Hiện nay trên thế giới mủ trôm đang được ứng dụng trong nhiều ngành cơng nghiệp nói chung và trong ngành cơng nghệ thực phẩm nói riêng. Tuy nhiên mức độ phổ biến của mủ trôm vẫn không bằng các loại gum khác như xanthan gum, guar gum, gellan gum.
Do đó các đề tài về q trình biến tính mủ trôm ngày càng được nghiên cứu nhiều. Đặc biệt gần đây đã có nhiều báo cáo về q trình thủy phân mủ trơm bởi vì sự thủy phân giúp giải quyết việc kém tan, giúp tăng khả năng hòa tan của chúng. Bên cạnh đó việc oxy hóa các polysaccharide cũng đang được nghiên cứu khá nhiều, ứng dụng trong tạo màng để cải thiện các đặc tính màng bao và bảo vệ sản phẩm. Tuy vậy việc oxy hóa mủ trơm vẫn chưa được đề cập đến mặc dù đã có nhiều bài nghiên cứu sự oxy hóa tinh bột, CMC… Năm 1990, Le Cerf và cộng sự đã báo cáo tính chất dung dịch của mủ trơm. Độ hịa tan trong nước của mủ trôm phụ thuộc nhiều vào mức độ acetyl hóa. Mủ trơm được loại bỏ hồn tồn nhóm acetyl sẽ làm tăng độ hịa tan lên rất nhiều lần (Le Cerf, D., Irinei, F., & Muller, G. , 1990).Trong một nghiên cứu của Hana Postulkova và cộng sự (2017), họ đã nghiên cứu về sự thủy phân của mủ trơm thì họ thấy rằng mủ trơm thủy phân tốt bởi NaOH, KOH, LiOH và nó tăng khả năng hòa tan trong nước sau khi bị thủy phân. Kết quả cho thấy ở nồng độ mủ trôm 2% (w/w) trong nước, NaOH 1 M thì mủ trơm sau khi thủy phân có khả năng hịa tan tốt nhất, thời gian thủy phân ít nhất 5 phút (Hana Postulkova, Ivana Chamradova, David Pavlinak. , 2017).
Năm 2005, Wongsagon và cộng sự đã giới thiệu quá trình oxy hóa tinh bột sắn bằng periodate để tạo thành tinh bột sắn dialdehyde (DAS). Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của periodate (0,05 N; 0,1 N; 0,2 N và 0,3 N) đến các đặc tính hóa lý của DAS chẳng hạn như hàm lượng aldehyde và cacboxyl, độ kết tinh tương đối, độ bền nhiệt, độ nhớt, sự trương nở, độ hòa tan và phân bố trọng lượng phân tử (Wongsagon, R., Shobsngob, S., & Varavinit, S., 2005). Năm 2010, Jiugao Yu và cộng sự nghiên cứu về tinh bột dialdehyde (DAS) được điều chế bằng cách oxy hóa tinh bột bởi periodate và DAS với các hàm lượng aldehyde khác nhau được kết hợp với glycerol để thu được các màng dẻo. Kết quả so sánh với tinh bột nguyên thủy, quá trình tái kết tinh của DAS không thể diễn ra trong màng trong thời gian bảo quản, bởi vì q trình oxy hóa bằng NaIO4 đã phá hủy sự kết tinh của tinh bột. Với sự gia tăng hàm lượng aldehyde
16
của DAS, độ bền kéo và khả năng chống thấm hút ẩm và thấm hơi nước của màng được cải thiện (Jiugao Yu, Chang, P. R., & Ma, X. , 2010). Trong nghiên cứu Changdao Mu và cộng sự (2012) đã điều chế màng dialdehyde carboxymethyl cellulose với gelatin. Kết quả chỉ ra rằng bổ sung CMC đã oxy hóa bằng periodate làm tăng độ bền kéo và giảm độ giãn dài khi đứt, cho thấy sự xuất hiện của liên kết chéo giữa gelatin và DCMC. Hơn nữa, màng này làm chậm lại q trình oxy hóa sản phẩm do tia UV gây ra (Changdao Mu, Guo, J., Li, X., Lin., 2012).
Không chỉ việc biến tính mủ trơm mà màng kết hợp cinnamaldehyde cũng đang được nghiên cứu để sản suất bao bì thực phẩm với nhiều lợi ích. Trong một nghiên cứu của Luyen Thi Cao (2019) đã chế tạo thành cơng màng bao hoạt tính với mủ trơm, Cloisite Na+ kết hợp với cinnamaldehyde ứng dụng bảo quản thực phẩm và chống vi khuẩn, chống nấm mốc (Cao, T. L., & Song, K. B., 2019a). Thêm một nghiên cứu khác của Thi Luyen Cao và cộng sự (2019b) đã nghiên cứu ra màng bao phân hủy sinh học được tạo bởi tinh bột, tinh dầu oregano và bổ sung thêm mủ trôm như một chất ổn định, làm tăng độ bền kéo và tính kỵ nước của màng (Cao, T. L., & Song, K. B. , 2019b). Năm 2018, López-Mata và cộng sự khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung cinnamaldehyde vào màng chitosan lên các tính chất của màng. Nghiên cứu báo cáo rằng việc kết hợp cinnamaldehyde vào màng làm giảm đáng kể khả năng hòa tan trong nước của màng, tăng đáng kể độ bền kéo và độ giãn dài, làm tăng khả năng chống oxy hóa (López- Mata, M. A., Ruiz-Cruz, S., de Jesús Ornelas-Paz., 2018). Những kết quả này cho thấy có những ứng dụng tiềm năng của cinnamaldehyde đối với màng bao để bảo quản các sản phẩm thực phẩm.
17