Phân tích mối liên hệ giữa các biến độc lập với quyết định chọn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 75)

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết

2.4.2.3. Phân tích mối liên hệ giữa các biến độc lập với quyết định chọn

NHTMCP để gửi tiết kiệm.

Để đánh giá mối liên hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc cần phải đánh giá tương quan giữa chúng và sau đó thực hiện kết quả hồi quy đề kiểm định các giả thuyết của mơ hình.

Để đánh giá các yếu tố, tác giả tính giá trị của các nhân tố này dựa trên giá trị trung bình của tất cả các biến quan sát thuộc thang đo.

a) Phân tích tương quan:

Phân tích tương quan nhằm kiểm tra mối liên hệ giữa hai biến định lượng với nhau. Để đánh giá hai biến có mối tương quan với nhau hay khơng thì tác giả sử dụng giá trị Sig., nếu giá trị Sig. bé hơn mức ý nghĩa (thường là 5%) thì tương quan giữa hai biến này có ý nghĩa và ngược lại.

Bảng 2.9: Kết quả tương quan Correlations Correlations LS TH NV AT KM TTGD TT AHNT QD LS Pearson Correlation 1 .389** .540** .265** .495** .309** .473** .294** .655** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 TH Pearson Correlation .389** 1 .414** .433** .380** .066 .290** .045 .448** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .275 .000 .457 .000 NV Pearson Correlation .540** .414** 1 .359** .469** .220** .530** .227** .587** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 AT Pearson Correlation .265** .433** .359** 1 .390** .111 .249** .250** .383** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .066 .000 .000 .000 KM Pearson Correlation .495** .380** .469** .390** 1 .234** .451** .280** .524** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Pearson Correlation .309** .066 .220** .111 .234** 1 .101 .373** .357** Sig. (2-tailed) .000 .275 .000 .066 .000 .093 .000 .000 Pearson Correlation .473** .290** .530** .249** .451** .101 1 .092 .575** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .093 .126 .000 Pearson Correlation .294** .045 .227** .250** .280** .373** .092 1 .277** Sig. (2-tailed) .000 .457 .000 .000 .000 .000 .126 .000 Pearson Correlation .655** .448** .587** .383** .524** .357** .575** .277** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

(Nguồn: Theo phân tích của tác giả) Từ kết quả trên ta nhận thấy, giữa biến quyết định chọn ngân hàng thương mại để gửi tiết kiệm (QD) với tất cả các biến độc lập khác đều có giá trị Sig < 0.05 nên

có thể kết luận là giữa chúng có sự tương quan có ý nghĩa với nhau. Hệ số tương quan của tất cả các cặp biến này đều mang dấu dương nên tương quan này là tương quan thuận. Ngoài ra, xét từng cặp tương quan ta nhận thấy, tương quan giữa QD với LS (Lãi suất) là mạnh nhất với hệ số tương quan là 0.655, tiếp theo là cặp tương quan giữa QD với NV (nhân viên ngân hàng) và cặp QD với TT (sự thuận tiện), QĐ với TH (nhận biết thương hiệu. Trong khi đó các cặp mối quan hê khác là yếu hơn.

b) Phân tích hồi quy:

Phân tích hồi quy nhằm đánh giá độ phù hợp của mơ hình mà tác giả đã đưa ra trong phần mơ hình lý thuyết. Kết quả hồi quy với mục tiêu cuối cùng là kiểm định các giả thuyết đặt ra và đồng thời đánh giá chiều tác động của nó cũng như mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

Đầu tiên tác giả đưa tất cả các biến để phân tích hồi quy. Kết quả hồi quy được trình bày trong bảng 2.10

Bảng 2.10: Kết quả hồi quy lần đầu Coefficientsa Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -.254 .245 -1.040 .299 LS .281 .049 .295 5.761 .000 TH .111 .041 .128 2.745 .006 NV .112 .044 .132 2.572 .011 AT .072 .038 .085 1.886 .060 KM .088 .059 .073 1.483 .139 TTGD .163 .042 .165 3.887 .000 TT .239 .045 .255 5.295 .000 AHNT .025 .039 .028 .635 .526 a. Dependent Variable: QD

Kết quả phân tích cho thấy,

Hai biến KM (khuyến mãi) và AHNT (Ảnh hưởng của người thân) là có giá trị Sig lớn hơn 0.1 (với mức ý nghĩa 10%) nên hai biến này khơng có sự tác động đến quyết định chọn ngân hàng thương mại để gửi tiền của khách hàng. Đối với biến AT, mặc dù giá trị Sig = 0.06 > 0.05 (mức ý nghĩa 5%) nhưng lại bé hơn 0.1 (mức ý nghĩa 10%). Vì vậy, tác giả quyết định giữa lại biến này lại để đánh giá chi tiết hơn trong các nghiên cứu tiếp theo. Trong khi đó, các biến quan sát cịn lại đều cho thấy có sự tác động đến biến phụ thuộc với mức ý nghĩa 10% thậm chí là 5%.

Như vậy, tác giả quyết định loại 2 biến KM và AHNT và thực hiện lại hồi quy. Kết quả hồi quy được trình bày trong các kết quả sau.

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Durbin-Watson

1 .780a .608 .599 2.211

a. Predictors: (Constant), TT, TTGD, AT, TH, LS, NV b. Dependent Variable: QD

ANOVAb

Model

Sum of

Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 75.470 6 12.578 69.457 .000a

Residual 48.715 269 .181 Total 124.185 275

a. Predictors: (Constant), TT, TTGD, AT, TH, LS, NV b. Dependent Variable: QD

(Nguồn: Theo phân tích của tác giả) Kết quả phân tích cho thấy kiểm định F (xem bảng ANOVA) có giá trị sig. = 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, vì vậy có thể khẳng định là giá trị R2 hiệu chỉnh của mơ hình hồi quy là khác 0 hay là mơ hình hồi quy phù hợp. Với giá trị R2 hiệu chỉnh = 59.9% cho biết các biến độc lập có tác động có ý nghĩa giải thích được 59.9% sự biến thiên của quyết định (QD).

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -.104 .226 -.460 .646 LS .302 .047 .317 6.385 .000 .592 1.689 TH .114 .040 .130 2.860 .005 .700 1.428 NV .122 .043 .143 2.797 .006 .557 1.794 AT .088 .037 .105 2.414 .016 .770 1.299 TTGD .177 .040 .180 4.430 .000 .886 1.129 TT .251 .044 .267 5.692 .000 .663 1.508 a. Dependent Variable: QD

(Nguồn: Theo phân tích của tác giả) Từ kết quả trên ta nhận thấy, tất cả các biến TT, TTGD, AT, TH, LS, NV đều có giá trị Sig. < 0.05, nên tất cả các biến này đều có ảnh hưởng đến quyết định chọn NHTMCP (QD).

Khi xét đến hệ số hồi quy của tất cả các biến độc lập ta nhận thấy rằng, các biến độc lập đều có tác động thuận đến quyết định chọn NHTMCP. Có nghĩa là khi gia tăng điểm các yếu tố này sẽ làm gia tăng quyết định của họ trong việc chọn NHTMCP để gửi tiền.

Từ kết quả phân tích trong kết quả hồi quy cho thấy có hai giả thuyết bị bác bỏ và nó liên quan đến khuyến mãi và sự ảnh hưởng của người thân. Còn sáu giả thuyết còn lại đều được chấp nhận.

Vậy, bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết trong mơ hình được tóm tắt như sau:

Bảng 2.11: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết trong mơ hình

STT Nội dung giả thuyết Kết quả kiểm định

1 H 1: Yếu tố lãi suất sẽ làm cho khách hàng quyết định gửi tiết kiệm (+)

Chấp nhận 2 H 2: Yếu tố nhận biết thương hiệu sẽ làm cho khách

hàng quyết định gửi tiết kiệm (+)

Chấp nhận 3 H 3: Yếu tố Đội ngũ nhân viên ngân hàng sẽ làm

cho khách hàng quyết định gửi tiết kiệm (+)

Chấp nhận 4 H 4: Yếu tố Cảm giác an toàn sẽ làm cho khách

hàng quyết định gửi tiết kiệm (+)

Chấp nhận 5 H 5: Yếu tố khuyến mại hấp dẫn sẽ làm cho khách

hàng quyết định gửi tiết kiệm (+)

Bác bỏ 6 H 6: Yếu tố thủ tục đơn giản sẽ làm cho khách hàng

quyết định gửi tiết kiệm (+)

Chấp nhận 7 H 7: Yếu tốsự thuận tiện sẽ làm cho khách hàng

quyết định gửi tiết kiệm (+)

Chấp nhận 8 H 8: Yếu tố ảnh hưởng của người thân sẽ ảnh

hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm (+)

Bác bỏ (Nguồn: Theo phân tích của tác giả) Phương trình hồi quy:

QD = 0.317LS + 0.130TH + 0.143NV + 0.105AT + 0.180TTGD + 0.267TT.

Từ kết quả phương trình hồi quy ta nhận thấy,

Biến có tác động mạnh nhất đến quyết định chọn ngân hàng thương mại để gửi tiền là lãi suất (LS), hệ số hồi quy bằng 0.317, cho thấy nếu chúng ta gia tăng thêm 1 điểm đánh giá về LS sẽ giúp cho khách hàng gia tăng quyết định của họ thêm 0.317 điểm và ngược lại. Kết quả này hoàn toàn hợp lý khi người gửi tiền chọn những ngân hàng có lãi suất cạnh tranh hơn, có sự rõ ràng cơng bố lãi suất, hay là kỳ hạn thanh toán cũng như phương thức thanh trả lãi của ngân hàng. Những yếu tố này đều giúp cho khách hàng muốn gửi tiền vào ngân hàng mà họ xem xét.

Tiếp đến là sự thuận tiện, đây là yếu tố rất quan trọng chỉ sau yếu tố lãi suất. Sự thuận tiện được khách hàng để tâm tới đó là thuận tiện về địa điểm, nơi giao dịch dần trường học, nơi làm việc hay nhà của khách hàng, ngoài ra sự thuận tiện trong khung

giờ làm việc hay thâm chí là số lượng máy ATM nhiều cũng làm cho khách hàng đánh giá cao. Nếu khách hàng đánh giá cao những yếu tố này thì nó chính là giải pháp quan trọng mà ngân hàng cần quan tâm nhằm thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Ngoài ra, thủ tục giao dịch cũng là yếu tố mà ngân hàng cần chú ý đến. Đây là yếu tố liên quan mật thiết đến sự chính xác của giao dịch. Đồng thời nó cũng đảm bảo cho khách hàng có sự thỗi mái hay khơng. Thủ tục giao dịch đơn giản và nhanh chóng là yếu tố cần thiết mang lại sự hài lòng của khách hàng, đồng thời các giải quyết khiếu nại của nhân viên đối với khách hàng nhanh chóng và thõa đáng cũng giúp cho người gửi tiền muốn gửi tiền tại ngân hàng hơn.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên ngân hàng cũng là yếu tố quan trọng để khách hàng quyết định gửi tiền hay khơng. Nhân viên ngân hàng có thái độ phục vụ lịch sự, thân thiện, nhiệt tình, vui vẻ, hướng dẫn thủ tục tận tình, chi tiết, rõ ràng là cần thiết đối với khách hàng. Ngoài ra, nhân viên phải hiểu rõ khách hàng, nghiệp vụ, thao tác công việc chuyên nghiệp là rất được khách hàng coi trọng để họ đưa ra quyết định gửi tiền tiết kiệm. Cuối cùng là các yếu tố như Cảm giác an toàn và Nhận biết thương hiệu ngân hàng cũng ảnh hưởng đến các quyết định của họ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua chương 2, tác giả đã trình bày đơi nét khái quát tình hình phát triển của hệ thống Ngân hàng trong giai đoạn 2011- 2015 cũng như quy trình và kết quả nghiên cứu về sự lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm tại các NHTMCP của khách hàng. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng cũng như quy mơ của các ngân hàng tạo nên áp lực cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn tiết kiệm, đặc biệt đối với NHTMCP. Nếu như trước đây mỗi khối ngân hàng tập trung vào từng phân khúc thị trường riêng như khối ngân hàng thương mại Nhà nước thường tập trung vào các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp, tập đồn có quy mơ lớn, khối NHTMCP lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu là cá nhân tiêu dùng, buôn bán nhỏ lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cịn khối ngân hàng nước ngồi hoạt động chủ yếu với các công ty nước ngồi thì hiện nay, tất cả các ngân hàng đều mở rộng thị trường với xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Vì thế các NHTMCP đang chịu một sức ép lớn bởi sự hạn chế về quy mơ và cơng nghệ. Và chính sự cạnh tranh gay gắt này cũng đặt khách hàng cá nhân trước nhiều sự lựa chọn hơn khi tìm kiếm ngân hàng để gửi tiết kiệm phần vốn nhàn rỗi của mình.

Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, bài nghiên cứu đã xác định được 6 yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm tại các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM của khách hàng và tầm quan trọng của các yếu tố, đó là: Lãi suất, Nhận biết thương hiệu, Đội ngũ nhân viên ngân hàng, Cảm giác an toàn, Thủ tục giao dịch, Sự thuận tiện. Từ 6 yếu tố này, chương 3 sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm tại các NHTMCP, đồng thời chỉ ra những hạn chế và hướng nghiên cứu có thể thực hiện tiếp theo.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẰM THU HÚT TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)