Khái quát về Vietcombank Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 43)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

3.1. Khái quát về Vietcombank Vĩnh Phúc

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hố, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cồ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam. Vietcombank hiện có gần 600 chi nhánh/phịng giao dịch/văn phịng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội; 111 Chi nhánh; 472 PGD; 04 Công ty con ở trong nước (Công ty Cho thuê tài chính, Cơng ty chứng khốn, Cơng ty Kiều hối, Công ty Cao ốc Vietcombank 198); 03 Công ty con ở nước ngồi (Cơng ty Vinafico Hongkong, Cơng ty chuyến tiền Vietcombank tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào); 01 Văn phòng đại diện tại Tp. HCM; 01 Văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Mỹ ; 03 Đơn vị sự nghiệp: Trường đào tạo và phát triền nguồn nhân lực; 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Hà Nội và 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Tp. Hồ Chí Minh ; 04 Công ty liên doanh, liên kết. về nhân sự, Vietcombank hiện có trên 18.000 cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, Vietcombank cịn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.536 máy ATM và trên 60.000 đơn vị chấp nhận thanh tốn thẻ trên tồn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.316 ngân hàng đại lý tại 102 quốc gia và vùng lãnh thố trên thế giới...

Vietcombank Vĩnh Phúc, thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VietcomBank) là Chi nhánh đầu tiên cùa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam đặt tại Vĩnh Phúc.

Có mặt trên địa bàn Vĩnh Phúc muộn hơn so với một sô ngân hàng thương mại, xong Vietcombank Vĩnh Phúc đã sớm khẳng định vị thế, chiếm trọn lòng tin của khách hàng nhờ những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Chỉ trong 15 năm, Vietcombank Vĩnh Phúc đã tạo dựng được hình ảnh một ngân hàng uy tín, hiện đại, khơng chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tể - xã hội của tỉnh mà còn tạo sức mạnh để ngân hàng tự tin vượt qua mọi khó khãn, thách thức, vững bước trên con đường phát triển và hội nhập.

Chính thức hoạt động từ tháng 1/2006, sau 15 nàm, Vietcombank Vĩnh Phúc đã xây dựng hệ thống điểm giao dịch phủ khắp trên các địa bàn trọng điểm của tỉnh với 4 phòng giao dịch trực thuộc và 10 máy ATM nhằm tạo điều kiện thuận tiện nhất cho khách hàng. Hiện chi nhánh đang có giao dịch với hơn 80.000 khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Nguồn vốn huy động đạt trên 8.500 tỷ đồng, tăng 44 lần so với năm 2006; dư nợ tín dụng đạt trên 9.200 tỷ đồng, tăng 28 lần so với năm 2006, chiếm 12% tổng dư nợ trên địa bàn; nợ xấu dưới 0,8%; doanh số thanh toán xuất, nhập khẩu đạt trên 200 triệu USD, tăng 16 lần so với năm 2006; lợi nhuận hàng năm đều tăng trưởng đạt mức Trung ương giao.

r 9

3.1.2. Cơ câu tô chức

Sơ đô 3.1: Sơ đô cơ câu tô chức của Vietcomhank Vĩnh Phúc

(Nguồn: Vietcombank Vĩnh Phúc năm 2020)

về chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban tại VCB Vĩnh Phúc:

- Ban giám đốc: gồm 3 người, 1 giám đốc và 2 phó giám đốc là những người trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng.

- Phịng hành chính nhân sự: thực hiện cơng tác hành chính của Chi nhánh như quản lý con dấu, quản lý các văn bản tài liệu của chi nhánh; Tham mưu cho giám đốc Chi nhánh trong việc bố trí, điều động, bộ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận cán bộ; Thực hiện công tác lề tân, quản lý, bảo quản tài sản của Chi nhánh, mua sắm tài sản, công cụ lao động, bảo đảm trang thiết bị, môi trường làm việc cho cán bộ cơng nhân viên.

- Phịng khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp quản lỷ tài khoản và giao dịch với khách hàng doanh nghiệp lớn trong nước (không phải doanh nghiệp nhở và vừa) và các doanh nghiệp FDI. Thực hiện các nhiệm vụ thanh toán quốc tế. Chịu trách nhiệm: kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, thông tin. Đề xuất với giám đốc chi nhánh về: Chính sách phát triền, cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng

- Phòng khách hàng bán lẻ: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chịu trách nhiệm về kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, thông tin. Đề xuất với giám đốc chi nhánh về: chính sách phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng.

- Các phòng giao dịch: Là bộ phận trực thuộc chi nhánh, có địa điểm hoạt động độc lập, hạch tốn báo sổ và có con dấu riêng. Đứng đầu phòng giao dịch là trưởng phòng giao dịch do giám đốc chi nhánh bổ nhiệm. Các phòng giao dịch có chức năng và nhiệm vụ thực hiện một số giao dịch với khách hàng theo quy định như nhận tiền gửi, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, cho vay theo một số hạn mức và đối tượng nhất định.

- Phòng quản lý nợ: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng. Thực hiện tính tốn trích lập dự phòng rủi ro. Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ, quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trừ, bảo mật, cung cấp) và lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín dụng theo quy định. Tham gia ý kiến vào các văn bản quản trị tín dụng.

- Phịng dịch vụ khách hàng: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện nghiệp vụ tác nghiệp, nghiệp vụ về quản lý kho và xuất - nhập quỹ. Theo dõi, tổng họp lập các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định. Tham gia ý kiến xây dựng chế độ, quy trình về cơng tác tiền tệ kho quỹ để phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện.

- Phịng kế tốn: Bộ phận kế hoạch tổng hợp: Với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng kế hoạch và tồng họp mưu giúp việc giám đốc trong lĩnh vực tim kiếm, phát triển và quản lý các dự án đầu tư; phối hợp với các phòng, ban chức năng để tham gia quản lý hoạt động cùa chi nhánh; lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình hoạt động của ngân hang định kỳ hang tháng, quý, năm và đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo; Thống kê tổng hợp công việc thực hiện kế hoạch theo định kỳ

giúp lãnh đạo ngân hàng đê ra biện pháp chỉ dạo kịp thời; thực hiện chê độ báo cáo, quyết toán...; theo dõi tinh hình triển khai các sản phẩm của ngân hàng; thực hiện các nhiệm vụ khác về lĩnh vực kế hoạch tồng họp theo sự phân cấp, giao quyền của giám đốc; mua bán ngoại tệ trực tiếp với Hội Sở; trực tiếp huy động vốn từ Tố chức Kinh tế; ban hành chính sách khách hàng, lãi suất huy động, lài suất cho vay. Quản lý, thực hiện hạch toán, kế tốn chi tiết và tổng họp. Thực hiện cơng tác hậu kiểm tra đối với hoạt động tài chính tại chi nhánh. Thực hiện nhiệm vụ quản lý và giám sát tài chính. Đề xuất than mưu cho giám đốc chi nhánh về các vấn đề tài chính. Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, trung thực, họp lý cùa số

liệu kế toán, báo cáo kế tốn, báo cáo tài chính...

3.1.3. Khái qt hoạt động kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc

3.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là một nghiệp vụ không thể thiếu của các NHTM, đó chính là nguồn cung cấp cho hoạt động tín dụng và giúp ngân hàng hồn thành các chức năng của mình trong nền kinh tế. Một nguồn vốn có cơ cấu họp lý, chi phí huy động thấp, khả năng huy động vốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, Chi nhánh đã ln chù động tích cực và không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch thơng qua các quỹ tiết kiệm, phịng giao dịch giải quyết nhanh chóng và thơng thống các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh lịch sự nhằm thu hút tối đa nguồn tiền gửi của dân cư bằng cách đa dạng nhiều kỳ hạn gừi tiết kiệm với lãi suất trần theo đúng quy định của NHNN trong từng thời kỳ. Đồng thời, Chi nhánh tích cực huy động tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp với lãi suất linh hoạt, đấy mạnh công tác quảng bá thương hiệu trên tồn địa bàn hoạt động.

Bảng 3.1: Tình hình hoạt động huy động vôn tại Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Vĩnh Phúc các năm 2018, 2019 và 2020)

Năm 2018 2019 2020

Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ ừọng Doanh số Tỷ trọng Huy động cá nhân, hộ gia đình 2,050 24.15% 2,490 27.01% 2,633 30.75% Huy động DNNVV 1,287 15.16% 1,058 11.48% 1,678 19.60% Huy động doanh nghiệp lớn 5,152 60.69% 5,670 61.51% 4,251 49.65% 9 rin Tông 8,489 100% 9,218 100% 8,562 100%

Doanh sô huy động vôn năm 2020 của Vietcombank Vĩnh Phúc đạt 8,562 tỷ đồng giảm 656 triệu đồng so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 9.3% so với doanh số huy động ngành ngân hàng toàn tỉnh. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong nguồn huy động của chi nhánh luôn là huy động từ doanh nghiệp lớn, thường chiếm tỷ trọng từ trên 50% tổng nguồn huy động. Trong khi đó, nguồn huy động từ các DNNVV chỉ

chiếm chưa đến 20% và còn lại là đến từ cá nhân và các hộ gia đình. Tỷ trọng huy động từ doanh nghiệp lớn tương đối cao, tuy nhiên lại có sự biến động tương đối

lớn. Tỷ trọng hưy động đến từ DNNVV đang ở mức thấp nhất, tuy nhiên đang có dấu hiệu tãng trưởng trong thời gian gần đây sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

3.1.3.2. Tinh hình cho vay

Nền kinh tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn chậm phát triển do ảnh hường của dịch bệnh từ đầu năm 2019 đến nay, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với nhóm DNNVV. Đứng trước khó khăn này, vào những năm 2019 - 2020, Vietcombank Vĩnh Phúc đà có những bước đi thận trọng để phát triển cho vay với định hướng phát triển bền vững, an tồn và hiệu quả.

Bảng 3,2: Tình hình dư nợ cho vay của Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn

2018 - 2020

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Tổng dư nợ 7,869 100% 8,544 100% 9,286 100% Dư nơ theo•

kì han•

Ngăn hạn 4,120 52.36% 4,956 58.01% 5,630 60.63%

Trung hạn 695 8.83% 617 7.22% 765 8.24%

Dài han• 3,054 38.81% 2,971 34.77% 2,891 31.13% Dư nơ theo•

đối tượng KH Cá nhân, hộ gia đình 2,760 35.07% 3,089 36.15% 3,660 39.41% DN lớn 3,135 39.84% 3,071 35.94% 2,980 32.09% DNNVV 1,974 25.09% 2,384 27.90% 2,646 28.49% (Nguôn: Báo cáo kêt quả kinh doanh Vietcombank Vĩnh Phúc các năm 2018, 2019 và 2020)

Dựa vào bảng số liệu thực tế, ta thấy trong giai đoạn từ năm 2018 - 2020, tổng dư nợ của chi nhánh có sự tăng trưởng liên tục. Theo đó năm 2020, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 9.286 tỷ đồng tăng 742 tỷ đồng tương ứng với 8.7% so với năm 2019.

Sự gia tăng trong dư nợ tín dụng bám sát theo các kế hoạch chỉ tiêu được giao và theo đà tăng chung của toàn hệ thống Vietcombank là 14.3%. Theo các Báo cáo tài chính hợp nhất của Vietcombank giai đoạn 2018 - 2020 thì tổng dư nợ tín dụng tăng lần lượt 16.3% và 14.3% vào các năm 2019 và 2020. Tuy có sự tăng trưởng, nhưng chỉ tiêu này vẫn thấp hơn tương đối so với trung bình tồn hệ thống.

về thị phần tín dụng tại địa bàn, tổng dư nợ của chi nhánh chiếm khoảng 10.63% số dư tín dụng tại tỉnh, giảm 0.32% so với năm 2019.

3.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc

Cũng như các doanh nghiệp khác, mục tiêu chính của hoạt động ngân hàng cũng là đem lại nguồn lợi nhuận cho chủ ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một hoạt động đặc thù, trong đó đối tượng kinh doanh chủ yếu chính là tiền tệ - hàng hóa có tính xã hội cao, nhạy cảm với mọi yếu tố trong nền kinh tế. Trước đây, hoạt động kinh doanh ngân hàng chủ yểu là nhận tiền gửi và cho vay, thu nhập của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào các biến động thị trường, điền hình là lãi suất. Hiện nay, hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra vô cùng phong phú và đa

dạng, các ngân hàng ln cơ găng đa dạng hóa sản phâm đê hạn chê tơi thiêu mức rủi ro của mình và đương đầu với mọi diễn biến trên thị trường kinh tế.

Bảng 3.3: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Vĩnh Phúc các năm 2018, 2019, 2020)

Năm 2018 2019 2020

Tổng thu nhập CN Vĩnh Phúc 249.89 225.18 280.79

Thu nhập lãi thuần 208.33 178.44 223.76

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 24.95 28.71 39.64

Thu nhập khác 16.62 18.03 17.39

Khơng ngồi xu thê chung, tồn bộ hệ thơng Vietcombank nói chung cũng như Chi nhánh Vĩnh Phúc nói riêng đều thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư kinh doanh của minh, để có thể đương đầu với mọi diễn biến trên thị trường. Nhìn vào bảng trên ta thấy, nguồn thu nhập của Vietcombank Vĩnh Phúc đến từ rất nhiều nguồn trong đó bao gồm: Thu nhập từ lãi thuần; thu nhập từ phí hoạt động dịch vụ; thu nhập từ kinh doanh ngoại hối; thu nhập từ hoạt động đầu tư và thu nhập từ nguồn khác. Năm 2020, tổng lợi nhuận của chi nhánh đạt 280.7 tỷ đồng tăng 65 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng với hơn 23%, nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2019, chi nhánh ngân hàng đã phải trích lập dự phịng và chuyển sang nợ ngoại bảng với 01 khách hàng doanh nghiệp lớn với dư nợ hơn 180 tỷ đồng, cùng với sự tăng trưởng tốt của dư nợ và sự ổn định của nền kinh tế đã giúp năm 2020 chi nhánh có những kết quả khả quan và hồn thành chỉ tiêu trung ương giao.

Xét về cơ cấu thu nhập, chiếm tỷ trọng lớn nhất chính là thu nhập từ lãi thuần, chỉ số này ở chi nhánh Vĩnh Phúc có những chuyền biến tích cực, bởi vào năm 2018, thu nhập lãi thuần chiếm 83% trong thu nhập và đang có xu hướng giảm dần, cho đến cuối nàm 2020 chỉ còn chiếm 79% trên tổng thu nhập cùng với đó là sự tăng trưởng mạnh thu nhập từ dịch vụ qua các năm, việc không phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập lãi thuần như trước giúp ngân hàng hạn chế được rất nhiều rủi ro, giảm

thiểu các chi phí liên quan. Sự tăng trưởng trong hoạt động dịch vụ phù hợp với định hướng của ngân hàng Vietcombank hiện nay đó là đẩy mạnh phát triển mảng phi tín dụng.

3.2. Thực trạng cho vay khách hàng Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank Vĩnh Phúc

3.2,1, Tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Phúc

+ Theo số liệu của cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, trong năm 2020 có hơn 1.170 doanh nghiệp mới thành lập trong đó chiếm đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tính đên hêt năm 2020, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 11.778 doanh

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)