Dựa vào hình 3.5 và hình 3.7 cho thấy lực kéo cực đại càng cao thì độ giãn dài khi đứt của màng cũng cao hay màng càng dẻo. Kết quả chỉ ra rằng màng mủ trơm thủy phân có lực
Nguyên thủy Thủy phân Oxy hóa Thủy phân - Oxy hóa
0 1 2 3 4 e de cde bcd bcd ab abc Lự c kéo giã n cực đạ i ( N) Mẫu màng
Khơng có cinnamaldehyde Có cinnamaldehyde (1%) a
42
kéo cực đại lớn hơn (p<0,05) so với màng mủ trơm ngun thủy. Bên cạnh đó, màng mủ trơm oxy hóa và thủy phân – oxy hóa lại thấp hơn (p<0,05) so với mẫu màng mủ trôm nguyên thủy. Lực kéo cực đại tỉ lệ thuận với độ giãn dài khi đứt của màng.
Dựa vào kết quả bảng 3.3 và hình 3.5, khi bổ sung 1% cinnamaldehyde so với khối lượng tinh bột có thể thấy ứng suất đâm xuyên của màng giảm nhưng độ giãn dài khi đứt tăng (p<0,05) so với màng không chứa cinnamaldehyde. Kết quả này là do cinnamaldehyde đóng vai trị là chất hóa dẻo với polymer ít ưa nước (Friedman, M., 2017), do đó có thể làm suy yếu sự tương tác của các phân tử mủ trôm cũng như làm giảm lực liên kết phân tử giữa mủ trôm và tinh bột, tạo ra cấu trúc màng kém chặt chẻ hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển động của các chuỗi polymer, từ đó cải thiện tính mềm dẻo. Vì vậy, độ cứng màng giảm xuống và độ dai màng tăng. Cinnamaldehyde có thể gây ra sự thay đổi cấu trúc của mạng tinh bột - mủ trơm khi chất hóa dẻo được kết hợp (Sothornvit, r. and krochta, j.m. , 2005).
Trước đây đã có báo cáo cho rằng việc bổ sung cinnamaldehyde ở dạng nhũ tương vào các màng pectin ăn được với đu đủ xay nhuyễn và nano cinnamaldehyde có thể có tác dụng hóa dẻo và hiện tượng này cũng có thể là nguyên nhân tạo độ dẻo cho màng (Otoni CG, de Moura MR, Aouada FA, Camilloto GP, Cruz RS., 2014). Do đó, việc bổ sung chất làm dẻo ảnh hưởng lớn đến tính chất cơ học của màng, chẳng hạn như tăng tính linh hoạt và khả năng phục hồi của màng. Sự giảm ứng suất đâm xuyên và tăng khả năng kéo giãn khi đứt nếu bổ sung chất hóa dẻo cũng được nghiên cứu bởi một số tác giả cho màng dựa trên nền tinh bột (Lourdin, D., Bizot, H. and Colonna, P. , 1997) và (Gaudin, S., Lourdin, D., Le Botlan, D., Ilari, J.L. and Colonna, I., 1999).
3.2.2. Độ ẩm, khả năng hấp thụ nước, khả năng hòa tan
Độ ẩm, khả năng hấp thụ nước và khả năng hòa tan ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của màng bao hoạt tính. Tùy vào mục đích sử dụng màng mà đặc tính khơng hấp thụ nước hay khơng tan trong nước có thể cần để tăng cường khả năng chống nước cũng như bảo vệ nguyên vẹn sản phẩm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, tính hấp thụ và tan trong nước của màng có thể rất quan trọng như việc đóng gói thực phẩm hoặc phụ gia (Bertuzzi, m.a., armada, m. and gottifredi, j.c. , 2007). Thông số kết quả độ ẩm, khả năng hấp thụ nước, khả năng hòa tan của các mẫu màng đã khảo sát được thể hiện trong bảng 3.3 và hình 3.8, 3.9, 3.10.
43