5.1. Kiến nghị nâng cao kết quả của dự án phần mềm
5.1.5. Kiến nghị về lập kế hoạch và quản lý
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc lập kế hoạch và quản lý dự án là yếu tố rủi ro nhất trong tất cả các dự án phần mềm và nó có giá trị trung bình rất cao trong các các yếu tố rủi ro, hiện diện trong cả 4 mơ hình hồi quy với hệ số ảnh hưởng đạt đến 0.55. Vì vậy việc quản lý rủi ro trong dự án phần mềm đông nghĩa với việc lập kế hoạch và quản lý tốt dự án. Do việc hoạch định và ước lượng thời gian, chi phí cho dự án chỉ mang tính tương đối và dựa vào kinh nghiệm là chính nên nó ln ẩn chứa rủi ro rất cao. Nên việc lập kế hoạch càng tỉ mỉ càng tốt và cần phải tham khảo ý kiến của toàn bộ nhân viên có kinh nghiệm. Tác giả kiến nghị một số giải pháp sau:
- Đối với rủi ro về không dành thời gian để xác định rõ phạm vi dự án: lên kế hoạch dự án tốt cần xác định tình trạng của vấn đề và phạm vi dự án. Nhà quản lý dự án cần thông tin liên lạc về dự án với mọi người liên quan. Họ có thể sẽ phát hiện ra những hiểu lầm về phạm vi của dự án hay những yêu cầu nảy sinh của hệ thống trong quá trình thực hiện dự án. Việc thường xuyên kiểm tra tiến độ, đánh giá chất lượng của dự án và đưa ra những điều chỉnh kịp thời ln đóng một vai trò quan trọng trong dự án phần mềm.
- Đối với rủi ro về ước lượng lịch trình và chi phí khơng chính xác: cần kiểm tra, đánh giá trong mỗi giai đoạn của dự án là một phương pháp để đảm bảo thành công dự án. Lúc bắt đầu lập kế hoạch cần phải có những người có
nhiều kinh nghiệm giúp tư vấn và lường trước các rủi ro, có những khoảng dự phịng về thời gian và chi phí khi cần thiết.
- Đối với rủi ro về thiếu những nhà quản lý dự án có kinh nghiệm: thuê những nhà quản lý dự án có bằng cấp và khả năng theo yêu cầu để quản lý các thành phần tham gia. Một nhà quản lý dự án giỏi phải có nhiều khả năng. Họ cần phải biết cách tổ chức các cuộc họp, xử lý rủi ro, và quản lý nhiều thành phần khác nhau - nhân viên lập trình, nhân viên đảm bảo chất lượng, và nhân viên phân tích yêu cầu. Một nhà quản lý dự án kinh nghiệm cũng cần thành thạo bất kỳ công nghệ nào đang được triển khai. Tăng cường đào tạo, giám sát, huấn luyện và chia sẻ kinh nghiệm trong nội bộ cơng ty. Cơng ty có thể tổ chức những khóa đào tạo cho các trưởng nhóm, những người sẽ trở thành quản lý dự án trong tương lai, như là một cách chuẩn bị những nhà quản lý tốt. Theo dõi kết quả đánh giá đào tạo nhân viên.
- Đối với rủi ro về phương pháp quản lý dự án: một phương pháp quản lý dự án giúp tiến hành dự án hiệu quả và giúp nhà quản lý nhận thức được các hoạt động liên quan đến việc tiến hành dự án. Xác định đúng ranh giới của tiêu chuẩn và phương pháp sẽ loại bỏ các rủi ro liên quan đến các dự án công nghệ thông tin.