PHẨM CHẤT GẠO

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chọn giống lúa ngắn ngày năng suất cao cho vùng phù sa ngập lũ tại tỉnh an giang vụ đông xuân 2012 – 2013 (Trang 39)

Phẩm chất hạt gạo có tính chất quan trọng quyết định đến tính hiệu quả kinh tế. Trong xu hướng cạnh tranh của kinh tế thị trường, chất lượng gạo là một trong những yếu tố quan trọng nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu. Phẩm chất hạt gạo được quyết định bởi nhiều yếu tố như: giống, môi trường sản xuất, hệ thống thu hoạch, sau thu hoạch và chế biến. Phẩm chất gạo trên thị trường còn phụ thuộc nhiều vào thị hiếu của từng vùng, từng quốc gia. Nhìn chung, hạt gạo thon dài, trong suốt có hàm lượng amylose trung bình là thị hiếu chung của người tiêu dùng (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).

2.7.1 Tỷ lệ xay chà

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), tỷ lệ xay chà gồm: Tỷ lệ gạo lức, tỷ lệ gạo trắng và tỷ lệ gạo nguyên. Tỷ lệ xay chà phụ thuộc vào máy móc, phương pháp xay chà và phụ thuộc vào giống. Theo Khush (1979), tỷ lệ vỏ trấu trung bình của các giống lúa từ 20% đến 22%, có thể biến động từ 18% đến 26%, cám và phôi hạt chiếm từ 8% đến 10%. Do đó tỷ lệ gạo trắng thường khoảng 70%, tỷ lệ gạo nguyên khoảng 50%. Tuy nhiên tỷ lệ gạo nguyên biến động rất lớn, đây là tính trạng di truyền và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường, đặc biệt là trong suốt thời kì hạt chín, kéo dài đến sau thu hoạch. Theo Trần Văn Đạt (2005), độ ẩm lý tưởng để xay chà lúa là 14%, nếu hạt có độ ẩm cao hơn sẽ cho nhiều bột gạo, nếu có độ ẩm thấp hơn sẽ cho gạo bể và bột.

Tỷ lệ gạo lức là tỷ lệ hạt gạo vừa tách vỏ trấu, hạt gạo chưa được chà trắng, tỷ lệ gạo lức chiếm khoảng 80% trọng lượng hạt thóc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Tỷ lệ gạo gức cho biết vỏ trấu dày hay mỏng và tỷ lệ gạo lức lớn thể hiện khả năng vận chuyển chất khô của cây lúa vào hạt ở giai đoạn vào chắc đầy đủ (Lê Xuân Thái, 2003). Theo Sơn Thị Thanh Hoa (2012) trích dẫn từ Bùi Chí Bửu (1997), tỷ lệ gạo lức ít biến động trước bất lợi của môi trường.

Tỷ lệ gạo trắng là tỷ lệ hạt gạo sau khi chà tách cám và mầm, chiếm khoảng 67% đến 70% trọng lượng hạt thóc; tỷ lệ tấm và gạo gãy biến động tùy theo tỷ lệ gạo

nguyên (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000). Theo Sơn Thi Thanh Hoa (2012) trích dẫn từ Bùi Chí Bửu (1997), tỷ lệ gạo trắng ít biến động trước bất lợi của môi trường.

Tỷ lệ gạo nguyên sau khi xay chà bị biến động rất lớn, đây là một đặc tính di truyền và chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ trong suốt thời gian hạt chín, kéo dài đến sau thu hoạch (Khush, 1979). Thời điểm thu hoạch cho tỷ lệ gạo nguyên cao nhất là 25 ngày đến 30 ngày sau khi lúa trổ, nếu thu hoạch trước hoặc sau thời điểm này thì tỷ lệ gạo nguyên sẽ giảm (Bùi Chí Bửu, 1997). Tỷ lệ gạo ngun có liên quan chặt chẽ đến độ bạc bụng của hạt gạo, hạt gạo thường gãy ở những điểm có vết bạc bụng, ngồi yếu tố mơi trường thì yếu tố bạc bụng cịn do đặc tính của giống (Lê Xn Thái, 2003). Tỷ lệ gạo nguyên là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến gí trị thương phẩm của gạo (Huỳnh Như Điền, 2009).

2.7.2 Kích thước và hình dạng hạt gạo

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài và hình dạng hạt (tỷ lệ dài/rộng hạt) là yếu tố di truyền, lai tạo và mơi trường (rất ít). Cịn hình dạng hạt gạo là yếu tố có tương quan chặt chẽ với tỷ lệ gạo nguyên (Nguyễn Phước Tuyên, 1997). Trong nhiều trường hợp tương quan giữa chiều dài, chiều rộng và độ dày của hạt gạo không chặt chẽ thì chiều dài hạt được xem là tính trạng chính để phân tích về tính di truyền của kích thước hạt (Nguyễn Thành Phước, 2003).

Kích thước và hình dạng hạt gạo là hai thông số quan trọng trong việc phân biệt loại gạo xuất khẩu và phụ thuộc rất lớn vào thị hiếu người tiêu dùng của nhiều quốc gia. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), người Nhật Bản thích gạo hạt tròn, cơm mềm và dẻo khi nấu, người Thái Lan thích gạo dài, chà trắng, mềm và giòn khi nấu. Ở Bangladesh, tùy theo mức thu nhập mà có sở thích chọn gạo khác nhau, người giàu thích gạo mềm khi nấu, người nghèo lại thích gạo cứng cơm.

2.7.3 Độ bạc bụng

Bạc bụng là chỉ tiêu đánh giá phẩm chất gạo trên thị trường, bạc bụng là do đặc tính di truyền, chịu tác động lớn của điều kiện môi trường trong giai đoạn lúa vào chắc đến chín, thời điểm thu hoạch (tốt nhất là 25 ngày sau trổ 50%) (Lê Xuân Thái và Lê Thu Thủy, 2005), độ phì của đất và sự điều khiển mực nước (Bùi Chí Bửu và ctv.,

1996) cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ bạc bụng của hạt. Yếu tố bạc bụng không bị ảnh hưởng bởi thời gian bảo quản (Nguyễn Phước Tuyên, 1997).

Độ bạc bụng là do sự thành lập tinh bột khơng hồn thiện trong quá trình tạo hạt. Bạc bụng do sự sắp xếp không chặt chẽ của những hạt tinh bột trong nội nhũ, tạo ra nhiều khoảng trống làm cho hạt gạo bị đục. Khi nấu độ bạc bụng sẽ biến mất, khơng làm ảnh hưởng gì tới mùi vị của cơm. Độ bạc bụng tuy không ảnh hưởng đến phẩm

chất cơm nhưng ảnh hưởng đến thị hiếu người tiêu dùng (thích gạo trong) và phẩm chất xay chà. Có 3 dạng bạc bụng phổ biến: bụng trắng, gan trắng và lưng trắng.

2.7.4 Độ trở hồ

Độ trở hồ là một đặc tính dùng để xác định phẩm chất gạo lúc nấu; là nhiệt độ cần thiết để gạo hóa thành cơm và khơng hồn ngun trở lại (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000). Nhiệt trở hồ để hóa hồ biến thiên từ 550C đến 790C. Độ trở hồ được xếp loại thấp (từ 550C đến 69,50C), trung bình (từ 700C đến 740C) và cao (từ 74,50C đến 790C).

Độ trở hồ xác định thời gian cần thiết để nấu gạo thành cơm. Điều kiện môi trường như nhiệt độ trong giai đoạn chín có ảnh hưởng đến độ trở hồ, nhiệt độ cao trong giai đoạn tạo hạt sẽ làm cho tinh bột có độ trở hồ cao. Ở nhiều quốc gia trồng lúa, người ta ưa thích gạo có độ trở hồ trung bình.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thuộc xã Bình Đức – Tp. Long Xuyên – An Giang.

Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện vào vụ Đông Xuân 2012 - 2013 từ

tháng 11/2012 đến tháng 03/2013.

3.1.2 Giống lúa

Bộ giống lúa thí nghiệm gồm 20 giống lúa thuộc bộ giống khảo nghiệm quốc gia vụ Đông Xuân 2012 – 2013 được Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng phía Nam (Bộ NN và PTNT) cung cấp, lấy giống OMCS2000 làm giống đối chứng.

Bảng 3.1: Danh sách 20 giống lúa thí nghiệm vào vụ Đông Xuân 2012 - 2013

TT Tên giống Tổ hợp lai

1 OM3673 Lúa giàu/Tiêu chùm

2 OM6003 OMCS2000/OM2333

3 OM6327 Lúa thơm

4 OM7341 OM4102/WAB881869

5 OM7344 WAB880 – 1/OM4495

6 OM8017 OM5475/Jasmine85 7 OM8370 OM5930/N79-2-1-3-3-14 8 OM9584 OM6976/OM5451 9 OM9595 OM5472/IR65418 10 OM10000 Zhao89/OM4900 11 OM10097 OM1490/OM2713 12 OM10174 OM276/OM6840 13 OM10179 OM276/OM7364 14 OM10252 OM6162/OM6161

15 OM10373 Lúa giàu/Thái lan

16 OM10383 Basmati BĐ/WAB878

17 OMCS2000 (Đối chứng) OM1738/MRC19399

18 GKG8 OM5472/Dài Thái Lan

19 GKG9 OM5472/Dài Thái Lan

20 GKG15 OM5637/Jasmine 85

Nguồn: Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng phía Nam và Trung tâm NLNN Kiên Giang

3.1.3 Các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm

Giấy, viết, thước và các thanh tre để đo đạc và ghi nhận các chỉ tiêu ngoài đồng như chiều cao cây, số chồi, mức độ thiệt hại do sâu bệnh, số lá xanh, tính đổ ngã,…

Các thiết bị sử dụng trong phịng thí nghiệm có máy đo ẩm độ, máy đếm 1000 hạt, máy tách chắc lép, thước kẻ, cân điện tử, máy tách vỏ trấu, máy lau bóng gạo, dung dịch KOH 1,7%,…

A B C

Hình 3.1: Một số thiết bị thí nghiệm

A.Máy giê lúa B. Máy tách vỏ trấu C. Máy lau bóng hạt gạo

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Bố trí thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành vào vụ Đông Xuân 2012 – 2013 từ 11/2012 đến 03/2013 tại Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống – Bình Đức – Tp. Long Xuyên – An Giang trên diện tích 700 m2.

Thí nghiệm ngồi đồng được bố trí theo thể thức khối hồn tồn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại và được chia thành 3 dãy. Mỗi lần lặp lại có 20 nghiệm thức tương ứng với 20 giống lúa, kích thức mỗi lơ là 10 m2. Trong cùng một dãy, các lơ thí nghiệm được xếp liền nhau; khoảng cách các lô trong cùng một dãy và khoảng cách các dãy với nhau đều là 30 cm. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như hình 3.2.

Đất thí nghiệm: Đất phù sa ngập lũ hàng năm tại Bình Đức – Tp.Long Xuyên –

An Giang. Đây là nhóm đất phù sa đang phát triển, không phèn (Bộ môn Khoa học đất – Trường Đại học Cần thơ, 2002).

Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm của 20 giống lúa thí nghiệm 5m 2m 4 8 10 19 7 17 13 2 20 16 6 11 9 18 3 5 1 14 15 12 REP I 16 9 6 4 5 12 1 11 8 19 17 13 7 10 14 3 2 20 18 15 REP II 5 14 13 6 19 4 11 9 12 3 7 17 16 18 8 1 2 10 15 REP III 0,3m 0,3m

3.2.2 Phương pháp canh tác

3.2.2.1 Lịch canh tác

Ngày gieo: 26/11/2012. Ngày cấy: 10/12/2012. Ngày thu hoạch: từ 27/02/2013 đến ngày 05/03/2013

3.2.2.2 Làm mạ

Vị trí làm mạ thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, gần nguồn nước tưới tiêu; sử dụng phương pháp gieo mạ sân. Trộn mụn dừa và bùn theo tỉ lệ 3:1 (3 phần mụn dừa + 1 phần bùn và 1 kg phân DAP). Sau khi trộn hỗn hợp đều thì cho vào khung làm bằng cây (có thể khung làm bằng bẹ chuối,…) độ dài hỗn hợp khi cho vào khung khoảng từ 1,5 cm đến 2 cm (nếu muốn giữ mạ cấy lâu thì tăng độ dày của hỗn hợp khi cho vào khung lên), dưới khung lót một miếng cao su chống thắm nước và khung có chiều dài 1,2 m và rộng 0,6 m (tùy vào số lượng mạ cần dùng mà diện tích khung thay đổi cho phù hợp). Giống lúa khi gieo vào khung xong thì rắc thêm một lớp mỏng mụn dừa. Mỗi ngày tưới 2 lần, nếu thấy khơ có thể tăng lần tưới lên và trời trưa quá nắng thì nên lấy miếng cước đậy giống lại. Sau khi gieo từ 5 ngày đến 7 ngày phun phân bón lá loại 30 – 10 – 10 hoặc thêm ½ muỗng canh Ure/8 lít (đều chỉnh cho mạ khỏe và đều cây).

3.2.2.3 Chuẩn bị đất cấy

Đất được dọn sạch cỏ, sau đó xới, trục và san bằng mặt ruộng, diệt ốc bươu vàng, đấp bờ xung quanh ruộng để giữ nước trong ruộng thí nghiệm. Sau đó tiến hành phân lơ thí nghiệm và bón lót.

3.2.2.4 Cấy mạ

Mạ được cấy ở tuổi 14 ngày sau khi gieo. Mạ trong từng khung được cuộn tròn cho vào bao và chuyển ra rải đều trên ruộng nên để qua một đêm ở ngoài ruộng cho mạ đâm rễ mới. Và cấy mạ xuống ruộng với mật độ 15 x 15 cm, cấy 1 tép/bụi. Mạ dư để cuối lô cho sau này dặm lại.

3.2.2.5 Chăm sóc

Sau khi cấy 3 ngày thì tiến hành cấy dặm lại những cây bị chết, bị nổi và cho nước vào ruộng cao khoảng 3 cm, sau đó tăng dần nhưng khơng quá 10 cm đảm bảo đủ nước trong thời gian sinh trưởng phát triển cây lúa. Làm cỏ bằng tay lúc 15 ngày sau khi cấy (NSKC), 30 NSKC và trước khi lúa trổ bông, thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện sâu bệnh gây hại.

3.2.2.6 Phân bón

Thí nghiệm đã áp dụng kỹ thuật bón ni địng để đạt năng suất cao (Bảng 3.2). Trong suốt q trình thí nghiệm 20 giống lúa đã sử dụng phân Ure (46% N), DAP (16% N – 48% P2O5) và KCL (60% K2O) và bón theo cơng thức 90 kg N – 60 kg

P2O5 – 60 kg K2O/ha tương đương khoảng 10,8 kg Ure – 9 kg DAP – 7 kg KCL cho khoảng 700 m2.

Bảng 3.2: Các thời điểm bón phân và khối lượng phân bón sử dụng

Thời điểm Ure DAP KCL

Bó lót (trước khi cấy) 1/4 (≈ 2,7 kg) 1/3 (≈ 3 kg) 1/2 (3,5 kg) Bón thúc lần 1 (7 – 10 NSKC) 1/4 (≈ 2,7 kg) 1/3 (≈ 3 kg) 0

Bón thúc lần 2 (15 – 20 NSKC) 1/4 (≈ 2,7 kg) 1/3 (≈ 3 kg) 0

Bón thúc lần 3 (35 – 37 NSKC) 1/4 (≈ 2,7 kg) 0 1/2 (3,5 kg)

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu nông học

3.2.3.1 Thời gian sinh trưởng (ngày)

Được tính từ lúc gieo mạ đến khi thu hoạch (lúc 80% đến 85% số hạt trên bơng chín).

Bảng 3.3: Phân nhóm lúa theo thời gian sinh trưởng

Tên gọi Nhóm giống Thời gian sinh trưởng (ngày)

A0 Cực ngắn ngày < 90

A1 Ngắn ngày 90 – 105

A2 Tương đối ngắn ngày 106 – 120

B Trung mùa 121 – 140

Nguồn: Nguyễn Thành Hối, 2011

3.2.3.2 Chiều cao cây (cm)

Ghi nhận vào các thời điểm 20 NSKC, 40 NSKC, khi trổ bông và trước khi thu hoạch. Chọn 4 điểm cho mỗi lô, chọn một bụi ở mỗi điểm để đo chiều cao cây (cố định bụi này). Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến chóp lá cao nhất khi lúa chưa trổ và từ mặt đất đến chóp bơng cao nhất khi lúa trổ. Tính chiều cao trung bình.

Chiều cao trung bình/bụi = Tổng chiều cao 4 bụi/4 3.2.3.3 Chiều dài bông (cm)

Đo chiều dài bông vào lúc thu hoạch, chọn ngẫu nhiên 10 bông trên lô và đo từ cổ bơng đến chóp bơng. Tính chiều dài bơng trung bình.

Chiều dài bơng trung bình/bơng = Tổng chiều dài 10 bông/10 3.2.3.4 Đếm số chồi

Ghi nhận vào cùng một thời điểm với chiều cao cây. Chọn 4 điểm cho mỗi lô, chọn 4 bụi ở mỗi điểm để đếm số chồi. Được tính là một chồi nếu chồi đó đủ 3 lá. Tính số chồi trung bình.

Số chồi trung bình/bụi = Tổng số chồi của 16 bụi/16 3.2.3.5 Đặc tính đổ ngã

Được ghi nhận từ khi vào chắc đến chín. Đánh giá theo các cấp như sau:

Bảng 3.4: Phân cấp mức độ đổ ngã theo IRRI (1996)

Cấp Tỷ lệ diện tích đổ ngã 0 Khơng đổ ngã 1 Ít hơn 20% 3 Từ 20% đến 40% 5 Từ 41% đến 60% 7 Từ 61% đến 80% 9 Nhiều hơn 75% 3.2.3.6 Số lá xanh/bụi

Tính số lá xanh/bụi vào lúc thu hoạch và chọn ngẫu nhiên 10 bụi/lô.

3.2.4 Khảo sát thiệt hại sâu bệnh

3.2.4.1 Rầy nâu (Nilaparvata lugens)

Đánh giá tính chống chịu rầy nâu trong nhà lưới

Thí nghiệm rầy nâu được thực hiện trong nhà lưới: giống lúa thử nghiệm được ngâm ủ và gieo theo hàng trong khay 50 x 50 x 5 cm, mỗi giống lúa gieo 3 lần lặp lại có bố trí chuẩn kháng Ptb 33 và chuẩn nhiễm TN1. Khi mạ được 2 lá, tiến hành thả rầy đồng tuổi 1 đến tuổi 2 với mật độ từ 4 đến 6 con rầy/cây (khoảng 2 ngày đến 3 ngày sau khi gieo). Sau khi thả rầy từ 7 ngày đến 10 ngày, đánh giá mạ. Khi giống TN1 cháy rụi ở cấp 9 theo thang điểm của IRRI (2002).

Bảng 3.5: Cấp độ đánh giá nhiễm rầy nâu trong nhà lưới theo IRRI (2002)

Cấp Mức độ Đánh giá

0 Rất kháng Khơng có thiệt hại nào trên cây 1 Kháng Rất ít bị thiệt hại

3 Hơi kháng Lá 1 và lá 2 của hầu hết các cây bị vàng 1 phần (nhuốm vàng) 5 Hơi nhiễm Vàng và lùn rõ rệt, từ 20% đến 50% cây chết đang héo hoặc chết,

những cây còn lại còi cọc và kém phát triển

7 Nhiễm Hơn 50% cây bị héo hoặc chết

9 Rất nhiễm Tất cả các cây bị chết

Đánh giá tính chống chịu rầy nâu trên đồng ruộng

Ghi nhận khi thấy xuất hiện ở các giai đoạn lúa phát triển. Tính chống chịu rầy nâu được đánh giá và phân cấp theo bảng 3.6.

Bảng 3.6: Phân cấp thiệt hại do rầy nâu ngoài ruộng lúa theo IRRI (1996) Cấp Đánh giá Mô tả

0 Rất kháng Không bị thiệt hại

1 Kháng Vài cây hơi vàng

3 Hơi kháng Lá bị vàng một phần nhưng chưa cháy rầy

5 Hơi nhiễm Lá vàng thật sự, có từ 10% đến 25% bị cháy rầy các chồi khác bị lùn

7 Nhiễm Hơn 50% cây bị héo hay cháy rầy, số cây còn lại bị lùn

9 Rất nhiễm Tất cả các cây đều chết

3.2.4.2 Bệnh đạo ôn trên lá (Pyricularia oryzae)

Đánh giá tính chống chịu bệnh đạo ơn trên nương mạ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chọn giống lúa ngắn ngày năng suất cao cho vùng phù sa ngập lũ tại tỉnh an giang vụ đông xuân 2012 – 2013 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)