3.2 .5Phương pháp tính các thành phần năng suất và năng suất
3.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Phân tích phương sai - ANOVA thơng qua phép thử F và Duncan để so sánh các số liệu trung bình của các nghiệm thức (giống lúa).
Sử dụng phần mềm IRRISTAT để phân tích thống kê số liệu thí nghiệm.
Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản (Microsoft Excel, Microsoft Word) để xử lý số liệu thô, viết bài, chèn hình, bảng trong bài viết.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 TÌNH HÌNH CHUNG
Thí nghiệm được tiến hành từ cuối tháng 11/2012 đến đầu tháng 03/2013 vào vụ Đông Xuân 2012 – 2013. Trong suốt q trình thí nghiệm điều kiện đất đai tương đối thuận lợi, tuy nguồn nước cung cấp cho lúa phát triển đầy đủ nhưng đa phần nguồn nước đó lấy từ nước giếng cho nên cũng ảnh hưởng phần nào đến năng suất lúa của các giống thí nghiệm. Ngồi ra, điều kiện khí tượng và thủy văn trong thời gian thí nghiệm cũng diễn biến rất tốt.
Trong suốt q trình thí nghiệm thấy xuất hiện nhiều loại sâu bệnh: ruồi đục lá có xuất hiện vào khoảng 30 NSKC nhưng được kiểm soát kịp thời nên không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của cây lúa, sự xuất hiện của rầy nâu trong nhiều giai đoạn phát triển của cây lúa dẫn đến năng suất lúa cũng bị ảnh hưởng bởi sự gây hại của rầy nâu; bệnh đạo ôn và bệnh cháy bìa lá có xuất hiện trên các giống lúa nhưng do các giống lúa thí nghiệm có tính kháng nên những bệnh này không ảnh hưởng đáng kể đến năng suất.
Sau khi cấy, trên ruộng vẫn còn xuất hiện ốc bươu vàng do phát hiện sớm và sử dụng thuốc đúng lúc nên ốc bươu vàng khơng gây hại gì nhiều đến quá trình phát triển của cây lúa trong thời gian đầu; bên cạnh, cỏ dại vẫn có xuất hiện nhưng ít nên dùng phương pháp thủ công là đã tiêu diệt được và tăng độ thuần của giống.
4.2 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.2.1 Đặc tính nơng học 4.2.1 Đặc tính nơng học
4.2.1.1 Thời gian sinh trưởng
Các giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau chủ yếu là do dài ngắn ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng; bên cạnh đó, thời gian sinh trưởng của các giống lúa còn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật thâm canh, tưới tiêu cũng như điều kiện sâu bệnh (Đinh Văn Lữ, 1978; Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997), vào vùng và mùa vụ (Yoshida, 1981).
Điều kiện thời tiết vụ Đông Xuân thuận lợi cho sản xuất lúa nên các giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng biến động ít (Bảng 4.1) từ 93 ngày đến 99 ngày, thời gian sinh trưởng trung bình của các giống lúa thí nghiệm là 96 ngày. Qua sự theo dõi trên từng giống lúa thí nghiệm, những giống lúa OM6003, OM10000 và OM10383 có thời gian sinh trưởng cao nhất (99 ngày), giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng thấp nhất là OM9584, OM9595, OM10174, OM10179 và GKG9 (93 ngày). Những giống lúa OM3673, OM10252 và OM10373 có thời gian sinh trưởng
bằng với giống đối chứng OMCS2000 (98 ngày) và nhìn chung các giống lúa có thời gian sinh trưởng khơng chênh lệch nhiều so với giống lúa đối chứng. Những giống lúa thí nghiệm có thể được xếp vào bộ giống ngắn ngày (90 – 100 ngày) và năng suất cũng tương đối cao (> 5,5 tấn/ha); tuy nhiên, đối với 20 giống lúa thí nghiệm này sự phân chia dựa vào thời gian sinh trưởng như trên chỉ có tính chất tương đối. Vì trong điều kiện thời tiết, địa hình, chế độ dinh dưỡng khác nhau nên các giống lúa sẽ có thời gian sinh trưởng thay đổi.
Thí nghiệm đã cho thấy được là những giống thí nghiệm có thời gian sinh trưởng phù hợp điều kiện canh tác, xu hướng ưa chuộng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, nhu cầu hiện tại ở vùng ĐBSCL (nhu cầu giống lúa ngắn ngày, tăng vụ tăng năng suất, né lũ tránh sâu bệnh,…).
4.2.1.2 Chiều dài bông
Chiều dài bông lúa và mật độ đóng hạt phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống, điều kiện canh tác, chăm sóc và thời tiết (Vũ Văn Liết, 2004; Vũ Thị Thu Thủy, 2009). Và chiều dài bơng cũng góp phần gia tăng năng suất (Vũ Văn Liết, 2004).
Qua kết quả thí nghiệm (Bảng 4.1) cho thấy, những giống lúa thí nghiệm có chiều dài bơng biến động từ 19 cm đến 22 cm, chiều dài bơng trung bình của các giống lúa thí nghiệm là 20,5 cm. Chiều dài bơng của các giống lúa thí nghiệm khác biệt rất ý nghĩa. Sau q trình phân tích chiều dài bơng trên từng giống lúa thí nghiệm, thấy có hai giống lúa OM8017 và OM10383 có chiều dài lớn nhất (22 cm) và giống lúa có chiều dài bơng thấp nhất là GKG8 và GKG15 (19 cm). Giống lúa đối chứng OMCS2000 có chiều dài bơng bằng 20,7 cm gần với giá trị trung bình của các giống lúa nên khoảng chênh lệch giữa giống lúa đối chứng với các giống lúa khác không nhiều. Theo mức độ khác biệt ý nghĩa thống kê thì giống lúa đối chứng khơng khác biệt với các giống lúa thí nghiệm khác.
Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng, chiều dài bông, số lá xanh/bụi và đặc tính đổ ngã của 20 giống lúa thí nghiệm vào vụ Đông Xuân 2012 – 2013
Ghi chú: ĐC: Đối chứng
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan, ** khác biệt rất ý nghĩa thống kê ở mức 1%, * khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
4.2.1.3 Số lá xanh/bụi
Lá là bộ phận quan trọng giúp cây quang hợp, tích lũy chất hữu cơ trong suốt quá trình sinh trưởng. Càng về cuối các chất dữ trữ ở lá càng được chuyển về hạt nên số lá trên cây rụi dần. Vì thế đối với những giống duy trì được số lá xanh càng lâu càng có lợi cho việc nâng cao năng suất hạt (Võ Tòng Xuân, 1986).
TT Tên giống Thời gian
sinh trưởng (ngày) Chiều dài bông (cm) Số lá xanh/bụi (lá/bụi) Đổ ngã (cấp) 1 OM3673 98 20,0 b-e 8 ab 3 2 OM6003 99 21,3 a-c 3 c-f 0
3 OM6327 96 20,7 a-e 6 a-e 0
4 OM7341 94 21,7 ab 2 ef 9
5 OM7344 96 21,0 a-d 5 a-f 0
6 OM8017 96 22,0 a 5 a-f 9
7 OM8370 95 19,3 e 5 a-f 0
8 OM9584 93 19,7 de 4 b-f 5
9 OM9595 93 19,7 de 2 f 9
10 OM10000 99 20,3 b-e 2 d-f 0
11 OM10097 96 20,7 a-e 6 a-f 7
12 OM10174 93 20,3 b-e 5 b-f 5
13 OM10179 93 21,3 a-c 3 b-f 9
14 OM10252 98 20,7 a-e 5 b-f 0
15 OM10373 98 19,3 e 7 a-d 0
16 OM10383 99 22,0 a 10 a 0
17 OMCS2000 (ĐC) 98 20,7 a-e 7 a-c 0
18 GKG8 96 19,0 e 7 a-c 0 19 GKG9 93 20,7 a-e 3 b-f 5 20 GKG15 97 19,0 e 7 ab 3 Trung bình 96 20,5 5 4 CV (%) 4,1 53,2 F ** *
Đây là chỉ tiêu được ghi nhận vào giai đoạn chín nhằm biết được khả năng quang hợp của lá lúa xanh tạo nguồn dưỡng chất cung cấp cho quá trình tạo hạt chắc của cây lúa để từ đó đánh giá được khả năng ảnh hưởng của số lá xanh/bụi đến năng suất của giống lúa. Qua bảng 4.1, cho thấy số lá xanh/bụi của các giống thí nghiệm dao động từ 2 lá xanh/bụi đến 10 lá xanh/bụi, số lá xanh/bụi trung bình của các giống lúa thí nghiệm là 5 lá xanh/bụi. Số lá xanh/bụi của các giống lúa có sự khác biệt ý nghĩa. Những giống lúa OM10373, GKG8 và GKG15 có số lá xanh/bụi tương đương với giống lúa đối chứng OMCS2000 là 7 lá xanh/bụi. Giống lúa OM10383 có số lá xanh/bụi cao nhất (10 lá xanh/bụi); giống lúa có số lá xanh/bụi thấp nhất là OM7341, OM9595 và OM10000 (2 lá xanh/bụi) và thấp hơn giống lúa đối chứng OMCS2000 (7 lá xanh/bụi) ở mức ý nghĩa 5%; các giống lúa cịn lại khơng khác biệt so với giống lúa đối chứng.
4.2.1.4 Đặc tính đổ ngã của cây lúa
Theo Nguyễn Thành Hối và ctv., (2012) đổ ngã là một trong những yếu tố giới hạn năng suất, làm q trình vận chuyển chất khơ bị trở ngại, bơng lúa bị dìm trong nước, thối hư và gây khó khăn cho thu hoạch. Đổ ngã là yếu tố cũng rất đáng quan tâm để góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất lúa.
Qua quá trình quan sát và đánh giá (Bảng 4.1), nhận thấy rằng điều kiện thời tiết trong suốt q trình thí nghiệm rất thuận lợi, khơng có mưa gió thất thường, lốc xoáy nên yếu tố về thời tiết không ảnh hưởng đáng kể đến tính đổ ngã của các giống lúa cho nên đa số các giống lúa thí nghiệm ít đổ ngã chỉ có một số giống lúa yếu rạ và dễ đổ ngã như OM7341, OM8017 và OM10179 (cấp 9), OM9595 (cấp 8), OM10097 (cấp 7). Tuy nhiên, những giống này có diện tích đổ ngã cao nhưng thời điểm đổ ngã của các giống này là khi đã chín từ 30% trở lên nên không ảnh hưởng đến năng suất nhiều, chỉ trừ giống OM7341 do đổ ngã quá sớm (lúc chuẩn bị vào chắc) làm năng suất giảm đáng kể so với các giống khác và chỉ đạt 4,8 tấn/ha. Cịn những giống khơng đổ ngã (OM6003, OM6327, OM7344, OM8370, OM10000, OM10252, OM10373, OM10383, OMCS2000 và GKG8) thì góp phần nâng cao năng suất và năng suất đã đạt từ 5,2 tấn/ha đến 6,8 tấn/ha (Bảng 4.6).
4.2.1.5 Chiều cao cây
Cây lúa cao từ 90 cm đến 100 cm được xem là lý tưởng về năng suất (Lê Xuân Thái, 2003). Chiều cao là một đặc tính di truyền của giống, cây cao sẽ dễ bị đổ ngã, sễ che rợp nhau, không tăng mật độ (Nguyễn Đình Huy, 2011) nhưng cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường và kỹ thuật canh tác (điều kiện dinh dưỡng và mặt nước ruộng). Qua quá trình quan sát, theo dõi các giống lúa thí nghiệm cho thấy chiều cao cây của các giống lúa tăng dần theo thời gian và đạt tối đa vào thời điểm thu hoạch, tuy nhiên ở mỗi giai đoạn thì có tốc độ tăng chiều cao khác nhau (Bảng 4.2).
Trong đó, giai đoạn từ 20 NSKC đến 40 NSKC có chiều cao cây trung bình của những giống lúa thí nghiệm tăng cao nhất (32,2 cm); giai đoạn từ khi trổ đến lúc thu hoạch do cây lúa tập trung nuôi hạt là chủ yếu nên chiều cao cây trung bình của những giống lúa thí nghiệm tăng rất thấp (3,3 cm).
Giai đoạn đến 20 NSCK: lúc này cây lúa đã phục hồi để phát triển (rễ đã phát triển, đã bắt đầu đẻ nhánh,…); tuy nhiên, giai đoạn này cây lúa tập trung phát triển lá, rễ, đẻ nhánh nên vấn đề vươn lóng tăng rất chậm. Chiều cao cây lúa biến động từ 50,7 cm đến 60,3 cm, chiều cao cây trung bình của các giống lúa thí nghiệm là 56,2 cm. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm có sự khác biệt rất ý nghĩa. Giống lúa đối chứng OMCS2000 có chiều cao cây là 60,3 cm và là giống có chiều cao cây cao nhất, giống lúa OM10000 có chiều cao cây thấp nhất (50,7 cm). Các giống OM7344 (51,7 cm), OM9595 (52,7 cm), OM10000 (50,7 cm), OM10252 (54 cm) và GKG15 (53,7 cm) thấp hơn giống lúa đối chứng ở mức ý nghĩa 5% và các giống lúa còn lại có chiều cao cây khơng khác biệt so với giống lúa đối chứng.
Giai đoạn đến 40 NSKC: lúc này cây lúa phát triển mạnh (chiều cao tăng nhanh, cây lúa nhảy chồi và vươn lóng mạnh). Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm biến động từ 80 cm đến 96,7 cm, chiều cao cây trung bình của các giống lúa thí nghiệm là 88,5 cm. Các giống lúa thí nghiệm có chiều cao cây khác biệt rất ý nghĩa. Kết quả quan sát và đo đạc trên từng giống lúa thí nghiệm cho thấy, giống lúa OM10097 có chiều cao cây cao nhất (96,7 cm) và giống lúa OM7344 có chiều cao cây thấp nhất (80 cm). Thời điểm này thì chiều cao giống lúa đối chứng OMCS2000 là 94,3 cm gần tương đương với giống lúa có chiều cao cây cao nhất. Những giống như OM3673, OM6327, OM7341, OM7344, OM9584, OM9595, OM10000, OM10179, OM10252, OM10373 và GKG8 và GKG9 có chiều cao cây thấp hơn giống lúa đối chứng ở mức ý nghĩa 5% và chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm cịn lại khơng khác biệt so với giống lúa đối chứng.
Giai đoạn trổ: giai đoạn này cây lúa vẫn còn tiếp tục tăng chiều cao cây nhưng với tốc độ chậm và ngày càng ổn định về chiều cao cây. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm biến động từ 89 cm đến 107,3 cm, chiều cao cây trung bình của các giống lúa thí nghiệm là 97,1 cm. Sau khi phân tích chiều cao cây trên từng giống lúa thí nghiệm cho thấy, chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm khác biệt rất ý nghĩa. Giai đoạn này giống lúa OM8017 có chiều cao cây cao nhất (107,3 cm), giống lúa OM7344 có chiều cao cây thấp nhất (89 cm). Chiều cao cây của giống lúa OM10179 tương đối bằng với giống lúa đối chứng OMCS2000 là 99,3 cm. Những giống lúa OM6327 (91 cm) và OM7344 (89 cm) có chiều cao cây thấp hơn giống lúa đối chứng ở mức ý nghĩa 5%; bên cạnh đó có 1 giống lúa là OM8017 (107,3 cm) có chiều cao cây cao hơn giống lúa đối chứng ở mức ý nghĩa 5% và chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm cịn lại không khác biệt so với giống đối chứng.
Thời điểm thu hoạch: lúc này cây lúa đã đạt chiều cao tối đa. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm biến động từ 92,7 cm đến 113 cm, chiều cao cây trung bình của các giống lúa thí nghiệm là 100,4 cm. Chiều cao cây của các giống lúa có sự khác biệt rất ý nghĩa. Giống lúa OM8370 có chiều cao cây cao nhất (113 cm), kế tiếp là OM8017 (106 cm), giống lúa OM7344 và OM9584 có chiều cao cây thấp nhất (92,7 cm). Thời điểm này giống lúa OM10252 có chiều cao tương đối bằng với giống lúa đối chứng OMCS2000 là 104,7 cm. Những giống lúa gồm OM3673, OM6327, OM7344, OM9584, OM10179, OM10383, GKG9 và GKG15 có chiều cao cây thấp hơn giống lúa đối chứng ở mức ý nghĩa 5%; có 1 giống lúa là OM8370 (113 cm) có chiều cao cây cao hơn giống lúa đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm cịn lại khơng khác biệt so với giống lúa đối chứng.
Nhìn chung, chiều cao cây qua các giai đoạn điều tăng rõ rệt và đạt tối đa vào thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên, quá trình tăng chiều cao đa số của các giống lúa thí nghiệm lại khơng ổn định, chỉ có được vài giống có chiều cao tăng tương đối ổn định như giống OM8370, OM8017 đạt chiều cao cây đứng thứ 1, 2, 3 trong suốt 4 thời điểm quan sát và theo dõi; ngồi ra cịn có OM7344 có chiều cao thấp nhất trong suốt q trình quan sát và theo dõi. Các giống lúa thí nghiệm có chiều cao tối đa biến động từ 92,7 cm đến 113 cm, đây có thể nói là nhóm giống lúa có chiều cao cây trung bình và là điều kiện hạn chế đỗ ngã của các giống lúa thí nghiệm từ đó góp phần năng cao năng suất của giống lúa. Kết quả về chiều cao cây của bộ giống thí nghiệm đã ghi nhận được thì phù hợp cho việc sử dụng cơ giới hóa khi thu hoạch và xu hướng chọn giống lúa thấp cây, cứng rạ hiện nay.
Bảng 4.2: Diễn biến chiều cao cây lúa của 20 giống lúa thí nghiệm vào vụ Đơng Xn 2012 – 2013
TT Tên giống 20 NSKC 40 NSKC Trổ Thu hoạch
1 OM3673 56,3 a-f 86,3 e 92,3 e-g 98,0 d-h
2 OM6003 57,7 a-e 92,3 a-d 98,7 b-f 103,0 b-e
3 OM6327 56,0 a-f 86,3 e 91,0 fg 96,3 f-h
4 OM7341 54,3 a-f 86,0 e 98,7 b-f 102,3 b-f
5 OM7344 51,7 ef 80,0 f 89,0 g 92,7 h
6 OM8017 59,7 a-c 93,0 a-c 107,3 a 106,0 b
7 OM8370 60,0 ab 92,7 a-c 106,0 ab 113,0 a
8 OM9584 56,7 a-f 84,3 ef 92,0 e-g 92,7 h
9 OM9595 52,7 d-f 86,7 e 101,7 a-c 103,7 b-d
10 OM10000 50,7 f 88,7 c-e 93,0 d-g 99,7 c-g
11 OM10097 58,3 a-d 96,7 a 102,3 a-c 103,0 b-e
12 OM10174 58,3 a-d 90,0 b-e 100,3 a-d 99,3 c-g
13 OM10179 56,0 a-f 85,0 ef 99,0 b-e 98,0 d-h