Kết quả chính của luận văn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 66)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN

5.1 Kết quả chính của luận văn

Trướ c bối cảnh mức đô ̣ rủi ro trong hê ̣ thống ngân hàng khá cao và viê ̣c áp du ̣ng các chỉ tiêu an toàn theo tiêu chuẩn Basel của quốc tế ngày càng được hướng đến, trong đó tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại đang là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay. Xuất phát từ lý do đó, luận văn đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lê ̣ an toàn vốn của các NHTM Viê ̣t Nam, với phương pháp phân tích định lượng thơng qua mơ hình hồi quy dữ liệu bảng, lấy số liệu cụ thể của 20 NHTM Việt Nam và số liệu vĩ mô từ Tổng cục thống kê trong giai đoạn 2008-2014. Nhìn chung luâ ̣n văn đã đa ̣t được các mu ̣c tiêu đề ra.

Phân tích và đánh giá được thực tra ̣ng tỷ lê ̣ an toàn vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lê ̣ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2014 thơng qua các chỉ số tài chính. Kết quả phân tích cho thấy đây là giai đoa ̣n khó khăn, biến đô ̣ng của ngành ngân hàng với nhiều quy đi ̣nh và chính sách của các cơ quan ban ngành được đưa ra. Đồng thời các chỉ tiêu tài chính liên quan đến hoạt động của các NHTM trong mẫu cũng biến động khá mạnh.

Nhằm mục đích xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lê ̣ an toàn vốn, kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lê ̣ tiền gửi của khách hàng, tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n và hê ̣ sớ đòn bẩy tài chính có mới quan hê ̣ ngược chiều với tỷ lê ̣ an toàn vốn. Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng các yếu tố như: tỷ lê ̣ cho vay và tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế tác động cù ng chiều với tỷ lê ̣ an toàn vốn. Bên ca ̣nh đó, tỷ lê ̣ dự phòng rủi ro tín du ̣ng và tỷ lê ̣ thanh khoản la ̣i khơng có ý nghĩa thống kê. Một số kết quả của bài nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Al-Sabbagh (2004), Asarkaya và Õzcan (2007), Ahmet và Hasan (2011), Bokhari và Ali (2009), Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014). Mặt khác nghiên cứu trên cũng có những điểm khác biệt so với nghiên cứu của Ahmet và Hasan (2011), Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014). Giải thích cho sự khác biệt này là do đặc điểm nền kinh tế cũng như hoạt động của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2014. Đây là giai đoạn kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này đã tác động đến hoạt động của các NHTM. Bên cạnh đó, do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trong việc huy động vốn vì vậy lãi suất huy động bị đẩy lên cao, ngoài ra việc Ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải tăng vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ năm 2010 đã tác động khơng nhỏ đến tỷ lệ an tồn vốn trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)