Lãi suất ngân hàng từ năm 2008 – 9/2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển công ty cổ phần địa ốc an phú giai đoạn 2012 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 47)

Năm 2008 2009 2010 2011 9/2012

Lãi suất cho vay 12% 12,75% 16%-17% 22% - 25% 13% - 16%

Nguồn: Website Ngân hàng nhà nước

Tình hình tiền tệ, tín dụng từ năm 2008 đến nay diễn biến theo chiều hướng tăng lãi suất cho vay. Từ mức 12% của năm 2008 đã tăng lên 12,75% năm 2009, đến cuối năm 2010 lãi suất cho vay lên đến 17%. Đỉnh điểm của lãi suất cho vay là năm 2011 với mức lãi suất từ 22% - 24%. Với xu hướng đi lên của lãi suất thì khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và người mua bất động sản ngày càng khó khăn. Với lãi suất đỉnh điểm của năm 2011, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã không mặn mà với việc vay vốn ngân hàng nữa. Cịn các doanh nghiệp đã trót vay vốn trong thời gian trước thì hiện nay đang rất khó khăn trong việc trả lãi ngân hàng.

Trong năm 2012, với sự “mạnh tay” của chính phủ, lãi suất đã bắt đầu giảm. Tháng 3/2012, một số ngân hàng lớn như: Vietinbank, SeaBank, BIDV, ACB, Vietcombank... công bố mức lãi suất huy động phổ biến là 13%/năm áp dụng cho kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng. Với mức lãi suất huy động giảm, các ngân hàng cho biết sẽ từng bước giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới. Tuy nhiên, mức thấp nhất cũng chỉ có thể về 16 - 17%/năm, bởi chi phí huy động vốn chưa thể giảm mạnh. Tuy nhiên chỉ có các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp trong ngành sản xuất mới có thể tiếp cận được nguồn vốn này. Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vẫn nằm ngoài đối tượng cho vay của các ngân hàng do tính thanh khoản của bất động sản hiện nay yếu và đầu ra cho các sản phẩm khơng có.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất các khoản vay cũ của doanh nghiệp xuống dưới 15%/năm kể từ 15/7/2012. Đây là

một tín hiệu vui cho nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Tuy nhiên, các dự án bất động sản vẫn không phải là đối tượng ưu tiên cho vay của các ngân hàng.

f. Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) của TPHCM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược phát triển công ty cổ phần địa ốc an phú giai đoạn 2012 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)