CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thiết kế nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1.1. Nghiên cứu định tính
Tác giả dựa vào lý thuyết về thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, mối quan tâm đến môi trường, giá trị của giá cả; kết hợp tham khảo các nghiên cứu có liên quan trong lĩnh vực sản phẩm thân thiện môi trường để xây dựng thang đo nháp lần 1. Sau đó tác giả thực hiện nghiên cứu định tính thơng qua kỹ thuật thảo luận tay đôi tại Cần Thơ tháng 1/2014 nhằm điều chỉnh, bổ sung thang đo. Nghiên cứu được thực hiện với 5 người là chuyên gia viện lúa ĐBSCL, cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH TM Tân Thành, đây là một đơn vị sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV sinh học, Giám đốc Nhà máy thuốc BVTV Delta, Trưởng nhóm câu lạc bộ nơng dân. Cách thức tiến hành: tác giả chọn ra người thứ 1, cùng thảo luận các câu hỏi liên quan đến bảng khảo sát để tìm ra điểm mới, sau đó chọn người thứ 2, người thứ 3 thì vẫn có thêm điểm mới khác với hai người trước, đến người thứ 4 và thứ 5 thì khơng có thêm thơng tin mới. Như vậy nguồn thơng tin đã bão hịa, nếu phỏng vấn thêm sẽ khơng có thêm thơng tin mới, tác giả kết thúc q trình khảo sát định tính lần 1.
Tác giả điều chỉnh thang đo thành thang đo nháp lần 2, tiến hành phỏng vấn thử với 10 người, để đánh giá mức độ rõ ràng, dễ hiểu của bảng câu hỏi. Người khảo sát phải hiểu được thuốc BVTV sinh học đang được khảo sát là gì, hiểu rõ nội dung các câu hỏi thì phiếu khảo sát mới thành công, mục tiêu nghiên cứu mới được đáp ứng. Sau đó tiến hành xây dựng bảng câu hỏi để làm phiếu khảo sát phù hợp với đề tài nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
3.2.1.2. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng thông qua phiếu khảo sát ý kiến. Mục đích dùng để kiểm định lại mơ hình đo lường và các giả thuyết trong mơ hình. Tiến hành khảo sát chính thức với 300 phiếu được gửi phỏng vấn trực tiếp 300 nông dân trồng lúa thuộc 13 tỉnh ĐBSCL. Tất cả dữ liệu thu được sẽ được làm sạch và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Đánh giá thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để loại ra các biến khơng phù hợp. Thực hiện các phân tích, đưa ra kết luận về kết quả nghiên cứu.
3.2.2. Qui trình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp lần 1 Định tính lần 1 N = 5 Thang đo nháp lần 2 Định tính lần 2 N = 10
Kiểm tra sự tương quan, phân tích hồi qui. Kiểm tra độ phù hợp của mơ hình
và các giả thuyết nghiên cứu Phân tích
tương quan, hồi qui
Kiểm tra mức độ dễ hiểu của câu hỏi
Thang đo chính thức
Định lượng chính thức (phỏng vấn trực tiếp) N = 300
Loại các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ, kiểm tra hệ số Cronbach
Alpha Cronbach
Alpha
Loại các biến có trọng số nhân EFA nhỏ, kiểm tra nhân tố và phương sai
trích Phân tích
nhân tố EFA
Phân tích kết quả, Viết báo cáo