Kế hoạch phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định lựa chọn khai thuế qua mạng, nghiên cứu tình huống tại chi cục thuế quận 7 (Trang 45 - 48)

- Thiết kế bảng câu hỏi và tham khảo ý kiến

3.2.2 Kế hoạch phân tích dữ liệu

* Mã hóa các biến thang đo trước khi đưa vào xử lý

Thang đo sẽ được mã hoá để đưa vào xử lý.

Các dữ liệu sau khi thu thập từ các phiếu khảo sát sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS.

* Phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis).

Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

12

Hair, Jr. J.F, Anderson, R.E, Tatham, RL & Black, WC, 1998. Multivariate Data Analysis. Prentical-Hall International, Inc.

Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser-Meyer – Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, cịn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu.

Bên cạnh đó, trong phân tích nhân tố sử dụng đại lượng Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) để kiểm định giả thuyết H0 là các biến khơng có

tương quan với nhau trong tổng thể. Đại lượng này có giá trị càng lớn thì ta càng có nhiều khả năng bác bỏ giả thuyết H0 này, thông thường mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett phải nhỏ hơn hoặc bằng 0.05 thì phân tích nhân tố có khả năng thích hợp.

Ngồi ra, phân tích nhân tố cịn dựa vào eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mơ hình. Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc.

Một phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (component matrix) hay ma trận nhân tố khi các nhân tố được xoay (rotated component matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Những hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích nhân tố principal components với phương pháp xoay Varimax nên các hệ số tải nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0.5 thì mới đạt yêu cầu.

Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới 13. Thơng thường, thang đo có Cronbach alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.

* Xây dựng phương trình hồi quy bội.

Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy, dị tìm các phạm vi giả định cần thiết trong mơ hình hồi quy tuyến tính bội như kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor – VIF). Nếu các giả định không bị vi phạm, mơ hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng. Và hệ số R2

đã được điều chỉnh (adjusted R square) cho biết mơ hình hồi quy được xây dựng phù hợp đến mức nào.

3.3 Tóm tắt chương 3

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu gồm hai bước chính: đánh giá sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Đánh giá sơ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận nhóm và thiết kế bảng câu hỏi qua tham khảo ý kiến. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng nghiên cứu

13 Nunnally, J, 1978. Psychometric Theory. NewYork, McGraw-Hill.

Peterson, R, 1994. “A Meta-Analysis of Cronbach’s Coefficent Alpha”. Journal of consumer Research, No 21 Vo.2, pp.38-91.

định lượng. Chương này cũng trình bày kế hoạch phân tích dữ liệu thu thập được.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định lựa chọn khai thuế qua mạng, nghiên cứu tình huống tại chi cục thuế quận 7 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)