Thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ truyền hình mytv của khách hàng cá nhân tại bà rịa vũng tàu (Trang 29)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN

2.3.3. Thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam

Bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1995, cho tới nay dịch vụ truyền hình trả tiền đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng cùng với việc mở rộng nhiều hình thức THTT như: Truyền hình cáp, Truyền hình vệ tinh, Truyền hình kỹ thuật số mặt đất, Truyền hình Internet.

18

Theo số liệu từ Bộ TT&TT, tính đến năm 2019, thị trường truyền hình trả tiền duy trì phát triển ổn định với xấp xỉ 16,5 triệu thuê bao, doanh thu xấp xỉ 9000 tỷ đồng Việt Nam tương đương 390 triệu đơ la Mỹ. Hàng trăm kênh và chương trình phát thanh, truyền hình trên truyền hình trả tiền được cung cấp đến người dân, hàng ngìn giờ chương trình truyền hình theo yêu cầu được tải xuống phục vụ nhu cầu của người xem

So với mục tiêu đặt ra đến năm 2020: Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ước đạt hơn 16,5 triệu thuê bao/26 triệu hộ gia đình, chiếm tỷ lệ 63% thuê bao/hộ gia đình, thì lĩnh vực truyền hình trả tiền đã đạt chỉ tiêu quy hoạch tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 19/8/2013 là đến năm 2020 có từ 60-70% số hộ sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền.

Hiện nay cả nước có 297 kênh truyền hình trong nước, 87 kênh truyền hình nước ngồi. Số kênh chương trình nước ngồi được cấp phép biên tập trên dịch vụ PTTH trả tiền 71 kênh.

Theo thống kê của Cục Phát thanh truyền hình và Thơng tin điện tử, tính đến nay đã có 35 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam được cấp giấy phép. Bên cạnh những gương mặt “lão làng” trong lĩnh vực truyền hình như VTVcab, SCTV, AVG, VTC, HTVC, Hanoicab, VNPT, Viettel, K+, FPT thị trường truyền hình trả tiền cũng đã xuất hiện một gương mặt mới, đó là VIEON, SAI GON PM, CORP…

Theo số liệu hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) đưa ra đến cuối năm 2019 số lượng thuê bao truyền hình trả tiền ước đạt 16,5 triệu. Trong đó, Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) dẫn đầu về th bao và phủ sóng hầu hết các tỉnh thành. Đứng thứ hai thị phần là Truyền hình cáp Việt Nam (VTV cab) đang cung cấp ở 52 tỉnh thành. Công ty TNHH MTV dịch vụ kỹ thuật truyền thơng HTV (thuộc đài truyền hình Hồ Chí Minh) phủ song tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh đồng bằng nam bộ. Truyền hình cáp Hà Nội (HCATV) chủ yếu phủ song khu vực Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang. Truyền hình số VTC phủ song tỉnh đồng bằng bắc bộ và một số tỉnh phía nam.

19

THTT Internet MyTV (VNPT), Viettel TV (Viettel), FPT Play (FPT) phủ sóng hầu hết khắp cả nước. Cũng theo VNPayTV truyền hình hữu tuyến cáp (CATV) vẫn chiếm lĩnh thị trường đạt tỷ lệ thị phần 70% về thuê bao. Nhà cung cấp dịch vụ truyền hình có thị phần lớn nhất là SCTV, VTV cab.

Có thể thấy truyền hình trả tiền đang là xu thế phát triển tất yếu, để đáp ứng nhu cầu xem truyền hình đặc sắc, đa dạng, phong phú hấp dẫn về nội dung đáp ứng nhu cầu giải trí của người tiêu dùng. Trong tương lai, truyền hình trả tiền sẽ giữ vai trị chủ đạo về phục vụ giải trí, truyền hình quảng bá nói chung và truyền hình mặt đất nói riêng.

Cạnh tranh khốc liệt thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam

Bùng nổ dịch vụ truyền hình Internet (OTT)

Theo số liệu khảo sát xu hướng xem của người dân Việt Nam năm 2019 do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thơng tin điện tử cung cấp, Việt Nam có 64 triệu người sử dụng Internet - xếp thứ 12 trên thế giới và thứ 6 trong khu vực. Bình quân mỗi người sử dụng Internet Việt Nam sử dụng Internet 6h43/ngày, trong đó 2h30 là dùng mạng xã hội, 2h31 là xem truyền hình trực tuyến và video theo yêu cầu, 1h11 phút là nghe nhạc trực tuyến.

Theo số liệu của Statisca, doanh thu cho nhóm VoD (Video on Demand) năm 2018 là 75 triệu USD, được dự đoán tăng lên 119 triệu USD vào năm 2023, tăng gần gấp đơi trong vịng 5 năm. Ở nhóm SVoD (Subsription Video on Demand), nhóm nhu cầu lớn nhất, được dự đoán tăng trưởng lên 113% vào năm 2023. Qua những con số này cho thấy Việt Nam là một thị trường truyền hình Internet đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

VNPT là đơn vị tiên phong cung cấp truyền hình IPTV giao thức OTT với ứng dụng MyTV Net từ đầu năm 2012, tiếp theo đó FPT Telecom cũng cung cấp dịch vụ FPT Play HD từ 3/2013. Một ông lớn khác là Viettel Telelcom sau khi ra mắt truyền

20

hình IPTV vào năm 2014 với tên gọi Next TV, cũng đã phát triển thành dịch vụ OTT mang tên Viettel TV vào 10/2018.

Truyền hình giao thức OTT có thể cho phép nhà cung cấp dịch vụ truyền hình phát triển trên mọi hạ tầng Internet. Tức là chỉ với một bộ thiết bị thông minh như SmartTV, SmartPhone, Tablet, TV Box,.. kết nối trên đường truyền Internet của bất cứ nhà cung cấp dịch vụ viễn thơng nào là có thể cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT chỉ cung cấp giải pháp và nội dung mà không phải lo đầu tư hạ tầng truyền dẫn. Nhờ ưu điểm này truyền hình OTT khơng chỉ giải được bài tốn khó về đầu tư hạ tầng truyền dẫn của doanh nghiệp mà còn biến chiếc tivi thường của khách hàng thành SmartTV với mức chi phí vừa phải. Chính vì những ưu điểm đó truyền hình OTT hiện đang phát triển như vũ bão với doanh thu và số lượng thuê bao tăng trưởng 50%/năm. Trong khi đó th bao truyền hình trả tiền truyền thống trong khu vực tăng trưởng chậm với mức khoảng 4-5% và doanh thu khoảng 6-7% trong những năm gần đây.

Truyền hình OTT cuộc cạnh tranh xuyên biên giới

Theo nhận đinh của Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) dịch vụ truyền hình Internet đang có bước phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam. Nếu năm 2018, thị trường chỉ có 1,1 triệu th bao, thì năm 2019 đã đạt 2,7 triệu thuê bao. Thị trường Việt Nam đã xuất hiện hàng loạt các đối thủ ngoại. Tháng 7/2019, HBO đã cung cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến HBO GO tại Việt Nam trên ứng dụng FPT Play. Một đại gia khác là Apple bắt đầu cung cấp dịch vụ truyền hình Internet Apple TV+ ở hơn 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam vào tháng 11/2019.

Cũng trong thời gian này, các ông trùm nội dung số hàng đầu thế giới đã cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới vào Việt Nam như Netflix của Mỹ, iQIYI (Baidu ) và WeTV (Tencent) của Trung Quốc, Iflix xủa Malaysia. Các dịch vụ này đã “âm thầm” thâm nhập thị trường Việt Nam qua app trên Google Play hoặc Apple Store. Các bộ phim

21

phát trên các ứng dụng xuyên biên giới đều có phụ đề tiếng Việt và người dùng có thể đăng ký tài khoản, trả tiền thuê bao hàng tháng bằng tiền đồng Việt Nam.

Những con số trên cho thấy, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngồi kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền và là thách thức lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam.

2.3.4. Các hình thức truyền dẫn, phát sóng truyền hình trả tiền tại Việt Nam

Tại Việt Nam truyền hình trả tiền được cung cấp theo các hình thức sau:

Truyền hình cáp hay CATV (Community Access Television hay Community

Antenna Television) tín hiệu được truyền qua tần số vơ tuyến (RF) được truyền tải qua cáp đồng trục hay cáp quang, là một hệ thống các chương trình truyền hình trả tiền theo thuê bao. Do ưu điểm về công nghệ nên truyền hình cáp là dịch vụ truyền hình trả tiền phổ biến trên thế giới. Trong cơ cấu các hộ gia đình dùng THTT, truyền cáp chiếm 90% ở các nước phát triển và 65% ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam các cơng ty truyền hình cáp lớn là: SCTV, VTV Cab, HTVC, HCATV,..

Truyền hình kỹ thuật số Vệ tinh (Direct to Home – DTH) là loại hình khắc phục nhược điểm dây cáp rối rắm của truyền hình cáp. Chỉ cần 1 đầu thu kĩ thuật số và 1 ăng ten chảo (kích thước nhỏ) là người dùng đã có thể sử dụng. Dù ở đơ thị hay miền núi, hải đảo xa xơi, ở đâu có sóng truyền hình vệ tinh, là đầu thu kĩ thuật số ở đó có thể bắt được sóng truyền hình. DTH sử dụng băng tần KU, kích thước anten chỉ cần 0,6m nên phù hợp các hộ gia đình. Tại Việt Nam trong lĩnh vực truyền hình kỹ thuật số vệ tinh có các nhà cung cấp: VTV Cab , VTC, AVG, K+,..

Truyền hình kỹ thuật số mặt đất (Digital Terrestrial Television - DTT) là công

nghệ chuyển đổi từ tương tự sang kỹ thuật số (analog-to-digital). Phương thức này có ưu điểm là hình ảnh sắc nét, có chiều sâu, loại bỏ hồn tồn hiện tượng

22

nhiễu và bóng ma (ghost free) vốn là nhược điểm của truyền hình analog thơng thường (truyền hình quảng bá của VTV, truyền hình cáp,… ) loại bỏ ảnh hưởng của các tia sóng phản xạ, khơng bị ảnh hưởng nhiễu phát ra do máy vi tính, mơ tơ điện, sấm sét…Có thể thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất theo kiểu cố định hoặc xách tay, thu di động trên các phương tiện giao thông công cộng như ô tô, tàu hoả, máy bay. Để sử dụng cơng nghệ này, người dùng cần có ăng ten thu sóng và đầu thu kỹ thuật số (Set-top-box) để giải mã, chuyển đổi tín hiệu. Tại Việt Nam. các nhà cung cấp truyền hình kỹ thuật số mặt đất phát sóng chuẩn DVB-T2 đây là chuẩn tiên tiến nhất thế giới về truyền hình kỹ thuật số mặt đất, áp dụng chuẩn này cung cấp nhiều kênh hơn và chất lượng tốt hơn. Các nhà cung cấp truyền hình kỹ thuật số mặt đất gồm: VTV, VTC, DTV, AVG, SDTV.

Truyền hình Internet: IPTV (Internet Protocol TV) là truyền hình trên giao thức

internet, có thể cung cấp kênh truyền hình và ứng dụng đa phương tiện cho người xem thông qua cổng kết nối set top box đến Tivi để xem; OTT (Over The Top) là giải pháp cung cấp các nội dung cho người sử dụng dựa trên các nền tảng Internet. Lĩnh vực được ứng dụng nhiều nhất đó là cung cấp các nội dung về truyền hình qua các giao thức internet và nhiều Video theo yêu cầu (VOD) tới người dùng cuối cùng. Hiện nay, cơng nghệ OTT đã được tương thích với rất nhiều thiết bị, bất kỳ tài khoản nào cũng có thể đăng nhập và trải nghiệm dịch vụ OTT, từ máy chơi game, điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc TV thơng minh. Tại Việt Nam các nhà cung cấp truyền hình Internet (IPTV, OTT) lớn MyTV (VNPT), FPT Play (FPT), Viettel TV (Viettel).

2.3.5. Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam

Theo thống kê của Cục Phát thanh truyền hình và Thơng tin điện tử, tính đến tháng 2/2020 đã có 35 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam được cấp giấy phép. Tuy nhiên do ưu điểm về cơng nghệ của truyền hình cáp trên thế giới là phổ

23

biến, tại Việt Nam có ba đơn vị truyền hình cáp trả tiền chiếm thị phần lớn gồm: SCTV, VTV Cab, HTVC.

SCTV-Truyền hình cáp Saigontourist: là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cổ

phần giữa đài truyền hình Việt Nam (VTV) và tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist) thành lập ngày 27/8/1992. Năm 2010 SCTV chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quyết định của UBND thành phố Hồ Chí Minh.

Chức năng nhiệm vụ cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trên cơng nghệ truyền hình cáp đồng trục & cáp quang, là doanh nghiệp được phép cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trên cả nước 63 tỉnh thành.

Hiện nay SCTV là doanh nghiệp truyền hình trả tiền có thị phần lớn nhất Việt Nam và kéo cáp phủ hầu hết các tỉnh thành. SCTV đang có xu hướng phát triển kinh doanh dịch vụ internet băng rộng, thoại VOIP, dịch vụ OTT.

VTCcab-Truyền hình cáp Việt Nam: Đơn vị truyền hình trả tiền duy nhất trực

thuộc trực tiếp đài truyền hình Việt Nam. Năm 2013 truyền hình cáp Việt Nam thay đối thương hiệu nhận diện từ VCTV sang VTVcab. Các dịch vụ VTVcab kinh doanh: dịch vụ truyền hình trả tiền, truyền hình CATV, truyền hình số HD, truyền hình tương tác IPTV và OTT.

HTVC-Truyền hình cáp TP.HCM: ra đời năm 2003, HTVC thuộc đài truyền

hình thành phố Hồ Chí Minh, với 100% vốn nhà nước. HTVC cung cấp dịch vụ cho khách hàng khu vực thành phố Hồ Chí Minh & các tỉnh lân cận, sản xuất, mua bán các kênh truyền hình, chương trình game show. Chương trình truyền hình của HTVC chia thành các nhóm: phim truyện, ca nhạc, thể thao, tin tức, mua sắm, tài chính, thiếu nhi. HTVC cũng cung cấp dịch vụ internet băng rộng tốc độ cao, cung cấp truyền tương tác, độ phân giải cao.

VTC-Truyền hình Kỹ thuật số: Năm 2004 tổng công ty truyền thông đa phương

24

thức có hiệu lực, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC được điều chuyển từ Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC về Bộ thông tin và truyền thông.

Dịch vụ THTT của VTC được cung cấp trên hạ tầng truyền dẫn vệ tinh Vinasat theo chuẩn phát song DVB-S2 phủ sóng tồn lãnh thổ Việt Nam và một số nước Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần lãnh thổ Trung Quốc.

Tổng công ty Truyền thơng đa phương tiện VTC hoạt động chính trong các lĩnh vực dịch vụ truyền hình, nội dung số, thương mại điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin…VTC đã thành công trong việc ứng dụng hội tụ các ngành phát thanh, truyền hình & viễn thơng – cơng nghệ thông tin.

Tổng công ty VTC đơn vị đầu tiên áp dụng kỹ thuật số vào truyền hình trả tiền tại Việt Nam, mang ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển ngành truyền hình theo cơng nghệ kỹ thuật số tiên tiến, giúp Việt Nam có định hướng số hóa phát sóng truyền hình mặt đất hồn thành năm 2020.

K+ -Truyền hình số vệ tinh tại Việt Nam: Được cung cấp bởi công ty TNHH

truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV) thành lập từ năm 2009. Truyền hình K+ là dịch vụ truyền hình ứng dụng nền tảng DTH và những cơng nghệ truyền hình tân tiến nhất hiện nay, dịch vụ truyền hình vệ tinh K+ phủ sóng rộng khắp tồn quốc kể cả vùng sâu vùng xa hay nơi hải đảo xa xôi, K+ mang lại sự khác biệt về chất lượng hình ảnh sắc nét cũng như âm thanh cơng nghệ số sống động.

Hiện tại truyền hình K+ hiện đang cung cấp dịch vụ truyền hình số vệ tinh phủ sóng trên tồn quốc với hơn 4.000 điểm bán lẻ và đại lý phân phối, các cửa hàng K+ store tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phịng, Quảng Ninh…

FPT Play-Truyền hình Cơng ty cổ phần FPT: Là dịch vụ truyền hình IPTV do

cơng ty cổ phần viễn thông FPT Telecom cung cấp trên hạ tầng Internet FPT, mang đến cho khách hàng một dịch vụ giải trí hồn tồn mới tại nhà.

25

Dịch vụ truyền hình Internet FPT do FPT Telecom trực tiếp xây dựng và triển khai tại Hà Nội, HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ... và các tỉnh thành với tên gọi thương hiệu "Truyền hình FPT". Dịch vụ là sản phẩm của sự hội tụ " Công nghệ & sáng tạo " giúp người dùng có trải nghiệm hồn tồn mới trên TV nhà mình mà truyền hình thơng thường khơng hề có. Thơng qua bộ giải mã đầu thu HD BOX FPT ( FPT Play

HD), người dùng có khả năng tương tác 2 chiều với nhà đài trong nhu cầu giải trí của gia đình.

MyTV-Truyền hình Tổng Cơng Ty Truyền Thông (VNPT-Media): VNPT đơn vị tiên phong cung cấp truyền hình Internet IPTV, OTT tại Việt Nam, MyTV thương hiệu truyền hình đa phương tiện do Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam cung cấp từ năm 2009, mang đến cho khách hàng hình thức giải trí khác biệt.

Truyền hình MyTV, giúp khách hàng xem mọi lúc mọi nơi, xem bất cứ chương trình truyền hình, phim truyện, video nào mà họ u thích, tại bất cứ thời gian nào trong ngày khi thuận tiện, MyTV cho khách hàng cảm giác tương tác, được lựa chọn theo ý thích các chương trình, phim truyện, hài kịch, ca nhạc, thiếu nhi, karaoke,…

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ truyền hình mytv của khách hàng cá nhân tại bà rịa vũng tàu (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)