Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đồng nai (Trang 50 - 54)

3.2.3 Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.2.3.3 Các giả thuyết nghiên cứu

Từ việc tổng lược các nghiên cứu trước đó và phân tích, lý luận các biến độc lập tại chương 2 cùng với đánh giá thực trạng hoạt động cho vay DNNVV tại Agribank Đồng Nai ở trên, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu như sau:

 Các giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của

Agribank Đồng Nai đối với DNNVV

Bảng 3. 11: Giả thuyết nghiên cứu mơ hình Probit

STT Giả thuyết

Kỳ vọng dấu trong mơ hình hồi quy Probit

Giả thuyết H1.1 Doanh nghiệp thuộc loại hình CTCP dễ vay vốn

hơn các loại hình doanh nghiệp khác +

Giả thuyết H1.2

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ dễ tiếp cận được nguồn vốn vay hơn các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác

+

Giả thuyết H1.3

Doanh nghiệp thành lập càng lâu năm thì càng dễ tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng hơn Doanh nghiệp mới thành lập

+

Giả thuyết H1.4

Doanh nghiệp có doanh thu càng cao thì càng dễ tiếp cận được vốn vay Ngân hàng hơn các Doanh nghiệp có doanh thu thấp hơn

+

Giả thuyết H1.5

Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế càng cao thì càng dễ tiếp cận được vốn vay Ngân hàng hơn các Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế thấp hơn

+

Giả thuyết H1.6

Hệ số nợ phải trả của Doanh nghiệp càng cao thì càng khó tiếp cận được vốn vay Ngân hàng hơn các Doanh nghiệp có hệ số nợ thấp

-

39

hàng hơn các doanh nghiệp có hệ số này thấp hơn

Giả thuyết H1.8

ROE của Doanh nghiệp càng cao thì càng dễ tiếp cận được vốn vay NH hơn các Doanh nghiệp có ROE thấp hơn

+

Giả thuyết H1.9

Doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với ngân hàng càng lâu thì càng dễ tiếp cận được nguồn vốn vay hơn các Doanh nghiệp có thời gian quan hệ ngắn hơn

+

Giả thuyết H1.10

Doanh nghiệp quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng sẽ dễ tiếp cận vốn vay hơn các Doanh nghiệp quan hệ với ít ngân hàng

+

Giả thuyết H1.11

Doanh nghiệp vay vốn để bổ sung vốn lưu động dễ tiếp cận được vốn vay hơn các Doanh nghiệp vay vốn với mục đích khác.

+

Giả thuyết H1.12

Doanh nghiệp có tài sản bảo đảm sẽ dễ tiếp cận được nguồn vốn vay hơn các doanh nghiệp khơng có tài sản bảo đảm

+

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Các giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền cho vay.

Bảng 3. 12: Giả thuyết nghiên cứu mơ hình Tobit

STT Giả thuyết Kỳ vọng dấu trong mơ hình hồi quy Tobit Giả thuyết H2.1

Doanh nghiệp thuộc loại hình CTCP nhận được số

tiền vay nhiều hơn các loại hình doanh nghiệp khác +

Giả thuyết H2.2

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ nhận được số tiền vay nhiều hơn các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác

40

Giả thuyết H2.3

Doanh nghiệp thành lập càng lâu năm thì nhận được

số tiền vay nhiều hơn Doanh nghiệp mới thành lập +

Giả thuyết H2.4

Doanh nghiệp có doanh thu càng cao thì nhận được số tiền vay nhiều hơn các Doanh nghiệp có doanh thu thấp hơn

+

Giả thuyết H2.5

Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế càng cao thì nhận được số tiền vay nhiều hơn các Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế thấp hơn

+

Giả thuyết H2.6

Hệ số nợ phải trả của Doanh nghiệp càng cao thì nhận được số tiền vay ít hơn các Doanh nghiệp có hệ số nợ thấp

-

Giả thuyết H2.7

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao thì nhận được số tiền vay nhiều hơn các doanh nghiệp có hệ số này thấp hơn

+

Giả thuyết H2.8

ROE của Doanh nghiệp càng cao thì nhận được số tiền vay nhiều hơn các Doanh nghiệp có ROE thấp hơn

+

Giả thuyết H2.9

Doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với Ngân hàng càng lâu thì nhận được số tiền vay nhiều hơn các Doanh nghiệp có thời gian giao dịch ngắn hơn

+

Giả thuyết H2.10

Doanh nghiệp quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng sẽ nhận được số tiền vay ít hơn các Doanh nghiệp quan hệ với ít ngân hàng

-

Giả thuyết H2.11

Doanh nghiệp vay vốn để bổ sung vốn lưu động nhận được số tiền vay nhiều hơn các Doanh nghiệp vay vốn với mục đích khác.

+

Giả thuyết H2.12

Doanh Nghiệp có tài sản bảo đảm nhận được số tiền vay nhiều hơn các Doanh nghiệp khơng có tài sản bảo đảm

+

41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Chương 3 của luận văn, tác giả đã khái quát được tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Đồng Nai thông qua các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và các hoạt động dịch vụ khác qua các năm 2014-2017. Có thể nói trong các năm qua, Agribank Đồng Nai đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả khi thu nhập và chênh lệch thu chi liên tục tăng qua các năm.

Đồng thời chương 3 luận văn cũng đã phân tích được tình hình hoạt động cho vay DNNVV tại Agribank Đồng Nai qua phân tích dư nợ DNNVV theo kỳ hạn, theo lĩnh vực hoạt động, tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV.

Mặc dù có những hạn chế, tuy nhiên cùng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ Agribank Đồng Nai, trong những năm qua, hoạt động cho vay DNNVV cũng đạt được một số mặt tích cực khi dư nợ cho vay DNNVV liên tục tăng trưởng qua các năm và cơ cấu cho vay DNNVV có sự dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn phù hợp với sự chuyển dịch của nền kinh tế và cơ cấu huy động vốn của ngân hàng. Đồng thời tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV giảm dần qua các năm.

Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNNVV tại Agribank Đồng Nai, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu sử dụng hồi quy Probit (xác định nhân tố tác động đến quyết định cho vay) và mơ hình hồi quy Tobit (xác định nhân tố tác động đến số tiền cho vay). Qua tổng lược các nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động cho vay DNNVV tại Agribank Đồng Nai, tác giả rút kết ra 3 nhóm nhân tố chính với các biến độc lập để đưa vào 2 mơ hình: (i) Nhóm đặc điểm doanh nghiệp (loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, thời gian hoạt động của doanh nghiệp); (ii) Nhóm tài chính doanh nghiệp (Doanh thu, lợi nhuận sau thuế, hệ số nợ, hệ số khả năng thanh tốn ngắn hạn, ROE); (iii) Nhóm thơng tin giao dịch (số lượng ngân hàng đang quan hệ tín dụng, số năm giao dịch với ngân hàng, mục đích vay vốn, tài sản thế chấp); và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu về 2 mơ hình nêu trên.

42

CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG

NAI

4.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Mục tiêu chính của nghiên cứu là sử dụng mơ hình hồi quy Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNNVV và mơ hình Tobit để xác định các yếu tố tác động đến số tiền vay nếu ngân hàng đồng ý cho vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đồng nai (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)