3.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHOVAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
3.1.2.3 Nhận xét về thực trạng hoạt động chovay DNNVV của Ngân hàng Nông
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai.
Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua, mặc dù môi trường hoạt động tín dụng cịn gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng cấp trên cùng với ban lãnh đạo Agribank Đồng Nai và sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong Ngân hàng, hoạt động cho vay DNNVV của Agribank Đồng Nai đã duy trì, phát triển và đạt được những kết quả khích lệ như sau:
Một là, dư nợ cho vay DNNVV liên tục tăng trưởng qua các năm.
Năm 2017 dư nợ tăng trưởng 468 tỷ đồng đạt 2.287 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2014. Điều này cho thấy Agribank Đồng Nai đã mạnh dạng hơn trong công tác cho vay DNNVV.
32
Hai là cơ cấu cho vay DNNVV có sự dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng cho
vay trung và dài hạn.
Doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2014 là 449 tỷ đồng, chiếm 24,7% trong tổng dư DNNVV, đến năm 2017 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm do sự tăng lên của vay trung dài hạn, chiếm đến 46,7% trong dư nợ DNNVV, tăng 617 tỷ đồng so với năm 2014. Sự chuyển dịch trong cơ cấu dư nợ DNNVV theo kỳ hạn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động trong giai đoạn này, khơng gây lãng phí cho đồng vốn. Đồng thời cũng phù hợp với điều kiện kinh tế, khi nền kinh tế đã khởi sắc, doanh nghiệp sẽ có nhu cầu xây dựng nhà xưởng, đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc, đầu tư công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, phát triển theo chiều sâu, tăng cường năng lực cạnh tranh.
Ba là, tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV giảm dần qua các năm.
Nợ xấu cho vay DNNVV giảm dần qua các năm; từ 35,96 tỷ đồng năm 2014 xuống còn 20,33 tỷ đồng năm 2017 chứng tỏ công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay của Agribank Đồng Nai đã được cải thiện.
Những hạn chế
Một là, dư nợ cho vay Doanh nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho
vay. Mặc dù dư nợ cho vay Doanh nghiệp có tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ của DNNVV không theo kịp tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng dẫn đến cơ cấu dư nợ DNNVV trong cơ cấu bị thu hẹp dần qua các năm từ 21% năm 2014 xuống còn 16% năm 2017.
Một số chi nhánh cịn có tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp thấp do trình độ kỹ thuật nghiệp vụ thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp của cán bộ tín dụng (CBTD) cịn yếu, chưa mạnh dạng phân tích, đánh giá kiểm tra đảm bảo nợ vay để đề xuất tăng trưởng hoặc thu hẹp tín dụng một cách hợp lý, cùng đó là các khâu thủ tục kiểm tra tính khả thi, khả năng trả nợ của doanh nghiệp kèm theo các giấy tờ pháp lý,
33
tài sản bảo đảm là những rào cản khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn cho vay của ngân hàng.
Hai là, tỷ lệ nợ xấu DNNVV trên Dư nợ cho vay DNNVV chiếm khá cao và
chiếm từ 30% đến gần 50% trong cơ cấu nợ xấu, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc e dè mở rộng cho vay DNNVV ở Agribank Đồng Nai, đặc biệt là ở các huyện nơng thơn vùng sâu do trình độ quản lý, thẩm định của CBTD chưa đáp ứng được.
Ba là, các sản phẩm dịch vụ bổ trợ cho Doanh nghiệp chưa phong phú, công tác
quảng cáo, tiếp thị chưa được quan tâm nên chưa thu hút được các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường sẽ tận dụng các mối quan hệ từ ngân hàng mà doanh nghiệp hay giao dịch về tài khoản, sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ bỗ trợ cho doanh nghiệp chưa phong phú, còn nhiều hạn chế, trình độ cơng nghệ kỹ thuật còn kém, các sản phẩm bỗ trợ chưa được quan tâm quảng cáo, tiếp thị so với các NHTM khác nên không thu hút được nhiều doanh nghiệp đến giao dịch.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI