CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
3.2. Thực trạng các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng
3.2.4. Khả năng thanh khoản của ngân hàng
Năm 2008 là năm vơ cùng khó khăn về thanh khoản của các ngân hàng do NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát và lãi suất huy động có lúc đã được đẩy lên đến 19%/năm. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, siêu lạm phát ở Việt Nam và tác động của chính sách tiền tệ quốc gia khiến NHNN phải thực hiện hàng loạt biện pháp mạnh như nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 11%, thay đổi cơ chế điều hành và tăng lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn… Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ theo lối thắt chặt đã gây ra sự thiếu hụt trầm trọng thanh khoản của các NHTM và dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất huy động của ngân hàng. Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành Cơng điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 khống chế trần lãi suất huy động là 12%/năm. Mặt khác, cuộc chạy đua lãi suất khơng có
điểm dừng khơng thể chỉ do chính sách thắt chặt tiền tệ mà còn do vấn đề quản trị rủi ro kinh doanh nói chung cũng như quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng chưa được coi trọng. Dù có nhiều diễn biến phức tạp trong năm nhưng đến thời điểm cuối năm khả năng thanh khoản của các NHTM cũng ở mức ổn định đạt 26,37%.
Năm 2009 tốc độ tăng vốn huy động của toàn ngành thấp hơn tốc độ tăng dư nợ, tiền gửi tiết kiệm khơng cịn tính ổn định như những năm trước, kỳ vọng lãi suất cơ bản tăng cộng lo ngại lạm phát cao và chờ đợi những cơ hội đầu tư khác khiến người gửi chỉ chọn kỳ hạn ngắn. Những yếu tố trên khiến các NHTM ln ở trong tình trạng căng thẳng về nguồn vốn. Với lãi suất đầu vào như vậy nên lãi suất đầu ra của ngân hàng cũng khá cao. Ngoài ra một số ngân hàng nhỏ cũng đã có lúc phải trả lãi suất rất cao khi vay tiền các ngân hàng lớn trên thị trường liên ngân hàng. Do đó NHNN đã có kế hoạch hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD thông qua nghiệp vụ thị trường mở với 2 phiên giao dịch/ngày bắt đầu từ ngày 23.12.2009 đồng thời chỉ đạo các NHTM sử dụng vốn liên ngân hàng để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc và đảm bảo thanh khoản. Nhờ vào những chính sách hỗ trợ của NHNN mà khả năng thanh khoản của các NHTM tăng đạt 27,78% năm 2009.
Sự hỗ trợ vốn của ngân hàng rất cần thiết để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng do Chính phủ đề ra. Tuy nhiên những biến động trong năm 2010 như dự trữ ngoại hối cịn ít, nguồn vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam có xu hướng giảm đã tác động lên lãi suất đồng VND làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM. Theo đó các ngân hàng đã chạy đua lãi suất huy động có khi cao đến 19%/năm buộc NHNN phải can thiệp yêu cầu mức trần lãi suất là 14%/năm. Nguồn vốn huy động năm 2009 đã khá thấp thì đến năm 2010 lại càng giảm rõ rệt khi dân chúng đầu tư sang những kênh khác như đổ xơ đi mua vàng và ngoại tệ. Chính vì thế, tình hình thanh khoản của các ngân hàng năm 2010 gỉam còn 24,56%.
Đồ thị 3.4: Tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản bình qn của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015
Bước sang năm 2011, tình hình thiếu vốn huy động vẫn đang trở thành bài tóan đáng lo ngại với các NHTM khi lãi suất huy động lên đến 18%/năm, thậm chí có ngân hàng phải trả lãi suất tới 23%/năm cho những khoản tiền gửi ngắn hạn mặc dù trần lãi suất được quy định là 14%. Hoạt động vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng diễn ra mạnh mẽ, nhiều ngân hàng đã phải mang vàng ra cầm cố và bán cả ngoại tệ vừa huy động được để lấy tiền đồng cứu thanh khoản. Cụ thể, khả năng thanh khoản của các NHTM giảm còn 23,15% năm 2011 và 21,90% năm 2012. Sự thiếu hụt thanh khoản trầm trọng này bắt nguồn từ những khoản đầu tư ủy thác, vốn tài trợ, cho vay lẫn nhau, gây ra dòng tiền chằng chịt giữa các ngân hàng. Tình trạng mất thanh khoản vào cuối năm 2011 cịn do những ngân hàng nhỏ sử dụng quá nhiều vốn trên thị trường liên ngân hàng để cho vay, trong khi các ngân hàng lớn cũng không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh vốn của mình. Tình hình trên chỉ thực sự nguội lạnh khi thông tư 21/2012/TT-NHNN ra đời quy định các TCTD chỉ có thể vay trên thị trường này nếu như họ khơng có khoản vay liên ngân hàng nào quá hạn trên 10 ngày do khoản vay trên thị trường liên ngân hàng được coi là kém ổn định hơn so với các khoản tiền gửi dài hạn của khách hàng. Nhiều khoản vay liên ngân hàng kỳ hạn trên 6 tháng sử dụng vàng, ngoại tệ ra làm tài sản đảm bảo bắt đầu giảm trong các giao dịch theo từng ngày.
Từ năm 2013 trở đi, tình hình thanh khoản tuy khơng biến động quá lớn nhưng vẫn giảm qua các năm. Theo đề án tái cơ cấu hệ thống, yêu cầu đặt ra là đến năm 2015 khối ngân hàng thương mại phải giảm được tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% và nhiều khả năng chỉ tiêu này sẽ không đạt được. Mặt khác, các NHTM dường như
26.37% 27.78% 24.56% 23.15% 21.9% 19.24% 18.27% 14.31% 0 5 10 15 20 25 30 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
đang mạo hiểm hơn với vấn đề thanh khoản khi đẩy mạnh sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Trước tình hình đó, thơng tư 36 có hiệu lực từ tháng 2/2015 ra đời giới hạn về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 30% lên tới 60%. Như vậy, ngoài nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và xây dựng môi trường phát triển bền vững, vấn đề thanh khoản luôn là mối quan tâm khơng thể thiếu của các NHTM cũng như Chính phủ và NHNN. Do đó, các ngân hàng nên bám sát mục tiêu cũng như chỉ đạo của NHNN trong từng thời kỳ nhằm định hướng hoạt động và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro thanh khoản.