng mục Năng suất (tấn/ha) Chi phí (triệu đồng/ha) Lợi nhuận (triệu đồng/ha) Mỹ Phú 5,79 ab 13,74 18,24 ab Long Thuận 5,60 b 14,00 17,15 b Hòa Phú 6,14 a 13,44 21,54 a Vĩnh Công 5,96 ab 13,64 19,00 ab F 3,15 0,10 1,93 Mức ý nghĩa 0,03 0,10 0,13
Nguồn: Số liệu điều tra 120 hộ huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, 2012
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chử theo sau giống nhau thì khơng khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan
Chi phí tiền mặt của bốn xã không khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trung bình chi phí sản xuất nếp nơng dân xã Vĩnh Công đầu tư khoảng 13,64 triệu đồng/ha/vụ, xã Hòa Phú đầu tư 13,44 triệu đồng/ha/vụ, xã Long Thuận đầu tư 14 triệu đồng/ha/vụ và xã Mỹ Phú đầu tư 13,74 triệu đồng/ha/vụ. Nhìn chung, chi phí đầu tư vào sản xuất của nông dân bốn xã gần bằng nhau nhưng cao nhất là xã Long Thuận (14 triệu đồng/ha) thấp nhất là xã Hòa Phú (13,44 triệu đồng/ha/vụ).
Lợi nhuận trung bình/ha/vụ từ mơ hình nếp xã Mỹ phú là 18,24 triệu đồng, xã Long Thuận là 17,15 triệu đồng, xã Hòa Phú là 21,54 triệu đồng và xã Vĩnh Cơng là 19 triệu. Trong đó, lợi nhuận trung bình cao nhất là xã Hồ Phú (21,54 triệu đồng) và thấp nhất là xã Long Thuận (17,15 triệu đồng). Kết quả phân tích cho thấy, lợi nhuận trung bình/ha/vụ của hai xã Long Thuận và Hịa Phú có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này có thể giải thích, do mơ hình nếp của nơng dân bốn xã có chi phí
gần tương đương nhau nhưng năng suất lại có sự khác biệt giữa xã Long Thuận và Hòa Phú nên lợi nhuận trung bình/ha/vụ bị ảnh hưởng
4.5 PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ GIẢI PHÁP TRONG SẢN XUẤT NẾP LONG AN
4.5.1 Phân tích SWOT trong mơ hình chun canh nếp
4.5.1.1 Yếu tố bên ngoài
Cơ hội
Được sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền địa phương về cơng tác thủy lợi, vốn vay, giống và có nhiều chính sách khuyến khích nơng hộ tham gia sản xuất nhằm xây dựng và phát huy thương hiệu nếp địa phương.
Công tác khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật ngày càng được quan tâm. Với sự kết hợp của khuyến nơng và các ban ngành đồn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên cùng với sự quan tâm giúp đở của trạm BVTV, các công ty thuốc BVTV đã triển khai tập huấn kỹ thuật gieo sạ đầu vụ, khử lẫn và đánh giá giống lúa. Tổ chức hội thảo sử dụng phân bón, thuốc BVTV, quy trình phịng ngừa sâu bệnh được 21 cuộc, trên 588 lượt nông dân tham dự.
Sự gắn kết với các Viện Trường, các cơ quan khoa học tương đối tốt, thúc đẩy cho sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Thách thức
Thị trường tiêu thụ nếp biến động thất thường và giá cả thấp, lúc thu hoạch đồng loạt dễ bị thương lái ép giá.
Giá vật tư nông nghiệp luôn biến động tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất.
Các giống nếp dễ bị nhiễm sâu bệnh mạnh.
4.5.1.2 Yếu tố bên trong
Điểm mạnh
Khí hậu, thời tiết vùng nhiệt đới gió mùa thích hợp cho phát triển nông nghiệp.
Gieo sạ đồng loạt và cùng một loại giống trên diện tích rộng.
Lực lượng lao động dồi dào, chiếm gần 52% dân số là nhân tố rất thuận lợi để thực hiện cơng nghiệp hóa nơng nghiệp và phát triển nơng thơn mới.
Nơng dân có kinh nghiệm và kỹ thuật trồng nếp trung bình khoảng 12 năm nên năng suất cao.
Ứng dụng cơ giới hóa tốt trong q trình sản xuất. Điểm yếu
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và lao động có tay nghề chưa cao, còn thiếu so với yêu cầu phát triển.
Bị ảnh hưởng mặn vào vụ Hè Thu nên lệ thuộc vào nước mưa gây nhiều bất lợi cho sản xuất.
Hộ nơng dân vẫn cịn sản xuất nhỏ lẻ manh mún, hiệu quả kinh tế chưa cao, liên kết sản xuất còn lỏng lẻo.
Thâm canh ảnh hưởng đến chất lượng đất như làm giảm chất dinh dưỡng, tích lũy độc tố trong đất.
Bảng 4.20: Tóm tắt phân tích SWOT mơ hình sản xuất nếp
4.5.2 Đề xuất giải pháp phù hợp trong sản xuất nếp
Trong nông nghiệp, sản xuất nếp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, có những yếu tố phụ thuộc vào người sản xuất, có những yếu tố khơng phụ thuộc vào người sản xuất như điều kiện thời tiết khí hậu và đất đai, có những yếu tố tác động tích cực, có
SWOT
(Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)
Phân tích bên trong
(S) Điểm mạnh (W) Điểm yếu
- Khí hậu, thời tiết thuận lợi cho thâm canh.
- Gieo sạ đồng loạt và cùng một loại giống - Lực lượng lao động dồi dào.
- Nơng dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nếp. - Ứng dụng cơ giới tốt trong quá trình sản xuất. - Bị ảnh hưởng mặn vào vụ Hè Thu - Đội ngủ cán bộ kỹ thuật, cán
bộ quản lý có trình độ chưa cao. - Hộ nông dân sản xuất manh mún, liên kết còn lỏng lẻo, hiệu quả kinh tế chưa cao.
- Giống đang có xu hướng bị thối hóa P h â n t íc h b ên n g o à i
(O) Cơ hội O + S O + W
- Được sự quan tâm hỗ trợ
của chính quyền địa phương về nhiều mặt.
- Cơng tác khuyến nông chuyển giao KHKT ngày
càng được quan tâm.
- Sự gắn kết với các viện
trường, các cơ quan khoa
học tương đối tốt, thúc đẩy cho sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
- Phát huy những lợi thế của địa phương
đồng thời tận dụng
những thế mạnh hiện có của nông hộ vào sản xuất nông nghiệp, kết hợp đầu tư thâm canh nhằm tăng nhanh năng suất,
nâng cao chất lượng nông sản, hạ giá thành sản xuất góp phần tăng thu nhập cho nông hộ và phát huy hiệu quả mơ hình chuyên canh nếp.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp nhất là cơng trình thủy lợi, đồng thời phát triển nông nghiệp theo
hướng bền vững, góp phần bảo
vệ mơi trường sinh thái.
- Tăng cường tập huấn kỹ thuật
canh tác, thử nghiệm mô hình
đồng thời nghiên cứu và chuyển
giao những tiến bộ kỹ thuật mới. - Khuyến khích thành lập hợp tác và HTX, phát triển các liên kết, kinh tế trang trại, hình thành các Hội và Hiệp hội phát triển chuyên ngành
(T) Thách thức T + S T + W
- Thị trường tiêu thụ nếp biến động thất thường và giá cả thấp.
- Giá vật tư nông nghiệp luôn biến động tăng cao. - Các giống nếp dễ bị nhiễm sâu bệnh mạnh
- Liên kết doanh nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm.
- Bón phân cân đối
và thực hiện 3 giảm 3
tăng, 1 phải 5 giảm.
- Theo dõi dự báo, bố trí lịch thời vụ thích hợp. - Cải tạo đất - Sử dụng giống nếp chất lượng cao. - Nhà nước cần hỗ trợ vốn để sản xuất.
yếu tố tác động tiêu cực, có những yếu tố tác động lẫn nhau, nhưng tất cả đều có tác động đến năng suất theo hai hướng có lợi hoặc bất lợi. Từ kết quả phân tích SWOT để góp phần nâng cao hiệu quả mơ hình sản xuất nếp của các nơng hộ trên địa bàn nghiên cứu ta có thể thực hiện một số giải pháp sau:
4.5.2.1 Đối với nhà nước
Nhà nước nên tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân, đặc biệt là những vùng sản xuất lúa và nếp chất lượng cao thông qua các chủ trương, chính sách hợp lý, cụ thể tạo điều kiện tối đa cho nơng dân có thể tiếp xúc với nguồn vốn vay phục vụ cho phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, thực hiện các gói kích cầu khi cần thiết, quan tâm, đẩy mạnh, tăng cường liên kết bốn nhà để thật sự tạo ra thế mạnh liên kết, khai thác hết được tiềm năng của nền nông nghiệp nước nhà và đặc biệt là để cụ thể hóa chương trình hành động của Chính phủ về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngủ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cơ cấu lại lao động nông nghiệp nông thôn cũng như chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động chính quyền cơ sở trong sản xuất nơng nghiệp.
Khuyến khích và hỗ trợ thành lập hợp tác và hợp tác xã, phát triển các liên kết, kinh tế trang trại, liên doanh giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế và hình thành các Hội, Hiệp hội phát triển chuyên ngành, chuyên cây, con. Đồng thời, tổ chức tốt công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại đẩy mạnh hợp tác trong sản xuất từ thấp đến cao.
Huy động nguồn lực từ trong nhân dân kết hợp vốn vay ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: hoàn chỉnh thủy lợi nội đồng, củng cố và phát triển hệ thống đê bao, hồn chỉnh hệ thống điện và giao thơng nơng thôn.
4.5.2.2 Đối với nông hộ
Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất nông nghiệp kết hợp đầu tư thâm canh nhằm tăng nhanh năng suất, nâng cao chất lượng nông sản, hạ giá thành sản xuất. Trên cơ sở đó, làm tăng tính hấp dẫn nơng sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ, góp phần tăng thu nhập cho nơng hộ và hiệu quả mơ hình chun canh nếp tại địa phương.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất nếp nông dân cần lựa chọn các giống thích hợp với điều kiện ngoại cảnh của từng vùng, cho năng suất cao, chất lượng tốt, sản xuất ổn định trong nhiều năm có khả năng làm hàng hóa xuất khẩu để mở rộng sản xuất.
Cần chú trọng nâng cao trình độ sản xuất, tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới, để áp dụng hiệu quả vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và lợi nhuận đồng thời đảm bảo tính bền vững của mơ hình.
Tham gia các tổ Hợp tác sản xuất và HTX để tránh tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún từ đó tạo thế mạnh liên kết từ khâu đầu vào cho đến khâu đầu ra, các nơng hộ nâng cao được tính linh hoạt và hiệu quả trong sản xuất. Đặt biệt, nông hộ chủ động và linh hoạt nhiều hơn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, tạo lập liên kết giữa các nông hộ nhằm tránh tình trạng bị ép giá, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các công ty nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và khẳng định được thương hiệu địa phương.
4.5.2.3 Đối với doanh nghiệp
Cung cấp những dự báo về thị trường và giá cả nông sản để nông dân lựa chọn, điều chỉnh cơ cấu cây trồng một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Xây dựng và mở rộng các trung tâm thương mại để tăng cường khả năng giao lưu hàng hóa, gắn sản xuất nơng sản với cơng nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Đồng thời, tiến hành ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa người sản xuất với các cơ sở chế biến nông sản để đảm bảo sản xuất ổn định lâu dài.
Các công ty, doanh nghiệp nên quan tâm đến những tiềm năng sẵn có của mơ hình từ đó tạo những điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất từ khâu đầu vào cho đến khâu đầu ra đều đạt hiệu quả cao, tạo dựng mối liên kết chặt chẽ cùng có lợi giữa hai bên.
4.5.2.4 Đối với nhà khoa học
Các nhà khoa học cần đánh giá, đúc kết kinh nghiệm từ kết quả thực hiện các chương trình dự án, mơ hình chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Trên cơ sở đó, triển khai nhân rộng những tiến bộ về giống, các mơ hình sản xuất, các biện pháp canh tác phù hợp tại địa phương, cho hiệu quả kinh tế - xã hội và mơi trường cao, có tính ổn định và bền vững cho nơng dân.
Tăng cường nghiên cứu và chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật phục vụ cho mơ hình sản xuất nếp để người dân có thể ứng dụng hiệu quả vào sản xuất đồng thời xem xét định hướng và đề xuất các giải pháp về mặt kinh tế, xã hội có tác động đến mơ hình sản xuất nhằm khắc phục những hạn chế, nâng cao thu nhập và mở rộng sản xuất