Điểm hạn chế

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 61)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

3.3. Đánh giá chung về cho vay DNNVV tại Vietcombank Vĩnh Phúc

3.3.2. Điểm hạn chế

- Quy mô dư nợ chưa tương xứng với tiềm năng: số lượng DNNVV được cấp tín dụng cịn thấp chỉ chiếm khoảng 4.6% số doanh nghiệp toàn tỉnh. Mặc dù hàng năm số lượng khách hàng DNNNVV quan hệ tín dụng mới có xu hướng tăng lên, nhưng dư nợ tăng lên vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của chi nhánh, điều này đã được chứng minh qua các số liệu phân tích ở trên. Với tiềm lực và chủ trương của ban lãnh đạo chi nhánh cũng như định hướng của tồn hệ thống, thì sự phát triển của chi nhánh còn tương đối hạn chế và còn dư địa lớn để chi nhánh phát triển.

- Cơ cấu cho vay còn chưa họp lý: Dư nợ theo ngành kinh tế chú yếư trong lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ. Xu hướng mở rộng cho vay DNNVV tại Chi nhánh cũng chưa thực sự hiệu quả đối với các lĩnh vực nông nghiệp, thúy sản, cơng nghiệp, xây dựng. Đặc biệt trong đó là 02 nhóm ngành cơng nghiệp sản xuất và xây dựng là các ngành có số lượng lớn trong địa bàn và đặc thù là những ngành tạo ra giá trị thặng dư cao. Chi nhánh chưa có nhừng biện pháp cần thiết để phát triển tín dụng với nhóm ngành này, dư nợ tại Vietcombank Vĩnh Phúc ở mức tương đối thấp. Bên cạnh đó, trong tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV, tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn chiếm tỷ lệ thấp. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, các NHTM nói chung vẫn dành chủ yếu nguồn vốn để cho vay ngán hạn. Cho vay ngắn hạn còn nhiều dẫn đến nguồn thu của chi nhánh kém ổn định và kém hiệu quả hơn các dự án đầu tư trung dài hạn do có hệ số biên lợi nhuận thấp hơn, chi phí

thẩm định cho các món vay tăng lên, tăng chi phí hoạt động của chi nhánh.

- Quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng: Thời gian trung bình để thực hiện giải ngân một khoản tín dụng cho DN trung bình khoảng từ 7-15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ so vay vốn của khách hàng cho đến khi giải ngân. Tuy nhiên trong q trình làm hồ sơ cho khách hàng cịn phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến các điều kiện, quy trình thủ tục dẫn tới kéo dài thời gian giải ngân cho khách hàng, giảm khả năng tiếp cận vốn của khách hàng.

- Quy trình tìm kiếm khách hàng mới còn bị động và thiếu hiệu quả: Mặc dù, số lượng khách hàng DNNVV tại chi nhánh trong vịng 3 năm qua có những con số tăng trưởng tích cực, tuy nhiên vẫn rất hạn chế điển hình là việc tính đến năm 2020, số lượng KH DNNVV tại chi nhánh chỉ chiếm 4.6% số lượng doanh nghiệp trong địa bàn và quy mô chiếm thị phần hơn 12%. Các khách hàng mới mà chi nhánh phát triển chủ yếu đến từ nguồn khách hàng giới thiệu và các khách hàng chủ động đề xuất yêu cầu. Do đó hoạt động tìm kiếm khách hàng của chi nhánh cịn tương đối bị động, chưa khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin khác như: từ đối tác, từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các mối quan hệ ngoại giao. Chi nhánh còn hạn chế trong việc tiếp thị và đi tim khách hàng để cho vay.

- Các phương thức cho vay vẫn chưa thực sự đa dạng, chưa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các đối tượng DNNVV. Chi nhánh vẫn đang tập trung vào các phương thức cho vay truyền thống và chưa thực sự nghiên cứu thực hiện những phương thức cho vay khác.

- Thấm quyền phê duyệt của chi nhánh: Do hoạt động kinh doanh của chi nhánh Vĩnh Phúc năm 2018 - 2019 không ổn định, tỷ lệ nợ xấu tăng cao dẫn đến chi nhánh bị giảm bậc thẩm quyền từ chi nhánh loại 2 xuống chi nhánh loại 3. Điều này trực tiếp gây ảnh hưởng tới hoạt động cấp tín dụng cho DNNVV của chi nhánh, cụ thể thẩm quyền phê duyệt số tiền cho vay đối với DNNVV của ban giám đốc chi nhánh bị giảm từ 50 tỷ đồng/khách hàng xuống còn 20 tỷ đồng/khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, làm giảm khả năng cung ứng tín dụng cho các DNNVV trong địa bàn dẫn đến phải chia sẻ thị phần của các khách hàng DNNVV có quy mơ lớn đang giao dịch tại ngân hàng và thậm chí là mất khách hàng.

3.3.3. Nguyên nhãn

3.3.3.1. về phía doanh nghiệp:

+ Năng lực tài chính và tính hiệu quả kinh doanh cịn hạn chế.

Theo số liệu của Vietcombank Vĩnh Phúc về quy mô nguồn vốn của DNNVV ở trên thì gần 50% DNNVV có mức vốn dưới 5 tỷ đồng. Điều đó phản ánh thực trạng của DNNVV hiện nay, đó là tuy số lượng lớn nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp trong nhóm này khó có thể đáp ứng được những điều kiện vay chặt chẽ của Vietcombank. Với nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ, sự mất cân đối trong co cấu vốn cũng như năng lực tài chính hạn chế thì khó có cơ sở đảm bảo vay được vốn của ngân hàng. Đồng thời, nhiều DNNVV hiện nay thành lập và phát triển trên nền tảng kinh doanh theo mơ hỉnh gia đình, chủ doanh nghiệp vừa đóng vai trị giám đốc điều hành, vừa đóng vai trị quản lỷ tài chính. Trong khi đó, năng lực quản trị tài chính của nhiều doanh nghiệp chưa tốt, dẫn đến trường hợp doanh nghiệp có năng lực sản xuất khá tốt, xây dựng phương án kinh doanh khả thi, tạo được doanh thu, nhưng do khả năng quản trị dịng tiền khơng tốt đã dẫn đến không cân đối được nguồn tiền để trả nợ, nhiều doanh nghiệp bị mất cân đối tài chính, khả năng thanh khoản kém, thậm chí dẫn đến phá sản. Vi vậy, Vietcombank Vĩnh Phúc thường rất thận trọng khi xem xét cho vay các doanh nghiệp này. Nguyên nhân DNNVV không được chấp thuận cho vay trước hết là do phương án kinh doanh của doanh nghiệp không khả thi; năng lực tài chính, năng lực quản trị khơng tốt, tiếp đến là khơng có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm không đáp ứng quy định. Từ những phân tích nêu trên nhận thấy, yếu tố năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại Vietcombank Vĩnh Phúc.

Đồng thời, kết quả khảo sát của tác giả đối với bộ phận doanh nghiệp (trong đó gồm 40 chuyên viên, 10 phó/trưởng bộ phận khách hàng doanh nghiệp) tại Vietcombank Vĩnh Phúc thế hiện ở Bảng dưới đây cho thấy, yếu tố năng lực tài chính, năng lực quản trị đóng vai trị quan trọng thứ hai trong tiếp cận tín dụng của DNNVV, chỉ xếp sau nhân tố Phương án kinh doanh của doanh nghiệp không khả thi:

Bang 3.10: Kêt quả khảo sát tại Vietcombank Vĩnh Phúc vê nguyên nhân

DNNVV không được châp nhận cho vay

STT Chỉ tiêu ? Tông r À phiếu Thang đo Giá tri• trung bình xếp hạng 1 2 3 4 5 số phiếu trả lời 1 Khơng đáp ứng chính sách tín dụng của ngân hàng 50 7 15 10 16 2 2.82 7 2

Khơng có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm không đáp ứng quy định

50 2 4 20 8 16 3.64 3

3 Phương án kinh doanh doanh

nghiệp không khả thi 50 5 6 6 14 19 3.72 1

4 Doanh nghiệp có vốn tự có

tham gia thấp 50 8 16 6 16 4 2.84 6

5 Năng lực tài chính và nãng

lực quản trị khơng tốt 50 2 6 15 9 18 3.70 2

6 Báo cáo tài chính khơng đầy

đủ, minh bạch 50 3 10 19 13 5 3.14 5

7 Lịch sử quan hệ tín dụng

khơng tốt 50 3 8 17 14 8 3.32 4

8

Doanh nghiệp không cung cấp đú hồ sơ và thực hiện đúng các quy trình vay vốn

50 5 20 9 14 2 2.76 8

r \ f \ \ 5 r \

(Trong đó, 1: Rât ít đông ý; 2: It đông ý; 3: Đông ý; 4: Khá đông ý; 5: Rât đông ý)

(Nguồn: Kết quả khảo sát tại Vietcombank Vĩnh Phúc)

Căn cứ số liệu ở Bảng trên nhận thấy, nguyên nhân DNNVV không được chấp thuận cho vay trước hết là do phương án kinh doanh của doanh nghiệp khơng khả thi; năng lực tài chính, năng lực quản trị không tốt, tiếp đến là không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm khơng đáp ứng quy định.

Từ những phân tích và số liệu khảo sát nêu trên nhận thấy, yểu tố năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại Vietcombank Vĩnh Phúc.

+ Mức độ minh bạch thông tin chưa cao:

ở Việt Nam chưa có quy định báo cáo tài chính của DN phải được kiểm toán nên một số DNNVV vẫn cung cấp thông tin cho chi nhánh không đầy đủ hoặc kém chuẩn xác dẫn đến khó tiếp cận vốn. Bên cạnh đó, hiện nay doanh nghiệp vẫn tồn tại song song 02 hệ thống báo cáo là báo cáo thuế và báo cáo nội bộ. Vi vậy, cán bộ ngân hàng thường gặp khó khăn khi thẩm định và khó đánh giá chính xác được tính khả thi cùa dự án, dẫn đến hạn chế khả năng cho vay, kèo dài thời gian cho vay, ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Neu DNNVV khơng có khả năng cải thiện hệ thống tài chính và kế tốn cũng như tăng tính minh bạch đối với các thơng tin tài chính của họ thì các doanh nghiệp này sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay.

+ Không đáp ứng các điều kiện về tài sản thế chấp

Các doanh nghiệp nhở và vừa có tính chất hoạt động nhỏ lẻ, uy tín chưa cao, do đó tính rủi ro cao nên các ngân hàng thường ít khi cho vay tín chấp đối với các DNNVV mà yêu cầu doanh nghiệp thế chấp tài sản cho ngân hàng. Giá trị khoản vay càng lớn, mức độ rùi ro càng cao thì giá trị tài sản thế chấp càng lớn. Trong khi đó, do năng lực tài chính hạn chế, tài sản của doanh nghiệp có giá trị thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập, hoặc có tài sản nhưng loại tài sản khơng đáp ứng theo quy định của ngân hàng, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đủ yêu cầu tài sản bảo đảm. Theo quy định Vietcombank, chi nhánh ngân hàng có thế nhận tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị làm tài sản thế chấp đế cho vay. Tuy nhiên tại Vietcombank Vĩnh Phúc, quan điểm tín dụng của ban lãnh đạo chi nhánh là khơng khuyến khích hay nói cách khác là hạn chế nhận loại tài sản này, nguyên nhân chủ yếu là do thứ nhất, các loại máy móc đầu tư của các DNNVV chủ yếu là các máy móc chuyên dùng và thường là máy cũ, do đó dẫn đến việc khó định giá, phải tăng thêm chi phí thẩm đinh, quản lý tài sản và thứ hai là do tính thanh khoản của tài sản khi xử lý rùi ro rất thấp. Điều này là nguyên nhân mà đa số các doanh nghiệp chế biến chế tạo khó tiếp cận với các nguồn vốn ngân hàng và mở rộng sản xuất kinh doanh hơn.

+ Trình độ quản lý và áp dụng khoa học kỹ thuật cịn hạn chê

Đa số các DNNVV có cách thức quản lý, quản trị mang tính tư nhân gia đinh, chưa có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh dài hạn. Năng lực về quản trị hạn chế cũng là nguyên nhân dẫn đến DNNVV gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, xây dựng phương án kinh doanh, cơ hội đầu tư khả thi, thiếu hiểu biết về các quy định khi tiếp cận các nguồn vốn vay. Ngoài ra, việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh cịn hạn chế, tính đổi mới sáng tạo cịn kém cũng làm cho ngân hàng khơng đặt nhiều niềm tin vào các doanh nghiệp này.

+ Hiệu quả bình qn trên dư nợ của DNNVV cịn thấp:

Một ngun nhân nữa cũng làm cho các DNNVV chưa thực sự hấp dẫn là tổng hịa lợi ích binh qn trên dư nợ còn khá thấp. Các DNNVV thường chủ yếu sử dụng các sản phẩm truyền thống như cho vay, bảo lãnh hoặc chuyển tiền thanh tốn. Vì vậy, khi tiếp cận, cấp tín dụng đối với đối tượng này, ngân hàng thường ít có khả năng cung cấp thêm sản phấm dịch vụ ngân hàng hiện đại khác như quản lý tiền tệ, kinh doanh ngoại tệ, tín dụng phái sinh, trả lương qua thẻ, sản phấm thanh toán quốc tế,...hoặc bán chéo các sản phẩm bán lẻ cho khách hàng cá nhân là nhân viên của doanh nghiệp. Tổng hịa lợi ích tính bình qn trên dư nợ của DNNVV có xu hướng thấp hơn doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, với quy mơ thị trường nhỏ, số lượng các đối tác thương mại, nhà cung cấp ít hơn so với các doanh nghiệp lớn, dẫn đến khả năng tiếp cận, mở rộng nền khách hàng khi ngân hàng cho vay các DNNVV cũng hạn chế hơn. Đây cũng là yếu tố khiến DNNVV kém thu hút.

Ngoài ra, theo ý kiến khảo sát của một số nhân viên tín dụng, việc tiếp cận, cấp tín dụng đối với một DNNVV đều cũng phải trả qua các bước tiếp thị, thẩm định, đề xuất, chờ phê duyệt, quản lý khách hàng trước, trong và sau giải ngân như đối với một khách hàng doanh nghiệp lớn. Chi phí quản lý có thể xem tương đương, trong khi đó dư nợ vay của DNNVV thường thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp lớn. Vì vậy, với áp lực chỉ tiêu kinh doanh ngày càng gia tăng, các nhân viên tín dụng có xu hướng tập trung vào các đối tượng doanh nghiệp lớn hoặc vừa, để tăng nhanh chỉ tiêu dư nợ và khả năng bán chéo các dịch vụ khác, tăng tống hịa lợi ích

hơn là tiêp cận những doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ. 3.3.3.2. về phía ngân hàng

+ Lãi suất cho vay vẫn còn cao

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm hồ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong số 34.8% doanh nghiệp khơng có nhu cầu vay vốn ngân hàng thì có đến 40.5% lượt doanh nghiệp nêu lý do vi lãi suất cho vay vẫn quá cao, doanh nghiệp kinh doanh không đủ hiệu quả để trả lãi. Như vậy, lãi suất cho vay cao là một nguyên nhân cản trở vấn đề tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. vấn đề lãi suất cho vay có thể do hiệu quả hoạt động của ngân hàng chưa tốt, do vấn đề cạnh tranh lãi suất giữa các NHTM trên địa bàn. Tại Vietcombank Vĩnh Phúc, doanh số huy động của chi nhánh chỉ bàng 92.5% doanh số tín dụng, do đó chi nhánh thường xuyên phải sừ dụng nguồn vốn điều chuyển tù’ trung ương với chi phí cao hơn, dẫn đến việc khó khăn khi áp dụng mức lài suất cạnh tranh cho khách hàng. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay của Vietcombank với nhóm khách hàng này ở mức trung bình so với các tổ chức tín dụng khác và chưa có các gói lãi suất ưu đãi riêng cho các đối tượng khách hàng khác nhau.

+ Nự xấu chi nhánh tăng cao và chưa có giải pháp giải quyết hiệu quả

Nợ xấu của Vietcombank Vĩnh Phúc trong giai đoạn năm 2018 - 2020 tăng cao, mặc dù nguyên nhân khơng đến từ nhóm khách hàng DNNVV, nhưng nó đã gián tiếp làm giảm thẩm quyền phê duyệt tín dụng của chi nhánh. Hơn thế nữa, đây là cảnh báo về tình hình cho vay của chi nhánh và sự bất ồn của thị trường. Hiện nay, thị trường mua bán nợ ngân hàng tại nước ta vẫn chưa phát triển mạnh, số lượng tố chức được phép mua bán nợ cũng như quy định pháp luật về mua bán nợ vẫn còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng. Các kênh bán nợ chủ yếu hiện nay vẫn là bán cho Công ty mua bán nợ VAMC hoặc Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng thuộc Bộ Tài Chính (DATC). Tuy nhiên, giá trị các khoản nợ do các tổ chức này mua vẫn còn khá khiêm tốn so với nợ xấu thực tế tại các ngân hàng. Khi chưa giải quyết được vấn đề nợ xấu, ngân hàng sẽ càng thận trong hơn trong cho vay một phàn do nguồn vốn khả dụng bị hạn chế, mặt khác là tránh làm phát sinh nợ xấu

Một phần của tài liệu Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)