Một số nghiên cứu khoa học về giống lúa trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chọn giống lúa ngắn ngày năng suất cao cho vùng phù sa ngập lũ tại tỉnh an giang vụ đông xuân 2012 – 2013 (Trang 25 - 26)

2.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1.3 Một số nghiên cứu khoa học về giống lúa trong những năm gần đây

Để sản xuất lúa có lợi nhuận nhiều hơn thì yếu tố giống lúa, cơ giới hóa khâu thu họach và gieo trồng giữ vai trò quan trọng. Các nhà khoa học nghiên cứu chọn tạo và đưa ra sản xuất 1 tập đoàn giống lúa cao sản xuất khẩu có thời gian sinh ngắn ngày (≤ 90 ngày) và Bộ Nông Nghiệp cũng đã quan tâm và hỗ trợ đặc biệt để phát triển nhóm giống lúa này nhằm tăng sản lượng lúa trong các điều kiện khác nhau. Với tập đoàn giống lúa này, người nông dân dễ dàng hơn trong việc bố trí cơ cấu giống thích hợp, dễ dàng hơn né lũ, né hạn/mặn, tăng vụ và giúp nông dân chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu tồn cầu làm cho các điều kiện khí hậu ngày một khắc nghiệt.

Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) đã nghiên cứu “Siêu Lúa” nhằm vào việc khắc phục một số thiếu sót của các giống lúa (như IR8,…) cách đây 5 – 6 năm. Cây “Siêu Lúa” cứng cây, hệ thống rễ mạnh mẽ, kháng được các bệnh và cơn trùng gây hại chủ yếu, có rất nhiều hạt hơn trên mỗi bơng lúa (có 60% trọng lượng hạt và 40% trọng lượng rơm rạ) và năng suất tiềm năng tăng khoảng 20% (Nguyễn Công Thành, 2010).

Với phương pháp cách ly tồn cá thể với nguồn gen dịng bất dục ĐH4 và dòng phục hồi từ các dòng nhập nội, dòng lai và các dòng phổ biến trong sản xuất. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã chọn ra tổ hợp Việt Lai 20 có thời gian sinh trưởng từ 110 ngày đến 115 ngày, tiềm năng năng suất đạt từ 8 tấn/ha đến 10 tấn/ha, chất lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho hệ thống canh tác từ 3 đến 4 vụ/năm ở các tỉnh phía Bắc.

Với phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học (maker phân tử, nuôi cấy túi phấn) kết hợp với khảo nghiệm đồng ruộng, Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL đã chọn tạo ra được những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt như OM1490, OM2517, OM3536, OM2717, OM2718, OM3405, OM4495, OM4498, OM2514 trồng rộng rãi ở vùng sản xuất ngập lũ ĐBSCL. Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL cũng đã nghiên cứu sử dụng chất kích thích tính kháng đối với bệnh đạo ơn như dipotassium hydrogen phosphat (K2HPO4), oxalic acid (C2H2O4), natritetraborac (Na2B4O7) dùng xử lý hạt giống trước khi xạ hàng giúp giảm bệnh đạo ôn, tăng cường lực mạ, tăng số hạt chắc và năng suất. Thực hiện quản lý tính kháng rầy nâu của Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL đã cho thấy rằng độc tính của quần thể rầy nâu có chiều hướng gia tăng trên giống chỉ thị ASD7 (gen bph2), Rathu heenati (Bph3) và giống chuẩn kháng (bph2 và

Bph3) hình thành các quần thể có độc tính gây hại khác nhau tùy thuộc trình độ thâm

canh trên đồng ruộng ở các tỉnh ĐBSCL. Cùng với việc nghiên cứu di truyền phân tử tính kháng rầy nâu trên cây lúa của Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL bằng phương pháp PCR chọn giống kháng rầy nâu có gen Bph-10 ở NST số 12 liên kết với maker RG457 (tổ hợp lai PTB33/TN1) và RM227 (IR64/Hoa lài).

Trong chiến lược chọn tạo lúa chống bệnh cháy bìa lá ở Miền Bắc bằng phương pháp thu thập mẫu bệnh, ứng dụng công nghệ sinh học phân lập, nuôi cấy và phân biệt gen kháng bệnh bằng PCR. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã xác định được 16 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây bệnh khác nhau và các dòng chỉ thị IRBB5 (có gen Xa5), IRBB7 (Xa7), IRBB21 (Xa1) có tính kháng đa số các chủng vi khuẩn gây bệnh này.

Áp dụng phương pháp chỉ thị marker kết hợp với chọn giống truyền thống thanh lọc và đánh giá kiểu hình, kiểu gen của các giống lúa mùa địa phương. Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL đã xác định gen kháng bệnh cháy bìa lá Xa5, Xa13 trên NST số 5, 8 và việc liên kết các gen mục tiêu làm tăng tính kháng của giống lúa (Lê Thị Xã, 2010).

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học chọn giống lúa ngắn ngày năng suất cao cho vùng phù sa ngập lũ tại tỉnh an giang vụ đông xuân 2012 – 2013 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)