Các nghiên cứu về cả hai mối liên hệ tài chính và mối liên hệ thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế truyền dẫn những cú sốc tài chính và thương mại đến một số nước châu á (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm

2.3.3 Các nghiên cứu về cả hai mối liên hệ tài chính và mối liên hệ thương mại

Các nghiên cứu thực nghiệm về mối liên kết tài chính và thương mại trong truyền dẫn khủng hoảng kinh tế cịn hạn chế và phần lớn khơng so sánh vai trị của hai mối liên kết tài chính và thương mại. Dưới đây là các nghiên cứu được tác giả tìm thấy.

Nghiên cứu của Berkmen và cộng sự (2009) là một trong những nghiên cứu đầu tiên giải thích sự khác biệt về tác động khủng hoảng ở các nước đang phát triển và thị trường mới nổi. Sử dụng mơ hình hồi quy xun quốc gia để giải thích các yếu tố dự báo tăng trưởng sau khi cuộc khủng hoảng toàn cầu nổ ra, tác giả chứng minh một số biến giải thích phần lớn sự thay đổi trong các nước phát triển. Quốc gia có hệ thống tài chính trong nước vay nợ nhiều hơn và tăng trưởng tín dụng nhanh hơn có xu hướng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lớn hơn. Đối với các thị trường mới nổi, tác động của liên kết tài chính lớn hơn liên kết thương mại. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, liên kết thương mại dường như lấn át hơn liên kết tài chính, với các nước xuất khẩu nhiều mặt hàng xa xỉ ảnh hưởng nhiều hơn so với những nước xuất khẩu lương thực. Các quốc gia có tỷ giá hối đối linh hoạt hấp thụ tác động của các cú sốc tốt hơn.

Cũng so sánh về tác động của khủng hoảng đến thị trường mới nổi và thị trường phát triển, sử dụng mơ hình SVAR, Gimet (2011) lại tìm thấy tác động của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn đến các nước ASEAN ít quan trọng hơn so với những gì quan sát ở những nước công nghiệp thông qua hai mối liên kết thương mại và tài chính.

Gần đây có nghiên cứu của Blanchard và cộng sự (2010), sử dụng bộ dữ liệu của 29 quốc gia , tác giả đã kết luận cả liên kết tài chính và thương mại đều đóng vai trị quan trọng trong truyền dẫn khủng hoảng.

Tóm lại: Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện tại khắp các quốc gia trên thế giới để trả lời cho câu hỏi về tầm quan trọng mối liên kết tài chính và mối liên kết thương mại trong truyền dẫn khủng hoảng kinh tế, song song đó cũng đã có rất nhiều phương pháp nghiên cứu được tiến hành nhưng kết quả nghiên cứu vẫn để mở, chúng ta vẫn không thể thống nhất được câu trả lời cuối củng nào cho vấn đề được đặt ra.

Mối liên kết tài chính và thương mại đóng vai trị như thế nào trong truyền dẫn khủng hoảng kinh tế? Mối liên kết tài chính quan trọng hơn mối liên kết thương mại hay ngược lại? Đáp án phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh cụ thể của các quốc gia mà chúng ta lựa chọn để nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các biến kinh tế được sử dụng để đưa vào mơ hình nghiên cứu,… Vậy phải chăng ta cũng có thể nói các kết luận có được từ các nghiên cứu bị phụ thuộc bởi các yếu tố chủ quan? Câu trả lời là Đúng và Sai. Đúng vì việc lựa chọn các nguyên liệu đầu vào là cực kỳ quan trọng để sản xuất ra một sản phẩm chất lượng. Mà nguyên liệu này được lựa chọn và sử dụng như thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào “người chế biến”, mà cụ thể ở đây là các nhà nghiên cứu. Tùy thuộc vào mức độ nhận thức, tư duy, phân tích và phán đốn khác nhau, mà rõ ràng các yếu tố này có tính chủ quan, mà sản phẩm tạo ra sẽ có sự khác biệt. Cịn vì sao Sai? Thực tế chứng minh, các kết quả nghiên cứu kể trên đều được cơng nhận dưới góc độ khoa học vì nó giải thích được mối quan hệ xảy ra trên thực tế, tại một số quốc gia cụ thể.

Một cách dễ hình dung, bạn khó có thể tạo ra hai chiếc bánh giống nhau một khi từ nguyên liệu đầu vào đến cách thức chế biến đều có sự khác biệt hay nói cách khác: Khơng có gì ngạc nhiên khi có q nhiều kết luận trái chiều về vấn đề nghiên cứu được đề cập trên. Nếu kết quả là giống nhau thì việc quản lý kinh tế vĩ mơ, có thể nói, chưa bao giờ đơn giản đến thế khi tất cả các nước trên thế giới chỉ cần áp

dụng một mơ hình chuẩn chung nhất để giải quyết các vấn đề nội tại của đất nước mình. Tuy nhiên, việc giống nhau giữa các quốc gia sẽ chỉ mãi là một giả định tuyệt vời cho những nghiên cứu trong phịng thí nghiệm, cũng như giả thuyết về môi trường điều kiện tiêu chuẩn trong hóa học... Nhưng chính sự không lý tưởng này mới khiến môn kinh tế học trờ nên đa dạng hơn, phức tạp hơn và cũng thú vị hơn.

Khơng có gì nghiêm trọng nếu chúng ta có những phương pháp nghiên cứu khác biệt, và cũng không là nghiêm trọng khi chúng ta có quá nhiều câu trả lời đối lập cho một vấn đề nào đó, bởi sự tồn tại của các mặt đối lập vẫn luôn là nguyên nhân và động lực cho sự phát triển. Vấn đề cốt lõi là chúng ta – những người nghiên cứu kinh tế - biết sử dụng, phân tích và kết hợp các yếu tố đầu vào như thế nào để cho ra một kết quả khách quan và tốt nhất với những nguyên liệu sẵn có và sử dụng kết quả nghiên cứu được vào giải quyết những nội tại của nền kinh tế. Và điều này lại phụ thuộc rất lớn vào tầm hiểu biết của mỗi cá nhân – yếu tố được tích lũy mỗi ngày thơng qua việc không ngừng học hỏi và cập nhật những kiến thức thực tiễn, những phương pháp nghiên cứu mới mẻ trên thế giới... Đó là lý do tại sao phần thứ hai “Tổng quan các nghiên cứu trước đây” lại là một trong những phần quan trọng nhất trong bố cục của tất cả các bài nghiên cứu khoa học thuộc nhóm ngành kinh tế nói riêng và các ngành khoa học khác nói chung.

Nhận thức được tầm quan trọng trên, tác giả cũng đã xây dựng cho mình một tập hợp các tư liệu liên quan để từ đó chắt lọc, học hỏi và lựa chọn cho riêng mình một phương hướng nghiên cứu phù hợp nhất. Và bài luận văn là kết quả có được từ sự tâm đắc về những ưu điểm mà nghiên cứu của Shugo Yamamoto (2013) có được khi xem xét tác động của cả mối liên kết tài chính và liên kết thương mại của khủng hoảng kinh tế Mỹ đến nền kinh tế Châu Á, đồng thời tác giả cũng đo lường mức độ tác động của mối liên kết tài chính và liên kết thương mại, qua đó kết luận được tác động của mối liên kết nào đóng vai trị quan trọng hơn. Đây cũng là một trong số rất ít những nghiên cứu so sánh mối liên kết tài chính và thương mại.

Tóm tắt chương 2:

Có khá nhiều ý kiến trái chiều về mức độ tác động truyền dẫn chính sách giữa các cú sốc từ tài chính và thương mại tồn cầu đến các quốc gia chủ nhà. Một nhóm cho rằng mức độ ảnh hưởng từ cú sốc tài chính là nghiêm trọng hơn so với các cú sốc đến từ thương mại. Nhóm khác lại cho rằng điều ngược lại, với ảnh hưởng của các cú sốc thương mại là mạnh hơn so với các cú sốc tài chính. Với mục đích làm sáng tỏ vấn đề này trong bối cảnh hiện tại, dựa trên nghiên cứu Shugo Yamamoto (2013) tác giả mong muốn trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ban đầu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế truyền dẫn những cú sốc tài chính và thương mại đến một số nước châu á (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)