ẢNH HƯỞNG CỦA BDBV LÊN KÍCH THƯỚC THỨC ĂN

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ngành chăn nuôi – thú y ảnh hưởng của bánh dầu bông vải lên kích thước thức ăn, giá trị ph, hàm lượng nitơ từ nh3 trong dạ cỏ bò lai sind (Trang 58 - 61)

Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA BDBV LÊN KÍCH THƯỚC THỨC ĂN

Bảng 4.2: Kích cỡ các mẫu thức ăn trong dạ cỏ bò (%DM)

Rây 2 mm 1 mm 500µm 212 µm 106 µm 53 µm NT1 31,69a 10,07a 19,14a 19,58b 12,28a 6,68b NT2 26,98a 14,25a 18,25a 21,20a 12,44a 5,75b NT3 6,18b 10,45a 19,64a 21,68a 12,70a 29,02a NT4 5,64b 12,53a 22,55a 19,07b 11,58a 28,25a SEM 2,63 1,03 1,84 0,17 0,62 1,253 P 0,001 0,086 0,446 0,001 0,637 0,001

(Ghi chú: Các chữ a, b, c… khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa thống kê)

Qua bảng 4.2, ta thấy khi cho bò ăn những khẩu phần với 4 nghiệm thức khác nhau thì %DM của các rây: 1 mm, 500 µm và 106 µm có sự khác biệt

nhưng khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), cịn %DM của các rây: 2 mm, 212

µm và 53 µm đều có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Biểu đồ 4.1: Kích cỡ các mẫu thức ăn trong dạ cỏ bị (%DM)

Trong cùng một hệ thống rây, %DM của các rây có tỉ lệ khác nhau rõ rệt ở từng nghiệm thức. Cụ thể là: 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 %DM Nghiệm thức 2 mm 1 mm 500 µm 212 µm 106 µm 53 µm

 NT1: %DM của rây 2 mm có tỉ lệ cao nhất (31,69%), tiếp theo là các rây 212 µm (19,58%), 500 µm (19,14%), 106 µm (12,28%), 1 mm (10,07%), rây có tỉ lệ thấp nhất là rây 53 µm (6,68%).

 NT2: %DM của rây 2 mm có tỉ lệ cao nhất (26,98%), tiếp theo là các rây 212 µm (21,20%), 500 µm (18,25%), 1 mm (14,25%), 106 µm (12,44%) và rây có tỉ lệ thấp nhất là rây 53 µm (5,75%).

 NT3: %DM của rây 53 µm có tỉ lệ cao nhất (29,02%), tiếp theo là các rây 212 µm (21,68%), 500 µm (19,64%), 106 µm (12,70%), 1 mm (10,45%), rây có tỉ lệ thấp nhất là rây 2 mm (6,18%).

 NT4: %DM của rây 53 µm có tỉ lệ cao nhất (28,25%), tiếp theo là các rây 500 µm (22,55%), 212 µm (19,07%), 1 mm (12,53%), 106 µm (11,58%), rây có tỉ lệ thấp nhất là rây 2 mm (5,64%).

Riêng ở rây 53 µm, ta thấy: NT3 có %DM cao nhất, kế đến là NT4, NT1 và cuối cùng thấp nhất là NT2. Trong khi ở rây 2 mm, thì %DM của NT1 là cao

nhất, kế đến là NT2, NT3 và thấp nhất là: NT4. Tất cả sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu về tỉ lệ tiêu

hóa và tăng trọng của Phan Thanh Điều (2013).

Từ những kết quả trên, dễ dàng nhận thấy rằng: Kích cỡ các mẫu thức ăn trong dạ cỏ bị thí nghiệm có sự khác nhau ở 4 nghiệm thức. Trong đó, NT3 và NT4 thì các mẫu thức ăn có kích cỡ nhỏ chiếm phần lớn, còn ngược lại: NT1 và NT2 thì các mẫu thức ăn có kích cỡ lớn chiếm tỉ lệ lớn.

Bảng 4.3: Tỉ lệ các dạng thức ăn trong dạ cỏ bò (%DM) Dạng thức ăn Lớn (%) Vừa (%) Nhỏ (%) NT1 41,76a 51,00a 6,68b NT2 41,24a 51,89a 5,75b NT3 16,63b 54,03a 29,02a NT4 18,17b 53,20a 28,25a SEM 2,44 1,62 1,25 P 0,001 0,589 0,001

(Ghi chú: Các chữ a, b, c… khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa thống kê)

Quan sát kết quả ở bảng 4.3, ta thấy: khi thay đổi kích thước của khay lọc thì %DM các dạng thức ăn khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Đồng thời dễ dàng nhận ra rằng: tỉ lệ các dạng thức ăn trong dạ cỏ bị thí nghiệm khác nhau rõ rệt ở 4 nghiệm thức. Cụ thể:

 Đối với NT1: dạng thức ăn vừa chiếm tỉ lệ cao nhất (51,00%), tiếp theo là dạng thức ăn lớn (41,76%), chiếm tỉ lệ thấp nhất là dạng thức ăn nhỏ (6,68%).

 Đối với NT2: dạng thức ăn vừa chiếm tỉ lệ cao nhất (51,89%), tiếp theo là dạng thức ăn lớn (41,24%), chiếm tỉ lệ thấp nhất là dạng thức ăn nhỏ (5,75%).

 Đối với NT3: dạng thức ăn vừa chiếm tỉ lệ cao nhất (54,03%), tiếp theo là dạng thức ăn nhỏ (29,02%), chiếm tỉ lệ thấp nhất là dạng thức ăn lớn (16,63%).

 Đối với NT4: dạng thức ăn vừa chiếm tỉ lệ cao nhất (53,20%), tiếp theo là dạng thức ăn nhỏ (28,25%), chiếm tỉ lệ thấp nhất là dạng thức ăn lớn (18,17%).

Nhìn chung, tỉ lệ các dạng thức ăn vừa và nhỏ chiếm phần lớn ở NT3 và NT4, còn ngược lại tỉ lệ các dạng thức ăn vừa và lớn chiếm phần lớn ở NT1 và NT2.

Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ các dạng thức ăn trong dạ cỏ bò (%DM)

Kết quả trên có sự khác biệt với kết quả thí nghiệm của Tống Văn Hiền (2012) là: khi cho bị ăn cỏ lơng tây (có kích thước thức ăn lớn), thì dạng thức ăn lớn chiếm tỉ lệ rất cao, trong khi dạng thức ăn nhỏ lại chiếm tỉ lệ thấp. Tuy nhiên, sự khác biệt này hồn tồn khơng mâu thuẫn với nhau.

Từ đó, có thể rút ra kết luận: kích thước thức ăn càng lớn thì sự phân hủy

thức ăn càng chậm. Ngược lại, thức ăn càng nhỏ thì sự phân hủy thức ăn càng nhanh.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ngành chăn nuôi – thú y ảnh hưởng của bánh dầu bông vải lên kích thước thức ăn, giá trị ph, hàm lượng nitơ từ nh3 trong dạ cỏ bò lai sind (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)