Giới thiệu mơ hình VAR

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế truyền dẫn những cú sốc tài chính và thương mại đến một số nước châu á (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Giới thiệu mơ hình VAR

Qua khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm và các mô hình được sử dụng trên thế giới cho thấy có nhiều mô hình nghiên cứu cơ chế truyền dẫn khủng hoảng, tuy nhiên có những mô hình phổ biến và có tính tin cậy cao như VAR, SVAR, VECM. Clarida và cộng sự (1998, 2000), Bagliano và Favero (1999), Favero và Marcellino (2001) đã đề xuất sử dụng mô hình VAR để đo lường sự truyền dẫn. Prachi Mishra, Peter Montiel (2013) kết luận các mô hình thường được sử dụng để đo lường tác động của truyền dẫn ở các nước công nghiệp phát triển thường là hàm phản ứng xung (IRF) từ mô hình VAR. Ở Việt Nam, có nghiên cứu của Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2014) cũng sử dụng mơ hình VAR để nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ trước và sau cuộc khủng hoảng Mỹ 2007-2008.

Căn cứ vào những nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng như kiến thức về kinh tế lượng, tác giả sử dụng mơ hình VAR để đánh giá tác động của mối liên kết tài chính và thương mại ở Mỹ đến một số nước Châu Á.

Sims (1980) đã đề xuất xây dựng mơ hình gồm các vector tự hồi quy, đó là các mơ hình đa biến mà mỗi chuỗi sẽ được hồi quy theo một số độ trễ nhất định của tất cả các chuỗi kết hợp. Sự ra đời của mơ hình VAR ban đầu đã đem đến những cơng cụ hữu ích thay thế phương pháp SEM (Structural Equation Modelling) truyền thống trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Mơ hình VAR rất thích hợp trong đo

lường tương tác giữa các biến vĩ mô theo số liệu chuỗi thời gian. Bởi vì dữ liệu vĩ mơ theo thời gian có những đặc điểm:

- Các yếu tố vĩ mơ thường có tính tự tương quan do đó giá trị của kì trước thường có ảnh hưởng đến kì này. Tính tự tương quan khiến cho các biến vĩ mơ thường biến động có xu hướng và có độ trễ.

- Các biến vĩ mơ thường tương tác lẫn nhau theo mơ hình mạng, có nghĩa là tất cả các biến đều có tương tác với nhau theo dạng mạng. Do đó bất kì biến vĩ mơ nào cũng có thể bị tác động bởi những biến vĩ mô khác và ngược lại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế truyền dẫn những cú sốc tài chính và thương mại đến một số nước châu á (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)