Ký hiệu Biến quan sát
KHQL1 Các giai đoạn quan trọng trong dự án không được định nghĩa
rõ ràng
KHQL2 Thiếu phương pháp quản lý hiệu quả cho dự án
KHQL3 Nhà quản lý dự án thiếu kinh nghiệm
KHQL4 Lập kế hoạch dự án chưa rõ ràng, chi tiết
KHQL5 Thiếu kỹ năng quản lý con người trong quản lý dự án
KHQL6 Giao tiếp không hiệu quả
KHQL7 Ước lượng thiếu nhân lực cần thiết cho dự án
KHQL8 Ước lượng thiếu thời gian thực hiện dự án
3.4.7 Rủi ro do nhóm phát triển dự án
Rủi ro do nhóm phát triển dự án được đo lường bằng 7 biến quan sát
Bảng 3.7 Thang đo rủi ro do nhóm phát triển dự án Ký hiệu Biến quan sát Ký hiệu Biến quan sát
NPT1 Thường xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm NPT2 Thường xuyên luân chuyển công việc giữa các thành viên trong
nhóm dự án
NPT3 Các thành viên trong nhóm khơng quen thuộc với công việc sắp được giao
NPT4 Các thành viên trong nhóm thiếu những kỹ năng đặc biệt đòi hỏi trong dự án
cần thiết
NPT6 Các thành viên dự án thiếu quyết tâm đối với dự án đang thực hiện NPT7 Các thành viên thực hiện dự án còn thiếu các kinh nghiệm cần thiết
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu gồm thông tin về mẫu khảo sát, kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo, kết quả phân tích nhân tố EFA và kết quả phân tích hồi quy, giải thích mơ hình hồi quy, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Khảo sát được thực hiện trong giai đoạn từ 20/08/2013 đến 20/10/2013 bằng cách phát bảng câu hỏi trực tiếp tại công ty gia công phần mềm TMA Solution (công ty gia cơng phần mềm TMA có khoảng 1300 kỹ sư phần mềm và đã hoàn thành hàng trăm dự án cho nước ngoài); nghiên cứu cũng thực hiện gởi mail bảng câu hỏi đến các công ty phần mềm khác tại TP.HCM, bao gồm: công ty phần mềm FPT, Sài Gịn Soft, CSC, … Tổng cộng có 100 câu hỏi được phát trực tiếp, 300 câu hỏi được phát bằng cách gởi email/chat/facebook. Kết quả thu về được 300 kết quả trả lời, tỉ lệ phiếu trả lời nhận được 75%. Sau khi loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu, tác giả giữ lại 220 phiếu đạt yêu cầu để thực hiện nghiên cứu.
4.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo
Để kiểm định mơ hình, độ tin cậy của từng thành phần của thang đo kết quả dự án phần mềm sẽ được đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại các biến khơng phù hợp trước. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item - total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy từ 0,60 trở lên.
Sau khi sử dụng Cronbach’s Alpha để loại đi các biến không đạt độ tin cậy, các biến đạt yêu cầu sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Mục đích của EFA là khám phá cấu trúc của thang đo kết quả dự án phần mềm. Cuối cùng, tất cả các thành phần được đưa vào phân tích hồi quy bội nhằm khẳng định giả thiết ban đầu.
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo kết quả dự án phần mềm
Thang đo kết quả của dự án phần mềm được đo lường bằng 4 biến quan sát: kỹ thuật, đánh giá người dùng, thời gian và chi phí có kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo như sau: