Mỹ
Hướng tác động từ trái qua phải dFCI dIMP
dMAL Khơng Có
dIND Khơng Có
dJPY Khơng Có
dKOR Khơng Có
Nguồn: tác giả tính tốn từ bộ dữ liệu thu thập
Ở chiều hướng ngược lại thì cả 4 quốc gia Châu Á cho thấy biến động trong sản xuất ở các quốc gia này khơng có sự tác động đến biến động về tài chính ở Mỹ. Ngược lại, trong mối quan hệ thương mại thì cả 4 quốc gia đều có tác động đến tình hình nhập khẩu của Mỹ.
4.2 Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ
Từ kết quả ước lượng mơ hình VAR đã được kiểm tra tính phù hợp ở mục 4.1.4, đề tài sử dụng hàm phản ứng xung để kiểm định quá trình truyền dẫn của khủng hoảng tài chính Mỹ (FCI, IMP, US) đến một số nước Châu Á (MAL, IND, JPN, KOR). Hình 4.3 đến hình 4.6 lần lượt trình bày các phản hồi của nền sản xuất Malaysia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc trước các cú sốc tài chính và thương mại từ Mỹ. Trong mỗi hình, hình a sẽ thể hiện các phản hồi trước cú sốc tài chính và hình b cho biết phản hồi trước các cú sốc thương mại.
Đối với tất cả các nền kinh tế châu Á, kết quả cho thấy phần lớn các phản hồi của các nền kinh tế là tiêu cực (giá trị IRF âm) trước các cú sốc tài chính và thương mại từ Mỹ [Phụ lục 4.17 - 4.20]. Kết quả này phù hợp với 2 giả thuyết ban đầu về
chiều hướng tác động của các cú sốc thương mại và tài chính từ Mỹ đến các quốc
gia Châu Á.
Kết quả thực nghiệm ở đây chỉ ra rằng hai cú sốc đã làm sản xuất giảm ở bốn nền kinh tế Châu Á. Theo đó, các nền kinh tế Châu Á này đều có phản hồi tiêu cực đối với mỗi cú sốc. Cụ thể, một cú sốc tài chính bất lợi đã được truyền tới các nền kinh tế châu Á, và sản xuất sau đó xấu đi vì sự suy thối của điều kiện tài chính Mỹ.
nền kinh tế châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ gần đây. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Canova (2005), trong đó chỉ ra rằng các cú sốc tài chính Mỹ đã đóng một vai trị quan trọng trong việc truyền tải tới Mỹ La Tinh. Tương tự như vậy, phản hồi của các quốc gia Châu Á đối với cú sốc thương mại đều cho thấy một tác động tiêu cực.
Xét về mức độ tác động của mỗi cú sốc ở từng quốc gia thì nhìn chung cú sốc thương mại có tác động mạnh hơn so với cú sốc đến từ tình hình tài chính Mỹ ở các quốc gia như Malaysia, Nhật Bản. Tuy nhiên, điều này không phù hợp đối với trường hợp của Ấn Độ và Hàn Quốc khi kết quả phân tích IRF cho thấy tác động của cú sốc tài chính là mạnh hơn tương đối so với cú sốc thương mại đến từ Mỹ. Như vậy, kết quả cho thấy không một sự thống nhất về mức độ phản hồi trước tác động của các cú sốc giữa 2 nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển.
Ngoài ra, hầu hết các nước gần như phản hồi ngay ở vài tháng đầu tiên sau khi xảy ra cú sốc. Hay nói cách khác, các cú sốc thương mại và tài chính đến từ Mỹ tác động gần như ngay lập tức đến các nền sản xuất kinh tế ở Châu Á. Sự ảnh hưởng này xảy ra mạnh nhất ở 7 – 8 tháng đầu tiên sau khi cú sốc truyền đến và sau khoảng 10 – 12 tháng thì các nền sản xuất bắt đầu ổn định trở lại. Đồng thời, kết quả phân tích IRF cho thấy sự phản hồi của các nền kinh tế từ cú sốc thương mại là biến động hơn so với cú sốc tài chính [Hình 4.3 – 4.6].
Để tìm hiểu chi tiết hơn về tác động của mỗi cú sốc, đề tài đi sâu phân tích
tác động của mỗi cú sốc ở từng quốc gia. Kết quả cho thấy khi cuộc khủng hoảng xảy ra thì thơng qua mối liên kết tài chính và thương mại với Mỹ, sản lượng sản xuất công nghiệp của Malaysia ngay lập tức chịu ảnh hưởng của cú sốc tài chính và ảnh hưởng này tắt dần sau khoảng 7 tháng. Nền kinh tế Malaysia khi đó bắt đầu hồi phục và khơng cịn biến động mạnh nữa. Mức ảnh hưởng lớn nhất xảy ra sau 2 tháng ứng với mức sụt giảm 0.0086 độ lệch chuẩn trước tác động thay đổi 1 độ lệch chuẩn từ cú sốc tài chính [Hình 4.3a]. Mức dao động trong nền kinh tế Malaysia trước cú sốc thương mại tương đối biến động mạnh hơn so với cú sốc tài chính nhưng cũng có dấu hiệu ổn định dần sau 8 tháng. Mức ảnh hưởng lớn nhất xảy ra tại
thời điểm 3 tháng sau khi xảy ra 1 sự thay đổi 1 độ lệch chuẩn trong cú sốc ứng với mức sụt giảm 0.0077 độ lệch chuẩn [Hình 4.3b].
Hình 4.3: Phản hồi của dMAL trước các cú sốc từ dFCI và dIMP
Không giống như Malaysia, kết quả phân tích IRF cho thấy sự phản hồi nền kinh tế Ấn Độ trước các cú sốc tài chính và thương mại đến từ Mỹ là ít dao động hơn so với trường hợp ở Malaysia. Các phản hồi chủ yếu biến động ở 6 – 7 tháng đầu tiên, sau đó tắt dần và nền kinh tế đi vào ổn định [Hình 4.4a, 4.4b].
Hình 4.4: Phản hồi của dIND trước các cú sốc từ dFCI và dIMP
Các kết quả phân tích cũng cho thấy tại một số thời điểm nền kinh tế Ấn Độ lại phản hồi tích cực trước những cú sốc tiêu cực đến từ Mỹ. Cụ thể, tại các phản hồi mạnh nhất xảy ra các thời điểm đầu sau khi các cú sốc tài chính – thương mại từ Mỹ bắt đầu truyền tới với giá trị phản hồi mạnh nhất là +0.01 độ lệch chuẩn ở cú sốc tài chính tại thời điểm 3 tháng sau đó và +0.02 độ lệch chuẩn ở cú sốc thương mại tại thời điểm 2 tháng sau khi các mối liên kết tài chính hoặc thương mại biến động với mức 1 độ lệch chuẩn [phụ lục 4.18]. Kết quả cũng cho thấy, nền kinh tế Ấn Độ phản hồi khá mạnh trước cú sốc thương mại hơn là cú sốc tài chính đến từ Mỹ ở phần lớn các thời điểm sau đó.
Đối với trường hợp Nhật Bản thì phản hồi của nền kinh tế Nhật phản ứng mạnh hơn trước sự biến động về tình hình tài chính Mỹ so với sự biến động trong hoạt động thương mại từ Mỹ. Cụ thể, 8 tháng sau khi cú sốc tài chính từ Mỹ được truyền tới thì phản ứng của nền sản xuất Nhật Bản biến thiên với biên độ khá lớn. Giá trị biến thiên trung bình ứng với 1 độ lệch chuẩn trong mỗi cú sốc tài chính và thương mại trong giai đoạn này lần lượt là 0.0076 và 0.0032. Giá trị biến động lớn nhất tính theo 1 độ lệch chuẩn thay đổi trong 2 cú sốc tài chính và thương mại tương ứng là -0.015 tại thời điểm trễ 4 tháng và +0.006 tại thời điểm trễ 1 tháng sau khi cú sốc xảy ra.
Sự ổn định của nền sản xuất ở Nhật ứng với 2 cú sốc cũng có sự khác nhau đáng kể. Nếu xét riêng từng cú sốc thì phải mất gần 10 tháng thì nền sản xuất Nhật mới đi vào ổn định khi cú sốc tài chính đến từ Mỹ được truyền tới, trong khi đó, nếu cú sốc thương mại được truyên tới thì chỉ mất gần 7 tháng để nền sản xuất Nhật sẽ ổn định.
Hình 4.5: Phản hồi của dJPN trước các cú sốc từ dFCI và dIMP
Nguồn: tác giả tính tốn từ bộ dữ liệu thu thập
Ngược lại với trường hợp Nhật Bản, nền sản xuất Hàn Quốc lại cho thấy phản ứng mạnh hơn trước cú sốc thương mại so với cú sốc tài chính đến từ Mỹ cả
về mức độ tác động cũng như cường độ tác động. Cụ thể, nền sản xuất Hàn Quốc bị ảnh hưởng mạnh trong 5 tháng đầu tiên khi các cú sốc xảy ra nhưng đối với cú sốc
tài chính thì sau 7 tháng nền sản xuất Hàn Quốc đi vào ổn định, trong khi đó, đối
với cú sốc thương mại thì nền sản xuất Hàn Quốc tiếp tục bị ảnh hưởng trong những tháng tiếp theo với mức độ giảm hơn đôi chút.
Mức độ phản hồi mạnh nhất ứng với sự thay đổi 1 độ lệch chuẩn trước 2 cú
sốc tài chính và thương mại lần lượt là -0.0097 sau 2 tháng và -0.0102 sau 4 tháng. Kết quả này cho thấy nền sản xuất Hàn Quốc có mối quan hệ chặt với nền sản xuất
của Mỹ thông qua mối liên kết thương mại. Một diễn biến tiêu cực của nền sản xuất Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực dai dẳng đến nền sản xuất của Hàn Quốc.
Hình 4.6: Phản hồi của dKOR trước các cú sốc từ dFCI và dIMP
Nguồn: tác giả tính tốn từ bộ dữ liệu thu thập
4.3 Tầm quan trọng của những cú sốc từ Mỹ
Các phần trước cho thấy rằng hai cú sốc cấu trúc mơ tả ở trên đã góp phần vào sự biến động sản xuất trong nền kinh tế châu Á. Tuy nhiên, tầm quan trọng của từng mối liên kết thương mại và tài chính đã khơng được giải thích. Kết quả vẫn chưa xác định được cú sốc cấu trúc nào đóng vai trị quan trọng hơn. Do đó, bằng cách tiến hành phân tích phương sai, phần của phương sai sai số dự báo của chỉ số sản xuất công nghiệp của các quốc gia trước cú sốc tài chính và thương mại được giải thích trên tồn bộ chu kỳ lấy mẫu. Bảng 4.7 và 4.8 lần lượt chỉ ra chi tiết mức độ phụ thuộc của các nền sản xuất Châu Á được giải thích bởi cú sốc tài chính và thương mại riêng rẽ.
Khơng có một kết luận rõ ràng về tầm quan trọng của cú sốc thương mại và tài chính đối với nền sản xuất ở 2 nhóm quốc gia phát triển (Hàn Quốc, Nhật Bản) và quốc gia mới nổi (Malaysia, Ấn Độ). Cụ thể, kết quả phân rã phương sai ở bảng 4.7; 4.8 và 4.9 cho thấy phần trăm biến động của nền kinh tế được giải thích bởi cú
sốc tài chính là lớn hơn phần được giải thích bởi cú sốc thương mại ở Malaysia và Nhật Bản. Trong khi đó, ở 2 nước còn lại là Hàn Quốc và đặc biệt là Ấn Độ lại cho thấy một tỉ lệ áp đảo về tầm quan trọng của cú sốc thương mại đối với cú sốc tài chính trong việc giải thích sự biến động của nền sản xuất trong nước.
Kết quả phân tích chi tiết khả năng giải thích của mỗi quốc gia ứng với mỗi cú sốc riêng rẽ được thể hiện chi tiết cùng với sai số chuẩn của hệ số ở bảng 4.7 và 4.8. Cụ thể các cú sốc tài chính là mạnh hơn tương đối so với cú sốc thương mại trong nền kinh tế Malaysia. Chẳng hạn, sau mỗi 4 tháng, 8 tháng, 12 tháng và 16 tháng thì giá trị phần trăm được giải thích cú sốc tài chính cao hơn đơi chút so với phần trăm được giải thích bởi cú sốc thương mại (0.054 so với 0.040; 0.073 so với
0.054; 0.071 so với 0.064 và 0.071 so với 0.065).
Tại Ấn Độ thì khả năng giải thích sự biến thiên của nền sản xuất trong nước
của cú sốc thương mại đến từ Mỹ hoàn toàn áp đảo sự giải thích bởi cú sốc tài
chính. Khơng những vậy, sự biến động trong cú sốc thương mại chiếm gần 1/3 sự biến động trong nền kinh tế Ấn Độ. Điều này cho thấy Ấn Độ là quốc gia có mối quan hệ thương mại phụ thuộc rất mạnh vào nền lượng nhập khẩu từ Mỹ. Bất kì một sự thay đổi nào trong tình hình sản xuất, tiêu dùng ở Mỹ đều sẽ trực tiếp ảnh hưởng mạnh đến nền sản xuất trong nước của Ấn Độ. Trong trường hợp này để hạn chế sự ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ, Ấn Độ cần thiết mở rộng mối quan hệ thương mại
với nhiều nước khác.
Tương tự như Ấn Độ, ngoại trừ các thời điểm ban đầu (4 tháng) thì theo thời gian khả năng giải thích sự biến động của nền kinh tế Hàn Quốc trước cú sốc thương mại là lớn hơn so với cú sốc về tài chính. Tuy nhiên, mức độ giải thích sự biến động của nền kinh tế của mỗi cú sốc, cũng như ảnh hưởng của cả 2 cú sốc là khơng q lớn. Điều đó cho thấy nền sản xuất ở Hàn Quốc có bị ảnh hưởng bởi các cú sốc tài chính và thương mại từ Mỹ, tuy nhiên, mức phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ là không thực sự quá lớn. Hàn Quốc vẫn cho thấy có một sự độc lập về mặt kinh tế so với 2 quốc gia trước là Malaysia và Ấn Độ.
Nhật Bản là một trường hợp tương tự Hàn Quốc ở mức độ nền sản xuất
trong nước phụ thuộc vào nền sản xuất của Mỹ. Theo đó, sự giải thích biến động
của nền kinh tế Nhật Bản từ cả 2 cú sốc tài chính và thương mại đến từ Mỹ trong tất cả các mốc thời điểm xem xét đều nhỏ hơn 10%. Nền kinh tế Nhật Bản cho thấy có sự độc lập trong mối quan hệ tài chính, thương mại với Mỹ. Kết quả phân rã phương sai dự báo cũng cho thấy tầm quan trọng là cao hơn ở các cú sốc tài chính so với các cú sốc thương mại đến nền sản xuất Nhật Bản.