Thống kê mô tả các biến trong mơ hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế truyền dẫn những cú sốc tài chính và thương mại đến một số nước châu á (Trang 39 - 41)

Thống kê US FCI IMP MAL IND JPN KOR

Giá trị trung bình 4.59 -0.33 4.58 4.59 4.35 4.62 4.39 Giá trị trung vị 4.59 -0.5 4.62 4.62 4.39 4.62 4.42 Độ lệch chuẩn 0.05 0.64 0.13 0.14 0.29 0.09 0.26 Giá trị nhỏ nhất 4.47 -0.93 4.27 4.24 3.85 4.3 3.87 Giá trị lớn nhất 4.67 2.73 4.86 4.82 4.81 4.83 4.74

Nguồn: dữ liệu tổng hợp từ IFS, NH dự trữ Chicago (2015)

Đồ thị hình 3.3 biểu thị sản xuất công nghiệp của Mỹ, chỉ số nhập khẩu và chỉ số tình hình tài chính của Mỹ trong giai đoạn tháng 1 năm 2000 đến tháng 9 nằm 2015. Giá trị dương của FCI (trục bên trái) biểu thị tình hình tài chính thắt chặt hơn so với điều kiện trung bình. Kết quả cho thấy trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 mà khởi nguồn từ tín dụng dưới chuẩn ở Mỹ. Kết quả cho thấy vào thời kỳ khủng hoảng, chính phủ Mỹ đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. FCI trong giai đoạn này tăng rất cao – đỉnh điểm chỉ số này đã lên tới 2.73 vào ngày 28/11/2008 tương ứng sản lượng nhập khẩu giảm xuống rất thấp vào tháng 1 và tháng 2 năm 2009.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy thối: kinh tế Mỹ, EU, Nhật Bản đã tăng trưởng âm trong thời gian cuối năm 2008 và tác độ tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giời giảm sát (Trần Văn Đức, 2010). Sản lượng sản xuất công nghiệp ở các quốc gia Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ cũng sụt giảm. Hình 3.4 biểu thị sản xuất công nghiệp của một số quốc gia Châu Á. Cũng tương ứng với sự biến động của các chỉ số ở Mỹ. Sản xuất công nghiệp của các quốc gia Châu Á cũng sụt giảm một cách rõ rệt vào khoảng thời gian 2008-2009.

Qua sơ bộ dữ liệu của các biến trong mơ hình, ta có thể thấy khi khủng hoảng xảy ra, chỉnh phủ Mỹ ngay lập tức thắt chặt chế độ tiền tệ, khủng hoảng dẫn đến sản xuất công nghiệp ở Mỹ suy giảm, sản lượng nhập khẩu sụt giảm, kéo theo sản lượng sản xuất công nghiệp ở các nước Châu Á cũng sụt giảm.

Hình 3.3. Chỉ số sản xuất cơng nghiệp, nhập khẩu và tình hình tài chính của Mỹ. Mỹ.

Nguồn: tác giả tính tốn từ bộ dữ liệu thu thập

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những nhận xét sơ bộ ban đầu. Mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô này trên thực tế cịn phức tạp hơn. Vì thế để có một cái nhìn sâu sắc hơn.

Hình 3.4: Chỉ số sản xuất công nghiệp của Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật

Nguồn: tác giả tính tốn từ bộ dữ liệu thu thập

3.3. Phát biểu giả thuyết nghiên cứu

Theo hình 3.3 và 3.4 rõ ràng một sự gia tăng bất ngờ của FCI đã dẫn đến sự sụt giảm đột ngột ở cả US và IMP và các quốc gia Châu Á sau năm 2008. Vì vậy, chúng ta có thể suy luận rằng nền sản xuất công nghiệp của các nền kinh tế Châu Á đột ngột giảm do hiệu ứng lan toả của Mỹ. Tác động truyền dẫn của các cú sốc này có thể được tổng hợp ở bảng 3.4

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế truyền dẫn những cú sốc tài chính và thương mại đến một số nước châu á (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)