2.2.1 Giống
2.2.1.1 Khái niệm giống
Giống (chủng) lúa là một dạng hình của lồi lúa đã được chọn tạo ra để trồng trọt trong sản xuất, có những tính trạng di truyền, nơng học và kinh tế ổn định đến mức có thể mang một tên gọi hay là mã hiệu riêng để nhận dạng phù hợp với thuật ngữ quốc tế là “cultivar” (Nguyễn Thị Lang, 2011).
Theo FAO thì giống được định nghĩa như sau: Giống (chủng) chỉ một tập hợp cá thể cây trồng được phân biệt với trồng trọt, trồng rừng hay trồng vườn mà sau khi nhân lên (có tính chất hữu thụ), nó vẫn duy trì được các tính trạng của chính nó.
Theo Nguyễn Thị Lang (2011) qua hai định nghĩa trên, chúng ta ghi nhận giống có các đặc điểm chính sau:
- Tính khác biệt của giống. - Tính đồng nhất.
- Tính ổn định.
- Có giá trị kinh tế và nơng học. - Có phẩm chất tốt.
2.2.1.2 Phân cấp lúa giống
Hạt lúa giống được phân cấp như sau:
- Hạt giống tác giả (TG) là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.
- Hạt giống lúa siêu nguyên chủng (SNC) là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quá trình phục tráng siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định.
- Hạt giống lúa nguyên chủng (NC) là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống SNC theo quy trình sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định (Bộ NN và PTNT, 2009).
- Hạt giống lúa xác nhận 1 (XN1) là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng theo quy trình sản xuất hạt giống lúa xác nhận (Bộ NN và PTNT, 2009) và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định QCVN 01-54: 2011/TTBNNPTNT (Bộ NN và PTNT, 2011).
- Hạt giống lúa xác nhận 2 (XN2) là hạt giống lúa được nhân từ hạt giống lúa xác nhận 1 theo quy trình sản xuất hạt giống lúa xác nhận (Bộ NN và PTNT, 2009) và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định QCVN 01-54: 2011/TTBNNPTNT (Bộ NN và PTNT, 2011).
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu hạt lúa giống
Chỉ tiêu Siêu nguyên
chủng Nguyên chủng Xác nhận 1 Xác nhận 2
Độ thuần ruộng giống(*) (% số cây) 100 99,9 99,5 99,0
Cỏ dại nguy hại(*) (số cây/100 m2) 0 5 10 15
Độ sạch (% khối lượng) 99,0 99,0 99,0 99,0 Hạt khác giống có thể phân biệt được, (%
số hạt) 0 0,05 0,3 0,5
Hạt cỏ dại nguy hại (số hạt/kg) 0 5 10 15
Tỷ lệ nảy mầm (% số hạt) 80 80 80 80
Độ ẩm (% khối lượng) 13,5 13,5 13,5 13,5
Ghi chú: (*) Chỉ tiêu ngoài ruộng sản xuất giống Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011
2.2.2. Vai trò của giống lúa trong canh tác
2.2.2.1 Vai trò của giống lúa
Lúa gạo là một trong những cây lương thực quan trọng của con người. Trên thế giới cây lúa được xếp vào vị trí thứ 2 sau cây lúa mì về diện tích và sản lượng. Ở Châu Á, lúa gạo được coi là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện tích 135 triệu ha trong tổng số 148,4 triệu ha toàn thế giới (Nguyễn Tấn Hinh và Trương Văn Kính, 2004).
Giống lúa vừa là mục tiêu vừa là một biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và phẩm chất hạt gạo trong sản xuất lương thực cho tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu hiện nay nói chung và ở ĐBSCL nói riêng (Cục trồng trọt, 2006). Việc chọn tạo các giống cây trồng nhằm cải tạo và hoàn thiện cấu trúc di truyền của những đặc tính có lợi ở cây trồng để tạo ra những cây trồng mới có tính thích ứng và khả năng chống chịu cao với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, với côn trùng và dịch hại; có kiểu hình đẹp, năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người (Vũ Hữu Yêm và ctv., 2001).
Những giống lúa cao sản đưa vào canh tác đã từng bước đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới. Giống lúa tốt bao gồm giống lúa có tiềm năng năng suất cao và hạt giống có chất lượng gieo trồng tốt, nó có khả năng tiếp nhận các biện pháp kỹ thuật khác. Ngày nay khi lúa lai ra đời và đã đi vào sản xuất trên diện tích rộng thì chỉ cần thay giống cũ bằng giống mới có khả năng cho năng suất cao hơn đã có thể tăng năng suất từ 15% đến 20% trong cùng điều kiện.
Hạt giống tốt làm tăng năng suất từ 5% đến 10% so với hạt giống không đạt tiêu chuẩn chất lượng (Trương Đích, 2000). Hạt giống tốt chứa nhiều dưỡng chất sẽ cho cây mạ mạnh, lớn và nhiều rễ; cây mạ khoẻ mạnh sẽ lớn nhanh hơn cây mạ yếu sau khi cấy; hạt giống tốt sẽ làm lúa nảy mầm và lớn đều (Võ Tòng Xuân và Hà Triều Hiệp, 1998).
Theo Nguyễn Văn Hòa và ctv., (2006) muốn có cây lúa khỏe thì phải có hạt
giống tốt và khỏe mạnh. Hạt giống khỏe là hạt giống phải đạt những yêu cầu sau: - Hạt giống phải thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, khơng bị lẫn những hạt giống khác, hạt cỏ và tạp chất, khơng có hạt lem, lép và không bị dị dạng.
- Tỉ lệ nảy mầm cao và cây mạ phải có sức sống mạnh.
- Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không mang mầm bệnh nguy hiểm.