ĐẶC TÍNH NƠNG HỌC

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chọn giống lúa ngắn ngày năng suất cao cho vùng phù sa ngập lũ tại tỉnh an giang vụ đông xuân 2012 – 2013 (Trang 31 - 33)

2.4.1 Thời gian sinh trưởng

Đời sống cây lúa bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi lúa chín. Vịng đời cây lúa được chia ra làm ba giai đoạn chính: Giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn sinh sản và giai đoạn chín. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa khác nhau chủ yếu là do giai đoạn tăng trưởng. Thường các giống lúa rất ngắn ngày và ngắn ngày có giai đoạn tăng trưởng ngắn và thời điểm phân hố địng có thể xảy ra trước hoặc ngay khi cây lúa đạt được chồi tối đa. Ngược lại, các giống lúa dài ngày (trên 4 tháng) thường đạt được chồi tối đa trước khi phân hố địng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Nếu thời gian sinh trưởng quá ngắn thì thường năng suất thấp vì lúa trổ sớm, khi các bộ phận thực vật của cây chưa phát triển hồn tồn để ni hoa làm cho hạt lép nhiều và năng suất không cao (Trần Ngọc chủng, 2010); những giống có thời gian sinh trưởng quá dài cũng không cho năng suất cao vì dinh dưỡng dư có thể gây đổ ngã (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Tương tự thời gian trổ cũng ảnh hưởng đến năng

Quan sát sơ khởi

(100 – 200 dòng)

So sánh năng suất

(10 – 20 giống) Trắc nghiệm năng suất hậu kỳ

(30 – 50 giống/dòng) Vật liệu khởi đầu

Chọn giống phổ biến ( 01 – 02 giống)

suất, nếu các giống lúa trổ nhanh sẽ tránh tổn hại về gió, mưa .v.v… giảm được tỷ lệ hạt lép (Trần Ngọc chủng, 2010).

2.4.2 Chiều cao cây

Chiều cao cây được tính từ gốc đến mút lá hoặc bơng cao nhất. Đặc tính hình thái quan trọng nhất của cây lúa lý tưởng là 3 lá trên cùng ngắn, dày và thẳng đứng kết hợp với thân thấp (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Nguyễn Thị Ngọc Diễm (2008) trích dẫn từ Ichil và ctv., (1998) cho rằng hệ số di truyền có tính trạng chiều cao cây rất cao nên việc chọn theo tính trạng này là rất cần thiết.

2.4.3 Chiều dài bông lúa

Sự sinh trưởng và phát triển của bơng bắt đầu với sự phân hố cổ gié và chấm dứt lúc hạt phấn trưởng thành hoàn tồn, sự phát triển của bơng thay đổi theo giống và thời tiết (Yoshida, 1981). Theo Vũ Văn Liết (2004) giống có bơng dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, trọng lượng 1000 hạt cao thì sẽ cho năng suất cao.

2.4.4 Số chồi

Số chồi hình thành bơng (chồi hữu hiệu) thấp hơn so với chồi tối đa và ổn định bởi 10 ngày trước khi đạt được số chồi tối đa. Các chồi ra sau đó thường sẽ tự rụi đi khơng cho bơng được do chồi nhỏ yếu không đủ khả năng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với các chồi khác gọi là chồi vô hiệu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Theo Yoshida (1981) về mặt lý thuyết ở điều kiện đặc biệt, một cây lúa có thể mọc ra 40 chồi. Tuy nhiên, trong thực tế tất cả những mầm chồi không nhất thiết phát triển thành chồi. Các yếu tố như khoảng cách trồng, ánh sáng, nguồn dinh dưỡng và điều kiện môi trường, kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến sự nảy chồi. Ở cây lúa, khoảng từ 10 chồi đến 30 chồi có được sinh ra trong khoảng cách trồng hợp lý nhưng chỉ từ 2 chồi đến 5 chồi được hình thành trong lúc sạ thẳng. Những giống đâm chồi mạnh thích hợp cho canh tác lúa cấy vì có khả năng cho năng suất tối đa. Tùy vào khả năng đẻ nhánh của mỗi giống để quyết định mật độ gieo trồng thích hợp, đảm bảo được số bơng/m2.

2.4.5 Đặc tính đổ ngã

Thân rạ thấp và cứng là hai yếu tố quyết định đến tính kháng đổ ngã, tỷ lệ hạt và rơm, tính cảm ứng với phân đạm là tiềm năng cho năng suất cao. Theo Vũ Anh Pháp và ctv., (2011) chiều cao cây lúa thấp hơn 100 cm thì những giống có chiều dài lóng ngắn, đặc biệt là giống thứ 3 và thứ 4 ngắn, chiều dài tế bào ngắn, độ cứng thân lớn sẽ giúp cho cây chống chịu đổ ngã tốt hơn. Thân rạ cao ốm, yếu, dễ đổ ngã sớm làm rối nùi bộ lá, tăng hiện tượng bóng rợp, cản trở sự chuyển vị của các dưỡng liệu và các chất quang hợp làm hạt bị lép dẫn đến giảm năng suất. Theo Nguyễn Thành Hối (2012) trích dẫn từ Yoshida (1981), những giống cao cây có momen cong lớn hơn

giống thấp cây, giống lúa có chiều cao thân cao hơn và momen cong càng lớn thì càng dễ đổ ngã.

Sự đổ ngã càng sớm, lúa bị thiệt hại càng nhiều và năng suất càng giảm. Theo Trần Ngọc Chủng (2010) trích dẫn từ Bùi Huy Đáp (1967), sự đổ ngã xảy ra ở thời kỳ sau trổ đưa đến tình trạng hạt lép, lửng có thể làm giảm năng suất từ 50% đến 75%.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chọn giống lúa ngắn ngày năng suất cao cho vùng phù sa ngập lũ tại tỉnh an giang vụ đông xuân 2012 – 2013 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)