Kết quả hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn TPHCM gia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 52)

đoạn 2011 – 2014:

Các ngân hàng thương mại có thể nói là một trong những thiết chế trung tâm của nền kinh tế, sự tồn vong hay hưng thịnh của nó có khả năng tác động đến tồn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, hoạt động của các NHTM chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà nước thông qua các công cụ lãi suất (quy định trần lãi suất), chính sách tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc... tác động gián tiếp đến nguồn vốn huy động của NHTM.

Tiếp nối xu hướng từ năm 2013, các công cụ lãi suất được điều chỉnh giảm nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng để từ đó giảm mặt bằng lãi suất chung của cả nền kinh tế, bao gồm cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Trong bối cảnh lạm phát giảm và các ngân hàng thương mại có lượng thanh khoản tương đối dư thừa nên Ngân hàng Nhà nước đã có thể thực hiện biện pháp giảm lãi suất tương đối thoải mái hơn so với các năm trước. (Biểu đồ 2.2)

Biểu đồ 2.2: Trần lãi suất huy động do NHNN quy định trong năm 2014

(Nguồn: Hoa Liên, 2014. Chính sách lãi suất và những ảnh hưởng đến quyền lợi người gửi tiền. http://antt.vn/. [Ngày truy cập: 16 tháng 01 năm 2015])

Cụ thể, Ngân hàng đã điều chỉnh giảm 0,5% một năm đối với các mức lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu). Lãi suất tiền gửi tối đa với các kỳ hạn khác nhau cũng đã được điều chỉnh giảm, ví dụ như mức lãi suất trần VND có kỳ hạn dưới 6 tháng đã giảm từ mức 7%/năm xuống 6% rồi xuống 5,5% trong năm 2014. Lãi suất cho vay VND ngắn hạn tối đa trong một số lĩnh vực ưu tiên cũng đã giảm từ mức 9%/năm xuống còn 8% rồi 7%/năm. Lãi suất tiền gửi USD tối đa đã giảm hai lần từ mức 1,25% xuống 1% rồi xuống 0,75% cho một năm. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị 5 ngân hàng thương mại nhà nước cố gắng đưa mức lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên về mức tối đa là 10%/năm, trong khi các tổ chức tín dụng nói chung tiếp tục giảm mức lãi suất đối với các khoản cho vay cũ xuống dưới mức 13%/năm.

Tuy lãi suất giảm nhưng nguồn tiền huy động của các NHTMCP khơng giảm. Tình hình huy động vốn của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011- 2014 thể hiện qua bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011-2014

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Vốn huy động bằng ngoại tệ 219,1 194,8 180,5 202,5 Vốn huy động VNĐ 667,8 779,1 947,4 1.087,2 Tổng vốn huy động địa bàn

TPHCM 886,9 973,9 1.127,9 1.289,7

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, Tình hình kinh tế - xã hội các năm. Cục Thống kê TPHCM. <http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file>)

Trong đó, kết quả huy động vốn của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM so với tổng vốn huy động trên toàn địa bàn TPHCM thể hiện qua bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3: Kết quả huy động vốn của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011-2014 giai đoạn 2011-2014

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Vốn huy động của các NH TMCP 526,8 531,7 636,1 718,4 Vốn huy động của các tổ chức khác 360,1 442,2 491,8 571.3 Tổng vốn huy động địa bàn TPHCM 886,9 973,9 1.127,9 1.289,7

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, Tình hình kinh tế - xã hội các năm. Cục Thống kê TPHCM. <http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file>)

Biểu đồ 2.3: Kết quả huy động vốn của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011-2014

Tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng bình qn trên 10%/năm (năm 2012 là 10%, năm 2013 là 16%, năm 2014 là 14%). Tốc độ tăng vốn huy động của các NHTMCP bằng tốc độ tăng bình quân trên địa bàn và chiếm khoảng 56% tổng vốn huy động trên địa bàn.

Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang là một xu thế và là yêu

- 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm2014

Tổng vốn huy động TPHCM Vốn huy động NHTMCP

cầu tất yếu đối với các ngân hàng hiện nay, nhằm tăng cường quảng bá thương hiệu, gia tăng thị phần và đa dạng hố các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh của ngân hàng. Nếu như trước đây chỉ có khối NHTMCP phát triển lĩnh vực ngân hàng bán lẻ với phân khúc thị trường là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hiện nay, với sự tham gia của các ngân hàng thương mại nhà nước và khối ngân hàng nước ngồi vốn có ưu thế mạnh về nguồn vốn, công nghệ hiện đại, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Việc các loại hình ngân hàng giữ vững thị phần của mình đã là một bài tốn khó nên việc gia tăng, mở rộng thị phần của khối NHTMCP không đáng kể. Trong tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn TPHCM, tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm được thể hiện qua bảng 2.4 sau:

Bảng 2.4: Kết quả huy động tiền gửi tiết trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011-2014 2011-2014

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tiền gửi tiết kiệm 321,1 414,9 618,1 708,0 Vốn huy động của các hình

thức khác 565,8 559 509,8 581,7

Tổng vốn huy động địa bàn

TPHCM 886,9 973,9 1.127,9 1.289,7

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, Tình hình kinh tế - xã hội các năm. Cục Thống kê TPHCM. <http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file>)

Biểu đồ 2.4: Tình hình tăng trưởng tiển gửi tiết kiệm của các ngân hàng trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011-2014.

Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm một tỷ trọng lớn và không ngừng gia tăng trong tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn. Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trong tổng vốn huy động được trên địa bàn từ năm 2011 đến năm 2014 lần lượt là 36,2%; 42,6%; 54,8% và 54,9%. Tỷ trọng qua các năm càng tăng càng chứng tỏ vai trò quan trọng của tiền gửi tiết kiệm trong việc huy động vốn của nền kinh tế và các chính sách thu hút tiền gửi của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy tác dụng, cạnh tranh được với các kênh huy động vốn khác và đảm bảo hài hịa lợi ích của khách hàng và ngân hàng.

Tóm lại: Sự hợp nhất, sáp nhập giữa các NHTMCP trong thời gian tới sẽ hình thành các NHTMCP với quy mô lớn, tạo lợi thế thu hút nguồn vốn huy động thông qua việc khai thác số lượng điểm giao dịch tiết kiệm khổng lồ trải rộng trên cả nước. Như vậy, xu hướng cạnh tranh đang có sự thay đổi lớn, khối NHTMCP đã tạo được hình ảnh và vị thế nhiều hơn, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh hơn trong việc thu hút tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của khu vực NHTMCP sẽ là thách thức khi ngân hàng thương mại nhà nước cũng quyết tâm giữ vững thị

- 100 200 300 400 500 600 700 800

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tiền gửi tiết kiệm

phần, trong khi khối ngân hàng nước ngoài đầy tham vọng mở rộng thị phần để tạo ra nền tảng phát triển bền vững và nâng cao sức mạnh của các hoạt động liên quan đến đồng nội tệ thay vì chỉ khai thác lợi thế từ hoạt động liên quan đến ngoại tệ như trước đây.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)