Khi việc sản xuất lúa ngày càng phát triển, vấn đề thâm canh tăng vụ được đẩy mạnh, cây lúa có mặt khắp nơi và hầu như quanh năm lúc nào trên đồng ruộng cũng có cây lúa ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Thêm vào đó, để đạt được năng suất cao người dân phải sử dụng rất nhiều phân bón (nhất là đạm), lượng phân bón khơng cân đối và không đúng yêu cầu sinh trưởng của cây lúa, sự hiểu biết về sâu bệnh và biện pháp phịng trừ của nơng dân có giới hạn. Đó là điều kiện tốt cho sâu bệnh bộc phát, lưu tồn và phát triển, làm gia tăng thiệt hại cho ruộng lúa và làm giảm sút năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Tập quán canh tác cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện sâu bệnh phát triển. Hiện nay, khi điều kiện thời tiết ngày càng bất ổn; sâu, bệnh ngày càng nhiều thì việc chọn, tạo giống lúa kháng sâu bệnh rất có ý nghĩa để quyết định năng suất của các giống lúa (Huỳnh Công Thưởng, 2010).
2.6.1 Rầy nâu (Nilaparvata lugens)
Rầy nâu có trứng hình hạt gạo (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003) hay hình trụ dài, cong một đầu thon, dài 0,89mm (Phạm Văn Lầm, 2006). Trứng mới đẻ có màu trắng trong (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003) hay nâu vàng (Phạm Văn Lầm, 2006). Khi trứng nở có màu vàng sau đó chuyển sau màu nâu đen. Trứng rầy nâu được đẻ thành từng hàng vào bên trong bẹ lá hơi nhơ ra ngồi và mỗi ổ có nhất nhất 1 trứng, đôi khi 43 trứng, thường gặp từ 2 trứng đến 5 trứng. Thời gian trứng nở sau 7 ngày đến 8 ngày nhưng ở nhiệt độ thấp trong mùa Đơng có thể kéo dài từ 15 ngày đến 20 ngày. Ấu trùng rầy nâu có 5 tuổi khi mới nở rất nhỏ màu trắng sữa, càng lớn rầy nâu chuyển thành màu vàng nhạt (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003; Phạm Văn Lầm, 2006). Thành trùng rầy nâu có hai dạng cánh: cánh ngắn và cánh dài, rầy trưởng thành cánh ngắn và cánh dài sống từ 7 ngày đến 14 ngày và vòng đời rầy nâu từ 25 ngày đến 28 ngày trong điều kiện nhiệt độ từ 250C đến 300C. Rầy nâu thường sống những nơi ruộng ẩm và đất trũng trong giai đoạn sinh sản của cây lúa. Và chúng chích hút cây lúa bằng cách cho vịi chích hút vào bó libe của mô hút nhựa (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003; Lê Lương Tề, 2005; Bộ NN và PTNT, 2006).
Theo Nguyễn Chí Cơng (2009), rầy trưởng thành cánh ngắn xuất hiện phổ biến trước lúc trổ bông, rầy cánh dài thường xuất hiện vào giai đoạn lúa chín và di chuyển, phát tán. Rầy nâu gia tăng mật số nhanh và cao (bộc phát) gây hại nặng cho cây lúa khi:
- Trồng lúa liên tục trong năm. - Dùng giống nhiễm rầy. - Gieo sạ mật độ dày. - Bón dư thừa phân đạm.
- Phun thuốc trừ sâu không đúng cách (trộn nhiều loại thuốc, phun nhiều lần…).
Trứng rầy nâu Rầy nâu con
Rầy nâu trưởng thành cánh dài Rầy nâu trưởng thành cánh ngắn
Hình 2.2: Rầy nâu
(Nguồn: www.vaas.org.vn, 2012)
Đồng thời, rầy nâu còn là trung gian truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa,… thơng qua q trình chích hút của chúng trên cây lúa.
2.6.2 Bệnh đạo ôn (Nấm Pyricularia oryzae)
Bệnh đạo ôn do loại nấm Pyricularia oryzae gây ra. Bệnh có thể gây hại rất sớm từ nương mạ nhưng nặng nhất vào giai đoạn lúa trổ đến 2 tuần sau. Trên lá vết bệnh ban đầu nhỏ, màu vàng nhạt sau đó phát triển nhanh thành vết bệnh điển hình có dạng hình thoi. Bệnh lan truyền rất nhanh trong điều kiện độ ẩm cao, ruộng thiếu nước hoặc bón nhiều phân đạm (Võ Tòng Xuân, 1986). Trên thân và cổ bơng bắt đầu vết bệnh là
Hình 2.3: Rầy nâu hại lúa và ruộng lúa bị thiệt hại do rầy nâu
một chấm nhỏ màu đen về sau lớn dần bao quanh thân, làm cho thân thoắt lại. Trên cổ bơng làm cho bơng bạc gẫy. Trên hạt ít bị tấn công (www.agriviet.com, 2004).
A B C
Hình 2.4: Bệnh đạo ơn trên lúa
A. Bệnh đạo ôn trên lá B. Bệnh đâọ ôn trên thân lúa C. Bệnh đạo ôn trên cổ lá
(Nguồn: www.mappacific.com, 2013)
Bệnh đạo ôn là bệnh gây hại quan trọng nhất trên cây lúa người dân hay còn gọi là bệnh cháy lá lúa. Khi dịch đạo ôn lúa xảy ra trên diện rộng thì thiệt hại đến năng suất và sản lượng rất rõ, ảnh hưởng mạnh đến thu nhập và đời sống của nông dân.
Khi bệnh nặng, trên ruộng có những lõm hoặc những vệt lúa có lá bị cháy rụi thường gọi là lúa bị sụp mặt. Khi bệnh đang phát triển, nếu đứng trên bờ nhìn vào có thể khơng thấy lá bị bệnh, nhưng nếu vạch các lá lúa ở tầng dưới sẽ thấy rất nhiều lá có vết bệnh.
2.6.3 Bệnh cháy bìa lá (Xanthomonas oryzae)
Bệnh cháy bìa lá thường xảy ra ở giai đoạn trổ bơng. Trên lá vết bệnh ban đầu là những sọc vàng nhỏ, sau đó sọc phát triển nhanh, bìa lá có gợn sóng. Nếu bệnh nặng có thể lan tới bẹ lá (Võ Tòng Xuân, 1986). Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn
Xanthomonas oryzae. Bệnh lây lan theo nước mưa hoặc nước tưới tiêu.
Trong điều kiện mưa ẩm thuận lợi cho việc phát triển của vi khuẩn, trên bề mặt lá bệnh tiết ra những giọt keo vi khuẩn thông qua sự va chạm giữa các lá lúa nhờ mưa gió mà truyền lan tới các lá, cây khác để tiến hành xâm nhiễm lặp lại nhiều đợt trong thời kỳ sinh trưởng. Cho nên tuy là một loại bệnh có cự ly truyền nhiễm lây lan hẹp, song nó cịn tùy thuộc mưa, gió, giơng bão xảy ra trong vụ mà bệnh có thể truyền lan với phạm vi khơng gian khá rộng, giọt keo vi khuẩn hình thành với số lượng nhiều, đó chính là một trong những nguyên nhân quan trọng làm bệnh phát triển mạnh sau những đợt mưa gió trong suốt vụ mùa ở nước ta. Vi khuẩn phát triển trong phạm vi pH từ 4 đến 8,8; nhiệt độ tối thích là từ 280C đến 300C. Giới truyền bệnh virus trên lúa như bệnh vàng lùn (lúa cỏ), lùn xoắn lá.
Hình 2.5: Bệnh cháy bìa lá lúa
(Nguồn: www.grc.vn, 2012)