Hoàn thiện các sản phẩm chính sách phục vụ nhu cầu của khách hàng trong

Một phần của tài liệu Chất lượng hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam BIDV (Trang 100 - 105)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

4.2. Những giải pháp nâng cao hoạt động Tài trợ thương mại tại BIDV

4.2.3. Hoàn thiện các sản phẩm chính sách phục vụ nhu cầu của khách hàng trong

trong giai đoạn tới, đồng thời hạn chế các rủi ro trong tài trợ thương mại.

- Hoàn thiện quy định, quy trình, cơ chế chính sách của ngân hàng liên quan đến hoạt động tài trợ thương mại

Đây là giải pháp cần thực hiện ngay trong ngắn hạn. Hiện nay, khung pháp lý về TTTM cùa Việt Nam còn khá đơn giản, khơng có nhiều quy định về hạn chế rủi ro và xử lý khi xảy ra tranh chấp, đang là một trở ngại lớn cho các ngân hàng trong hoạt động TTTM. Việc áp dụng ƯCP 600, ISBP745, ƯRC 522, ƯRR 725... và các thông lệ quốc tế vào thực tiễn hoạt động tại Việt Nam xuất phát từ quy trình quản trị rủi ro của ngân hàng chứ không dựa trên văn bản quy phạm pháp luật nào. Hiện tại Việt Nam mới chỉ có luật Cơng cụ chuyển nhượng mà chưa có các luật điều chỉnh một cách tồn diện các phương thức thanh tốn như Tín dụng chứng từ, nhờ thu...Các văn bản pháp luật điều chỉnh các hình thức TTTM mới chỉ dừng lại ờ mức văn bản dưới luật, hướng dẫn hoặc quy định một số nội dung cụ thể, ví dụ như Thông tư 04/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín

dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Đe khác phục những bất cập này, BIDV Hội sở chính mà đầu mối là Trung tâm Tác nghiệp TTTM đà soạn thảo và ban hành Quy định 5005/QĐ-TTTM ngày

10/09/2019 của BIDV về tác nghiệp TTTM và bảo lãnh quốc tể. Tuy nhiên, đây chỉ là quy trình về hoạt động tác nghiệp cịn đối với hoạt động tín dụng TTTM thì hiện nay chưa có quy định thống nhất. Hội sở chính trên cơ sở tham gia ý kiến của Trung tâm tác nghiệp TTTM, Ban khách hàng doanh nghiệp và các Chi nhánh cần khẩn

trương nghiên cứu, ban hành văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về hoạt động tín dụng TTTM cũng như các văn bản liên quan đến sự phối hợp giữa các ban, trung tâm, chi nhánh trong nghiệp vụ TTTM làm cơ sở triến khai hoạt động này trong toàn hệ thống, như: cơ chế, thủ tục cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; cơ chế khuyến khích hoạt động TTTM tại chi nhánh; cơ chế ưu đãi đối với khách hàng, ...

Ngồi ra nên có quy định xử lý linh hoạt cho các giao dịch TTTM trong cùng hệ thống BIDV để giảm thời gian tác nghiệp, giao thêm trách nhiệm cho chi nhánh tỏng trường hợp thẩm định và giải ngân hoặc cấp hạn mức ký quỹ cho khách hàng thay vì phải trình hồ sơ qua trung tâm tác nghiệp TTTM.

Bên cạnh đó, bộ phận TTTM tại chi nhánh hiện nay chưa được quy định thuộc biên chế của phòng/ban nào cũng như chức năng nhiệm vụ cụ thể ra sao, các cán bộ TTTM tại chi nhánh chủ yếu là cán bộ quan hệ khách hàng kiêm nhiệm nên còn chưa quan tâm đúng mức đến nghiệp vụ TTTM. Trụ sở chính cần quy định rõ cơ cấu tổ chức của bộ phận TTTM tại chi nhánh cũng như chức năng nhiệm vụ cùa bộ phận này để tập trung nguồn nhân lực cho hoạt động TTTM.

Vàn bản hướng dẫn triển khai hoạt động TTTM cần được hệ thống hóa để dễ tim kiếm, tra cứu, đồng thời phải được cập nhật liên tục. Khi nhận được các ý kiến góp ý cần phải được tổng hợp và sửa đổi kịp thời.

- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá dịch vụ tài trự thương mại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Đây là giải pháp cần thực hiện trong dài hạn. Hệ thống chỉ tiêu phát triển hoạt động TTTM của BIDV hình thành trong khoảng 15 năm thực hiện kể từ khi chính thức tập trung hóa tồn bộ giao dịch TTTM tại trụ sở chính. BIDV cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung sửa đổi về chỉ tiêu phát triển hoạt động TTTM toàn hệ thống như sau:

+ Điều chỉnh lại mức thời gian cam kết hoàn thành phù hợp với từng giao dịch đảm bảo cân đối giữa mức độ phức tạp và mức độ cần xử lý gấp. Trong thời gian tới BIDV nên giảm thời gian quy định của các nghiệp vụ đơn giản và tăng thời gian cho các giao dịch phức tạp, rủi ro cao như kiểm tra chứng từ xuất khẩu và phát hành L/C. Tuy nhiên, do hai nghiệp vụ đó thường địi hởi xử lý nhanh nên có thể ban hành thêm

quy định phân loại mức độ “gâp” và “bình thường”, theo đó giao dịch chi nhánh yêu cầu xử lý “gấp” sẽ được ưu tiên thực hiện với thời gian ngắn hơn.

4- Bố sung thêm quy định liên quan đến độ phức tạp của giao dịch, theo đó một số giao dịch quá phức tạp sẽ khơng tính đến chỉ tiêu thời gian xử lý để thanh tốn viên có thề tập trung hồn thành mà khơng xảy ra sai sót tác nghiệp. Ví dụ: nghiệp vụ phát hành L/C với một số L/C của dự án đầu tư có nhiều điều khoản phức tạp, nghiệp vụ kiếm tra chứng từ xuất khẩu có trường hợp bộ chứng từ lên đến hàng chục loại chứng từ.

4- Đối với những giao dịch giá trị lớn, dễ tiềm ẩn rủi ro cao cũng không nên áp dụng chỉ tiêu thời gian xử lý đế thanh tốn viên có thể thực hiện cẩn thận hơn.

+ Trong thời gian tới, cần nghiên cứu mở rộng thêm hệ thống chỉ tiêu phát triển hoạt động TTTM, đưa thêm các yếu tố khác để đánh giá sự phát triển dịch vụ TTTM tại BIDV. Chẳng hạn có thể đưa thêm chỉ tiêu về sự hài lòng của khách hàng (đánh giá thơng qua thăm dị ý kiến)...

- Phát triển các công cụ hỗ trợ các dịch vụ TTTM

Đây là giải pháp cần thực hiện trong ngắn hạn. Một biện pháp quan trọng để phát triển hoạt động TTTM tại BIDV là phải quan tâm phát triển các dịch vụ bổ trợ cho TTTM. Bởi lẽ khi khách hàng tới BĨDV với mục đích chính liên quan đến TTTM thì họ cũng cần tới một số dịch vụ có liên quan và cũng là cơ hội cho cán bộ TTTM bán chéo sản phẩm như: mua bán ngoại tệ, bảo hiểm... Các dịch vụ này cũng góp phần phát triển dịch vụ TTTM. Một số lĩnh vực liên quan đến TTTM mà BIDV cần quan tâm là:

4- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: là dịch vụ ngân hàng khơng thể thiếu được để khép kín một vịng chu chuyển vốn tù’ nhập khẩu - sản xuất - xuất khẩu - thu tiền, cần đảm bảo đủ ngoại tệ cho khách hàng nhập khẩu, xuất khẩu vay hoặc thanh toán qua BĨDV, ưu tiên cho khách hàng nhập khẩu được BIDV phục vụ theo chu trình khép kín. Có chính sách thu hút khách hàng có nguồn thu ngoại tệ lớn như áp dụng mức lãi suất cho vay ngoại tệ ưu đãi, mua có kỳ hạn những khoản phải thu hàng xuất.

4- Dịch vụ bảo hiểm: đây là dịch vụ rất quan trọng để phòng tránh rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

BIDV có thê mạnh trong lĩnh vực này do sở hữu Công ty Bảo hiêm BIDV (BIC). BIC cần phát triển nhiều hình thức bảo hiểm hàng hóa phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng, đưa ra những chính sách ưu đãi như giảm phí cho các khách hàng sử dụng hoạt động TTTM tại BIDV, đơn giản hóa q trình cấp bảo hiểm, chuẩn hóa các mẫu bảo hiểm để tránh bộ chứng từ bị sai sót, gây mất thời gian sửa đổi, bổ sung.

Nghiên cứu triển khai sản phấm tài trợ thương mại trọn gói

Đây là giải pháp cần thực hiện trong ngắn hạn. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, sản phẩm trọn gói có thể là một điểm nhấn và là giải pháp cho BĨDV. Nếu việc nghiên cứu và sáng tạo ra sản phẩm mới địi hỏi chi phí và thời gian lớn thì việc đóng gói sản phẩm lại mang đến những lợi thế cạnh tranh bởi chi phí thấp và khơng tốn nhiều thời gian. Việc đóng gói cũng giúp sản phẩm có sức sống hơn và có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhanh hơn nhờ sự thuận tiện và giá trị gia tăng mang lại cho khách hàng. Chính vì vậy, trong thời gian tới, loại hình dịch vụ ngân hàng trọn gói nói chung và dịch vụ TTTM trọn gói nói riêng sẽ trở thành một xu hướng được các nhà quản trị ngân hàng lựa chọn khi thiết kế sản phẩm, bởi vì một chiến lược phục vụ khách hàng trọn gói thỏa mãn nhu cầu tối đa cùa khách hàng, mang lại lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng.

Dịch vụ “TTTM trọn gói” có thể được hiểu là việc ngân hàng cung cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khấu gói dịch vụ bao gồm dịch vụ tài trợ, thanh toán và các dịch vụ khác liên quan đến việc thực hiện một lô hàng xuất/nhập khẩu theo L/C hay hợp đồng ngoại thương. Đó là sự kết hợp cùa các sản phẩm dịch vụ khác nhau: dịch vụ vận tải hàng hoá, dịch vụ bảo hiểm hàng hoá và dịch vụ tài trợ của ngân hàng. Những dịch vụ này tuy là những sản phẩm riêng lẻ hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau nhưng có cùng chung vai trò là phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Ngồi những nghiệp vụ chun mơn do ngân hàng đảm trách như hướng dẫn tư vấn mở L/C, nhờ thu chứng từ xuất nhập khẩu, các thủ tục và phương thức tài trợ... những khâu còn lại như: khai báo hải quan, giao nhận hàng, bốc xếp và vận chuyền hàng hóa, lưu kho ngoại quan và làm thủ tục xin giấy phép

nhập khâu, mua bảo hiêm hàng hóa liên quan L/C mở... sẽ do cơng ty vận tải và cơng ty bảo hiểm có liên kết đảm nhận.

Khi sử dụng dịch vụ TTTM trọn gói, khách hàng sè được tư vấn về dịch vụ vận tải, bảo hiểm, được cung cấp thông tin đáng tin cậy về thị trường, về đối tác và đàm phán ký kết họp đồng ngoại thương. Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và nhân cơng do không cần bộ phận chuyên trách làm công việc này, nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp nhở và vừa, chưa nắm rõ hết tính phức tạp của thú tục hải quan, hiểu biết về các sản phẩm bảo hiểm, thị trường bảo hiểm, thủ tục phức tạp trong việc th tàu... Do đó, doanh nghiệp sẽ khơng mất nhiều thời gian thực hiện hợp đồng mà có thề tập trung vào sản xuất kinh doanh, lập ra những kế hoạch tìm đối tác và ký kết hợp đồng mới. Vừa có thể thực hiện họp đồng nhanh, hiệu quả và không mất nhiều thời gian.

Đối với BIDV, dịch vụ TTTM trọn gói sẽ đa dạng hố các sản phẩm TTTM, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của BIDV. Ngồi ra, dịch vụ trọn gói là một sản phẩm tổng thể, liên quan đến nhiều dịch vụ riêng lẻ khác nhau, khách hàng tham gia gói dịch vụ phải cung cấp rất nhiều thơng tin chính xác về khách hàng và trên cơ sở nắm rõ thông tin về khách hàng, ngân hàng sẽ thiết lập mối quan hệ mật thiết với nhiều khách hàng, từ đó thúc đẩy nhiều khách hàng đến với ngân hàng, làm tăng lợi nhuận từ dịch vụ TTTM.

Đe xây dựng được dịch vụ TTTM trọn gói, BIDV cần chú trọng và có lộ trình hợp lý với một số bước cơ bản như sau:

+ Xây dựng cơ chế chính sách, quy trinh liên quan đến dịch vụ TTTM trọn gói Trên thế giới cũng như trong nước hầu như chưa có ngân hàng nào triển khai và thực hiện thành cơng mơ hình dịch vụ TTTM trọn gói, vì thế chưa hề có quy trình mẫu cho loại hình dịch vụ này. Mặt khác, dịch vụ TTTM trọn gói khơng chỉ cần sự phối họp giữa các phòng ban trong ngân hàng mà còn phải cần sự phối hợp với nhiều đơn vị khác như công ty bảo hiếm, công ty vận tải. Chỉ khi những sự phối hợp này thật nhịp nhàng và đồng bộ thì chất lượng dịch vụ mới được đảm bảo và

đáp ứng được nhu câu của doanh nghiệp. Muôn vậy BIDV cân phải xây dựng quy trình cung cấp dịch vụ tài trợ trọn gói cho chính ngân hàng mình theo hướng xử lý nghiệp vụ nhanh gọn, chính xác; tăng tính trách nhiệm trong xử lý nghiệp vụ và sắp xếp bộ máy nhân sự phù hợp, đảm bảo hiệu quả; tăng cường sự phối hợp các hoạt động của các bộ phận trong ngân hàng và sự phối hợp với các đơn vị có liên quan.

+ Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức có liên quan

Dịch vụ TTTM trọn gói là sự kết hợp của ba dịch vụ riêng lẻ là ngân hàng, bảo hiểm và vận chuyển, cả ba loại hình này đều góp phần vào hoạt động xuất nhập khẩu và đều có chung một mục đích là tạo sự thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu cùa doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, BIDV đã có cơng ty bảo hiểm riêng là B1C hoạt động khá hiệu quả, chính vì vậy để triển khai được gói dịch vụ này B1DV cần thúc đẩy hoạt động của BIC cũng như tăng cường mối quan hệ họp tác với các tổ chức giao nhận lớn nhở trong nước và nước ngoài.

+ Đẩy mạnh cơng tác marketing gói dịch vụ xuất nhập khẩu

Khi triển khai dịch vụ TTTM trọn gói, BIDV cần thành lập bộ phận marketing để thường xuyên chù động tiếp xúc và tim hiểu khách hàng thông qua các buổi tiếp xúc cá nhân hay những buổi tổ chức hội nghị khách hàng nhằm phổ biến các thông tin về dịch vụ TTTM trọn gói. Từ đó, ngân hàng có thể trao đổi, nám bắt được nhu cầu nguyện vọng của khách hàng. Ngoài ra, cần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về các sản phẩm dịch vụ TTTM trọn gói trên các phương tiện thơng tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình, tạp chí, tập san chun ngành đồng thời tăng cường công tác khuyến mãi và hậu mãi. Bên cạnh đó, ngân hàng Cần chú ý đến chính sách giá cả khi tiến hành cơng tác marketing gói dịch vụ TTTM. Ngân hàng nên đưa ra mức phí cạnh tranh hơn và có nhiều ưu đài hơn so với mức phí mà khách hàng sử dụng từng dịch vụ riêng lẻ trong gói dịch vụ tài trợ.

Một phần của tài liệu Chất lượng hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam BIDV (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)