Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp (Trang 73)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2.3. Kết quả phân tích hồi quy bội

4.2.3.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Từ kết quả phân tích hồi quy bội ta có kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra nhƣ sau:

Giả thuyết H1: Yêu cầu của ngƣời sử dụng có tác động dƣơng đến sự lựa chọn PMKT của các trƣờng ĐH, CĐ, TC. Nhân tố này có hệ số β = 0,261, Sig. = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H1 đƣợc chấp nhận.

Giả thuyết H2: Chức năng của phần mềm có tác động dƣơng đến sự lựa chọn

PMKT của các trƣờng ĐH, CĐ, TC. Nhân tố này có hệ số β = 0,247, Sig. = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H2 đƣợc chấp nhận.

Giả thuyết H3: NCC phần mềm có tác động dƣơng đến sự lựa chọn PMKT

của các DN vừa và nhỏ. Nhân tố này có hệ số β = 0,366, Sig. = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H4 đƣợc chấp nhận.

Giả thuyết H4: Chi phí và lợi ích sử dụng phần mềm có tác động dƣơng đến

sự lựa chọn PMKT của các trƣờng ĐH, CĐ, TC. Nhân tố này có hệ số β = 0,27, Sig. = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H4 đƣợc chấp nhận.

4.2.3.4. Dị tìm các vi phạm giả định của mơ hình

Giả định các biến độc lập khơng có tương quan hồn tồn với nhau (khơng có hiện tượng đa cộng tuyến):

Hệ số VIF dùng để kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến đƣợc trình bày trong Bảng 4.16 đều nhỏ hơn 2 cho thấy khơng có hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra hay các biến độc lập trong mơ hình hồi quy bội khơng tƣơng quan hồn tồn với nhau.

Giả định liên hệ tuyến tính:

Đồ thị đƣợc trình bày trong Hình 4.1 cho thấy phần dƣ đƣợc phân tán một cách ngẫu nhiên trong vùng xung quanh đƣờng đi qua tung độ 0, do đó giả thiết về quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mơ hình là đúng.

Hình 4.1: Đồ thị phân tán Scatterplot

(Nguồn: Phân tích hồi quy từ SPSS 22.0)

Giả định về phân phối chuẩn của phần dư:

Giá trị phân phối chuẩn của phần dƣ đƣợc kiểm tra qua biểu đồ Histogram và Q-Q Plot (Hình 4.2). Nhìn vào biểu đồ Histogram ta thấy phần dƣ có dạng gần với phân phối chuẩn, giá trị trung bình gần bằng khơng và độ lệch chuẩn bằng 0,983 gần bằng 1. Đồ thị Q-Q Plot biểu diễn các điểm quan sát thực tế tập trung khá sát đƣờng chéo những giá trị kỳ vọng, có nghĩa là phần dƣ có phân phối chuẩn.

Hình 4.2: Đồ thị Histogram và Q-Q Plot

(Nguồn: Phân tích hồi quy SPSS 22.0)

Giả định về tính độc lập của sai số (khơng có tương quan giữa các phần dư):

Đại lƣợng thống kê Durbin – Waston (Bảng 4.14) bằng 1,807 gần với ngƣỡng 2 nên chấp nhận giả thiết khơng có tự tƣơng quan giữa các phần dƣ trong mơ hình hay nói cách khác giả định về tính độc lập của sai số đƣợc chấp nhận.

4.2.4. Kết quả kiểm định sự khác biệt

Bảng 4.14: Phân tích sự khác biệt theo các thuộc tính Thuộc tính Levene Test Thuộc tính Levene Test

(Sig.) T – Test (Sig.) ANOVA (Sig.) Giới tính 0,84 0,289 Trình độ 0,085 0,354 Chức vụ 0,538 0,082 Loại hình đào tạo 0,651 0,235 Quy mô đào tạo 0,319 0,347

(Nguồn: Tổng hợp từ SPSS 22.0)

Tác giả sử dụng phân tích T- Test để kiểm định sự khác biệt của giới tính và phân tích ANOVA để kiểm định sự khác biệt của trình độ, chức vụ, loại hình đào tạo, quy mô đào tạo đến sự lựa chọn PMKT của các trƣờng ĐH, CĐ, TC tại khu vực miền Nam Việt Nam.

Kết quả phân tích sự khác biệt theo các thuộc tính (giới tính, trình độ, loại hình đào tạo, quy mô đào tạo) cho thấy Sig của kiểm định Levene của các thuộc tính trên đều lớn hơn 0,05 nên giả thuyết H0 “phƣơng sai bằng nhau” đƣợc chấp nhận.

Kết quả phân tích T- Test của thuộc tính “giới tính” có mức ý nghĩa = 0,289 > 0,05 nên giả thuyết giả thuyết H0 “trung bình bằng nhau” đƣợc chấp nhận. Dữ liệu quan sát chƣa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về sự lựa chọn PMKT giữa hai giới tính nam và nữ.

Kết quả phân tích ANOVA của các thuộc tính “trình độ”, “chức vụ”, “loại hình đào tạo”, “quy mơ đào tạo” có mức ý nghĩa lớn hơn 0,05. Nhƣ vậy giả thuyết H0 “trung bình bằng nhau” đƣợc chấp nhận. Dữ liệu quan sát chƣa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về sự lựa chọn PMKT theo trình độ, chức vụ, loại hình đào tạo và quy mơ đào tạo của đối tƣợng trả lời khảo sát.

4.3. Bàn luận

Kết quả phân tích hồi quy đã cho thấy 4 nhân tố tác động đến sự lựa chọn PMKT của các trƣờng ĐH, CĐ, TC không thay đổi so với mơ hình nghiên cứu chính thức. Từ kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn PMKT của các trƣờng ĐH, CĐ, TC cụ thể nhƣ sau:

Nhà cung cấp phần mềm: đây là nhân tố có ảnh hƣởng mạnh nhất sự lựa chọn

PMKT với hệ số β = 0,366 (giả thuyết H3). Khi NCC phần mềm có các dịch vụ hỗ trợ tốt cũng nhƣ tạo đƣợc uy tín cho các trƣờng sẽ ảnh hƣởng đến sự lựa chọn PMKT của họ. Khả năng hỗ trợ càng tốt, uy tín càng nhiều thì khả năng các trƣờng lựa chọn PMKT của NCC đó càng cao. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Ahmad A& Abu-Musa (2005), Elikai và cộng sự (2007), Anil S.Jadhav & Rajendar M. Sonar (2009), Võ Văn Nhị và cộng sự (2014), Huỳnh Thị Hƣơng (2015).

Chi phí và lợi ích sử dụng phần mềm: Nhân tố này có ảnh hƣởng mạnh thứ hai

đến sự lựa chọn PMKT với hệ số β = 0,273 (giả thuyết H4). Do hoạt động của các trƣờng ĐH, CĐ, TC công lập, chịu ảnh hƣởng của ngân sách nhà nƣớc, còn các trƣờng ngồi cơng lập chịu ảnh hƣởng việc chia lợi nhuận cho các cổ động nên các trƣờng sẽ cân nhắc và so sánh các khoản chi phí sẽ phát sinh (giá phí bản quyền, chi phí nâng cấp, bảo trì hằng năm…) khi lựa chọn sử dụng phần mềm. PMKT nào có các khoản chi phí phù hợp với mức chi phí mà các trƣờng sẵn sàng trả thì khả năng các trƣờng lựa chọn PMKT đó càng cao. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Elikai và cộng sự (2007), Anil S.Jadhav & Rajendar M. Sonar (2009), Nguyễn Văn Điệp (2014), Huỳnh Thị Hƣơng (2015), Phạm Thị Tuyết Hƣờng (2016).

Yêu cầu của người sử dụng: đây là nhân tố có ảnh hƣởng mạnh thứ ba đến sự

lựa chọn PMKT với hệ số β = 0,261 (giả thuyết H1). Khi một PMKT đáp ứng đƣợc các yêu cầu của ngƣời sử dụng nhƣ phù hợp với quy mô, đặc điểm của các trƣờng hay PMKT thân thiện, dễ sử dụng …. thì khả năng các trƣờng lựa chọn PMKT đó

càng cao. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Ahmad A & Abu-Musa (2005), Thái Ngọc Trúc Phƣơng (2013), Huỳnh Thị Hƣơng (2015).

Chức năng của phần mềm: đây là nhân tố có ảnh hƣởng thấp nhất đến sự lựa

chọn PMKT với hệ số β = 0,247 (giả thuyết H2). Do các trƣờng không chuyên về phần mềm, nên đối với các trƣờng, thì họ đặt niềm tin vào NCC phần mềm là mạnh nhất, nên chức năng cụ thể của phần mềm các trƣờng không quan tâm nhiều. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Võ Văn Nhị và cộng sự (2014).

Tất cả các nhân tố trên đều có tác động dƣơng với sự lựa chọn PMKT. Nếu tăng giá trị của một yếu tố bất kỳ trong 4 yếu tố này sẽ làm tăng giá trị của biến sự lựa chọn PMKT. Nhƣ vậy, kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trƣớc tại Việt Nam đó là có các nhân tố ảnh hƣởng: yêu cầu của ngƣời sử dụng, chức năng của phần mềm, NCC phần mềm, chi phí và lợi ích sử dụng phần mềm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trong chƣơng 4 tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu từ thống kê, mơ tả đặc điểm mẫu, kiểm định và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phƣơng pháp Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA sau đó phân tích hồi quy để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự lựa chọn PMKT của các DN vừa và nhỏ tại TP.HCM. Tiếp đến là kiểm định giả thuyết và dị tìm sự vi phạm các giả định trong mơ hình và kiểm định sự khác biệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn PMKT của các trƣờng ĐH, CĐ, TC nhƣ ban đầu tác giả đã xem xét là: (1) yêu cầu của ngƣời sử dụng, (2) chức năng của phần mềm, (3) NCC phần mềm, (4) chi phí và lợi ích sử dụng phần mềm. Trong đó nhân tố NCC phần mềm có hƣởng mạnh nhất đến sự lựa chọn PMKT. Sau đó lần lƣợt là nhân tố chi phí và lợi ích sử dụng phần mềm, yêu cầu của ngƣời sử dụng, và cuối cùng là chức năng của phần mềm. Kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy khơng có sự khác biệt giữa các thuộc tính về giới tính, chức vụ, trình độ, loại hình đào tạo, quy mô đào tạo đối với sự lựa chọn PMKT.

Nội dung chƣơng 4 là cơ sở khoa học quan trọng để tác giả rút ra kết luận và đƣa ra một số kiến nghị đƣợc trình bày trong chƣơng 5.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận 5.1. Kết luận

Qua tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc liên quan đến sự lựa chọn PMKT, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn PMKT của các trƣờng ĐH, CĐ, TC” là thật sự cần thiết. Nghiên cứu đã thực hiện cơ bản đầy đủ các bƣớc của một quy trình nghiên cứu, từ bƣớc chọn mơ hình cho đến bƣớc điều chỉnh mơ hình thơng qua phƣơng pháp định tính cũng nhƣ lấy mẫu định lƣợng và xử lý số liệu nhằm xác định, đánh giá đƣợc các nhân tố cũng nhƣ mức độ tác động của từng nhân tố đó đến sự lựa chọn PMKT của các trƣờng ĐH, CĐ, TC tại khu vực miền Nam.

Nghiên cứu đã đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu và trả lời đƣợc hai câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Kết quả cho thấy 4 nhân tố mà tác giả xem xét: “yêu cầu của ngƣời sử dụng”, “chức năng của phần mềm”, “NCC phần mềm”, “chi phí và lợi ích sử dụng phần mềm” đều có ảnh hƣởng đến sự lựa chọn PMKT. Trong đó nhân tố NCC phần có ảnh hƣởng mạnh nhất, tiếp đến là chi phí và lợi ích sử dụng phần mềm và yêu cầu sử dụng phần mềm. Nhân tố chức năng của phần mềm có ảnh hƣởng thấp nhất. Kết quả nghiên cứu đã góp phần cung cấp những thơng tin tham khảo cho các trƣờng ĐH, CĐ, TC đang có nhu cầu lựa chọn PMKT phù hợp để sử dụng. Bên cạnh đó, thơng qua những nhân tố tác động đến sự lựa chọn PMKT của trƣờng ĐH, CĐ, TC các NCC PMKT cũng có thể xây dựng và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của mình để mang lại sự hài lịng cho các khách hàng từ đó gia tăng uy tín của mình.

Ngồi ra, nghiên cứu còn cho thấy khơng có sự khác biệt về sự lựa chọn PMKT giữa các loại hình đào tạo, quy mơ đào tạo cũng nhƣ giới tính, chức vụ, trình độ.

5.2. Hàm ý chính sách

Cùng với sự phát triển của thời đại CNTT 4.0, các trƣờng ĐH, CĐ, TC cần phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc ứng dụng PMKT trong cơng tác kế

quy trình lựa chọn khoa học, gồm các bƣớc sau: xác định yêu cầu để lựa chọn phần mềm; thu thập các PMKT; tìm hiểu và xác định khả năng đáp ứng của từng phần mềm; đánh giá, lựa chọn phần mềm. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số gợi ý tƣơng ứng với từng nhân tố có tác động đến sự lựa chọn PMKT cho các trƣờng ĐH, CĐ, TC để các trƣờng có thể lựa chọn đƣợc PMKT phù hợp cũng nhƣ đề xuất một số gợi ý đối với NCC phần mềm nhƣ sau:

Thứ nhất, đối với nhân tố NCC phần mềm: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “NCC phần mềm” có ảnh hƣởng mạnh nhất đến sự lựa chọn PMKT của các trƣờng. Các trƣờng ĐH, CĐ, TC sẽ sử dụng PMKT trong suốt quá trình hoạt động, trong khi các trƣờng khơng có kinh nghiệm về phần mềm, vì vậy các trƣờng đặt sự tin tƣởng vào NCC rất nhiều. Chính vì thế các trƣờng cần phải lựa chọn NCC phần mềm có uy tín trên thị trƣờng cũng nhƣ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tốt cho mình trong suốt quá trình sử dụng. Vì vậy, khi lựa chọn một PMKT để đƣa vào sử dụng, các trƣờng cần phải tìm hiểu về các NCC phần mềm, xem NCC phần mềm có uy tín hay khơng và sản phẩm phần mềm của NCC đó có phổ biến trên thị trƣờng hay không. Đồng thời các trƣờng nên đánh giá dịch vụ hỗ trợ của NCC thông qua các khả năng hỗ trợ nhƣ: khả năng hỗ trợ ngƣời sử dụng học cách sử dụng; xử lý sự cố, sai sót hay khả năng hỗ trợ trong việc bảo trì và nâng cấp phần mềm... Việc đánh giá này có thể thơng qua việc tham khảo thơng tin từ những trƣờng đã sử dụng phần mềm hoặc các cam kết, chính sách về dịch vụ hỗ trợ của NCC phần mềm cho trƣờng khi sử dụng PMKT của họ. Các NCC phần mềm cần có các giải pháp để nâng cao chất lƣợng dịch vụ hỗ trợ cho các trƣờng đang sử dụng phần mềm và nâng cao uy tín của mình. Khi các trƣờng mới bắt đầu sử dụng phần mềm NCC cần phải hƣớng dẫn tốt cho ngƣời sử dụng học cách sử dụng thông qua các tài liệu hƣớng dẫn sử dụng, tổ chức khóa huấn luyện để học về cách sử dụng phần mềm cho các kế toán viên của các trƣờng. Trong quá trình sử dụng, nếu các trƣờng gặp sự cố hay có sai sót về số liệu thì phải hỗ trợ các trƣờng xử lý nhanh chóng, kịp thời. Định kỳ, NCC nên cử nhân viên đến bảo trì phần mềm cho các trƣờng. Để có đƣợc dịch vụ hỗ trợ tốt nhất NCC cần phải xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có

trình độ chun mơn nghiệp vụ cao để có thể hỗ trợ tốt cho khách hàng. Muốn nhƣ vậy, NCC phần mềm phải thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, và trang bị các kỹ năng chuyên sâu cho đội ngũ nhân viên của mình. Khi các các trƣờng hài lòng về dịch vụ hỗ trợ cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm PMKT thì uy tín của NCC phần mềm cũng đƣợc nâng cao.

Thứ hai, đối với nhân tố chi phí và lợi ích sử dụng phần mềm: NCC cần đảm bảo một mức chi phí hợp lý để các trƣờng cảm thấy số tiền họ bỏ ra sẽ tƣơng xứng với giá trị mà họ sẽ nhận đƣợc, để từ đó NCC cân nhắc các loại chi phí nhƣ: chi phí bản quyền, chi phí bảo trì, nâng cấp, … Các NCC cần lƣu ý là các trƣờng ĐH, CĐ, TC không phải là những tổ chức chuyên kinh doanh nhƣ DN, họ còn gặp rào cản trong vấn đề thu – chi đó chính là thực hiện tự chủ tài chính nên vấn đề chi phí và lợi ích cần đƣợc cân nhắc rất kỹ trƣớc khi lựa chọn PMKT cho đơn vị của mình sử dụng.

Thứ ba, đối với nhân tố yêu cầu của ngƣời sử dụng: Trƣớc khi lựa chọn PMKT, các trƣờng ĐH, CĐ, TC đã phải căn cứ vào tổ chức hoạt động và quản lý cụ thể để lựa chọn PMKT phù hợp. Các trƣờng nên lựa chọn PMKT phù hợp với đặc điểm, quy mơ đào tạo, loại hình đào tạo của riêng mình nói chung cũng nhƣ đặc điểm của tổ chức bộ máy kế tốn nói riêng. Trong số các yêu cầu của ngƣời sử dụng đối với PMKT thì yêu cầu PMKT phải phù hợp với nhu cầu xử lý và cung cấp thông tin kế toán đƣợc đánh giá là quan trọng nhất. Vì vậy, NCC phần mềm cần phải thiết kế các sản phẩm phần mềm sao cho đáp ứng yêu cầu trên.

Thứ tƣ, đối với nhân tố chức năng của PMKT: Các tính năng của quan trọng của PMKT mà các trƣờng quan tâm khi lựa chọn đó là tính linh hoạt; tính bảo mật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần mềm kế toán tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)