Các hoạt động kinh doanh chủ yếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đồng nai (Trang 32 - 40)

3.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHOVAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

3.1.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu

 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một hoạt động rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, nó tạo tiền đề, cơ sở cho các hoạt động khác phát triển đặc biệt là hoạt động cho vay. Nhận thức được điều này nên Agribank Đồng Nai trong thời gian qua rất chú trọng đa dạng các hình thức huy động, mở rộng các kênh huy động vốn khác nhau từ mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Chi nhánh đã huy động vốn dưới nhiều hình thức ngắn hạn, trung và dài hạn dưới nhiều hình thức với các sản phẩm đa dạng như: tiền gửi thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá,… tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng nhất là những khách hàng chưa dự tính được chính xác thời điểm phải sử dụng lượng tiền trong tương lai. Ngoài ra Agribank Đồng Nai cũng tăng cường mở rộng thêm dịch vụ thẻ thanh toán, các dịch vụ trả lương qua tài khoản để từ đó thêm một kênh huy động vốn có hiệu quả. Cùng với sự tiện ích, năng động trong việc mở thẻ cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn làm cho nguồn vốn từ các cơ quan, đơn vị cũng dần được tăng lên do tiền lương, thưởng của cá nhân chưa được sử dụng, họ cũng gửi lại tiết kiệm cho ngân hàng làm cho nguồn vốn của chi nhánh cũng được tăng trưởng thêm.

Những năm qua kết quả huy động vốn của Agribank Đồng Nai đã có những biến chuyển tích cực, tuy nhiên vẫn cịn một số hạn chế và khó khăn nhất định.

21

Bảng 3. 1: Kết quả huy động vốn qua các năm tại Agribank Đồng Nai

Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 I Tổng nguồn vốn huy động 17.582 20.507 23.530 24.990 II Huy động thị trường 1 17.322 20.345 23.326 24.810

1 Theo đối tượng khách hàng

A Huy động từ dân cư 15.778 18.245 21.552 22.968

B Huy động từ Tổ chức kinh tế (TCKT)

1.544 2.100 1.774 1.842

2 Theo loại tiền tệ

A Nguồn vốn VNĐ 16.892 19.906 23.024 24.458

B Ngoại tệ (quy đổi) 430 439 302 352

3 Theo kỳ hạn

A Không kỳ hạn 1.833 2.572 2.560 2.753

B CKH dưới 12 tháng 11.263 12.566 14.005 13.449

C CKH từ 12 đến dưới 24 tháng 4.203 5.094 6.572 8.475

D CKH từ 24 tháng trở lên 23 112 188 133

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Đồng Nai các năm 2014,2015, 2016, 2017)

Nguồn vốn huy động tại Agribank Đồng Nai giai đoạn 2014-2017 tương đối ổn định. Nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm. Năm 2017 so với năm 2014, nguồn vốn đã tăng 7.408 tỷ đồng tương đương tỷ lệ tăng 42,13%.

Trong đó:

Cơ cấu nguồn vốn phân theo đối tượng khách hàng: nguồn huy động từ dân cư

tăng trưởng ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn với tỷ lệ hơn 90% trong cơ cấu nguồn vốn. Trong khi đó, nguồn tiền huy động từ TCKT chủ yếu là tiền gởi không kỳ hạn và huy động chủ yếu từ kho bạc nhà nước, điện lực trên địa bàn các huyện, thị xã, nguồn huy động từ TCKT tăng trưởng không ổn định.

22

Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền tệ: Nguồn vốn huy động của chi nhánh

chủ yếu là các đồng vốn nội tệ với tỷ trọng chiếm trên 97% tổng nguồn vốn huy động và liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng lớn dần. Tương ứng với đó dịng vốn ngoại tệ còn chiếm tỷ trọng khá thấp. Năm 2016 NHNN Việt Nam và Agribank Việt Nam đưa lãi suất huy động USD và EUR về mức 0% làm ảnh hưởng mạnh đến khả năng huy động ngoại tệ của các chi nhánh.

Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn:

Hình 3. 1: Biểu đồ Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Đồng Nai các năm 2014,2015, 2016, 2017)

Nhìn vào biểu đồ hình 3.1 ta thấy nguồn vốn huy động Có kỳ hạn (CKH) dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn, hơn 60% từ năm 2014 đến năm 2016, đến năm 2017 là 54,2%. Nguồn vốn ở tất cả các kỳ hạn đều có xu hướng tăng qua các năm. Riêng năm 2017 CKH dưới 12 tháng giảm 556 tỷ đồng so với năm 2016 trong khi đó CKH từ 12 đến dưới 24 tháng lại tăng mạnh, tăng 1.903 tỷ đồng so với năm 2016. Nguyên nhân của sự dịch chuyển cơ cấu này là do năm 2017 Agribank kéo giảm lãi suất huy động kỳ 12 tháng xuống thấp hơn so với giai đoạn trước và ban hành

- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 2014 2015 2016 2017 tỷ đồ n g Năm

CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO KỲ HẠN

CKH từ 24 tháng trở lên CKH từ 12 đến dưới 24 tháng CKH dưới 12 tháng

23

thêm 2 kỳ hạn 13 tháng và 15 tháng, đa dạng hóa các kỳ hạn huy động, tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu vốn.

 Hoạt động tín dụng

Bảng 3. 2: Dư nợ tín dụng tại Agribank Đồng Nai qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 2017 Dư nợ nguồn Agribank 8.609 10.051 12.048 14.589

1 Theo thời hạn

a Dư nợ ngắn hạn 5.733 6.142 6.723 7.754

b Dư nợ trung hạn 2.846 3.814 5.124 6.526

c Dư nợ dài hạn 30 96 202 309

2 Theo loại tiền

a Dư nợ VND 8.366 9.842 11.759 14.251

b Dư nợ ngoại tệ (quy đổi) 243 210 289 338

3 Theo thành phần kinh tế

a Dư nợ TCKT 2.034 2.017 2.343 2.596

b Dư nợ cá nhân, hộ gia đình 6.575 8.034 9.705 11.993

4 Theo ngành kinh tế

a Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3.577 4.580 5.515 6.369

b Công nghiệp và xây dựng 1.049 1.040 1.243 1.442

c Thương mại và dịch vụ 2.832 3.120 3.652 4.440

d Khác (tiêu dùng) 1.152 1.311 1.639 2.338

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Đồng Nai các năm 2014,2015, 2016, 2017)

Trong những năm gần đây, sự nỗ lực của chi nhánh trong việc đầu tư cho vay đã làm tổng dư nợ của chi nhánh đều tăng qua các năm rất rõ. Tuy nhiên chi nhánh chủ

24

yếu tập trung cho vay bằng VND, riêng ngoại tệ tỷ lệ cho vay của Agribank Đồng Nai chưa cao. Hầu hết tất cả các loại hình cho vay đều tăng, cơ cấu cho vay dần được dịch chuyển.

Trong đó:

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn:

Hình 3. 2: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Đồng Nai các năm 2014, 2015, 2016, 2017)

Biểu đồ 3.2 trên cho thấy, trong giai đoạn 2014 – 2015, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, cũng có thể thấy cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của chi nhánh dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, tăng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn. Giải thích cho sự tăng trưởng của cho vay trung và dài hạn đó là các doanh nghiệp, hộ sản xuất đang có nhu cầu vốn trung và dài hạn lớn để đầu tư vào chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập. - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 2014 2015 2016 2017 Năm

CƠ CẤU DƯ NỢ THEO KỲ HẠN

Dư nợ dài hạn Dư nợ trung hạn Dư nợ ngắn hạn tỷ đồng

25

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư

nợ của chi nhánh là các khoản cho vay đối với các cá nhân, hộ gia đình khi ln đạt mức trên 75%, dư nợ cho vay đối với các nhóm cơng ty, doanh nghiệp khá thấp, mặc dù có biến động tăng nhưng không nhanh, điều này xảy ra là do sự thận trọng khi ngân hàng tiến hành cho vay đối với các doanh nghiệp, các khâu thủ tục kiểm tra tính khả thi, khả năng trả nợ của doanh nghiệp kèm theo các giấy tờ pháp lý, tài sản bảo đảm là những rào cản khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế:

Hình 3. 3: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theongành kinh tế

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Đồng Nai các năm 2014, 2015, 2016, 2017)

Dư nợ ở các ngành kinh tế đều tăng qua các năm. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ vẫn là cho vay nông, lâm nghiệp và thủy sản do cho vay phát triển nơng nghiệp, nơng thơn vẫn là chương trình tín dụng chủ yếu của Agribank.

- 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 2014 2015 2016 2017 tỷ đồ n g Năm

CƠ CẤU DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

Khác (tiêu dùng) Thương mại và dịch vụ Công nghiệp và xây dựng Nông, lâm nghiệp và thủy sản

26

 Tình hình nợ xấu tại Agribank Đồng Nai.

Bảng 3. 3: Tình hình nợ xấu tại Agribank Đồng Nai qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 2017 1 Dư nợ nguồn Agribank 8.609 10.051 12.048 14.589

2 Nợ xấu 115,96 48,24 50,36 50,79

3 Tỷ lệ nợ xấu 1,35% 0,48% 0,42% 0,35%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Đồng Nai các năm 2014, 2015, 2016, 2017)

Theo dõi bảng 3.3 có thể thấy, trong khi tổng dư nợ của ngân hàng liên tục tăng mạnh qua các năm từ 8.609 tỷ đồng (năm 2014) lên 14.589 tỷ đồng (năm 2017) thì nợ xấu của chi nhánh biến động không nhiều qua các năm và đặc biệt giảm đáng kể trong năm 2015 xuống còn 48,24 tỷ đồng từ mức 115,96 tỷ đồng của năm 2014. Điều này dẫn tới tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh năm 2014 rơi vào mức 1,35% và liên tục được thu hẹp lại qua các năm xuống cịn 0,35% thể hiện cơng tác quản lý nợ xấu, kiểm sốt rủi ro tín dụng của Agribank Đồng Nai khá tốt.

Hoạt động dịch vụ khác

Ngồi hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng thì các hoạt động dịch vụ như hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán… cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận cho Agribank Đồng Nai. Trong những năm qua, Agribank Đồng Nai không ngừng cải thiện, phát triển dịch vụ mới, đa dạng sản phẩm để phục vụ khách hàng.

Bảng 3. 4: Kết quả thu dịch vụ của Agribank Đồng Nai qua các năm.

27

STT Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 2017

1 Dịch vụ thanh toán trong nước 31.647 30.600 33.865 38.727 2 Dịch vụ thanh toán quốc tế 2.446 2.729 2.775 3.280

3 Dịch vụ kiều hối 2.355 2.409 2.593 2.539 4 Dịch vụ thẻ 4.195 5.887 6.137 7.068 5 Dịch vụ E-banking 3.423 3.497 4.512 7.069 6 Dịch vụ ủy thác và đại lý 910 1.464 2.105 3.434 7 Dịch vụ ngân quỹ 3.042 3.255 2.765 2.158 8 Dịch vụ khác 263 195 247 3.004 9 Thu ròng KDNH 2.639 3.409 3.909 4.692 Tổng cộng 50.920 54.357 58.907 71.970

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Đồng Nai các năm 2014, 2015, 2016, 2017)

Tổng thu dịch vụ các năm từ 2014 đến 2017 tăng trưởng tương đối ổn định. Thu dịch vụ thanh toán trong nước tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản thu dịch vụ khách hàng.

 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Đồng Nai

Bảng 3. 5: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Đồng Nai

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 2015 2016 2017

Tổng thu nhập 2.042 2.068 2.401 2.621

Tổng chi 1.719 1.637 1.915 2.071

Chênh lệch thu chi (chưa lương) 411 516 544 613

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Đồng Nai các năm 2014, 2015, 2016, 2017)

28

Tình hình tài chính năm 2014-2017 kết quả tài chính đều dương và tăng dần qua các năm cho thấy tình hình hoạt động của Agribank Đồng Nai tiến triển tốt qua các năm. Thu nhập tăng đồng thời chi phí cũng gia tăng do quy mơ tín dụng và huy động vốn tăng qua các năm.

3.1.2 Thực trạng hoạt động cho vay DNNVV tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đồng nai (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)