Về chi phí hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 82 - 84)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

01

5.2. Một số giải pháp đối với các ngân hàng TMCP tại Việt Nam

5.2.4. Về chi phí hoạt động

Ở chương 4 kết quả phân tích thực nghiệm đã cho thấy rằng chi phí hoạt động là một trong những yếu tố tác động và có mối quan hệ ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là việc cắt giảm chi phí hoạt động một cách hợp lý sẽ làm tăng TSSL của ngân hàng và dưới đây là những biện pháp có thể được áp dụng giúp ngân hàng tiết giảm chi phí:

- Giảm chi phí hoạt động kinh doanh tức chủ yếu là chi phí cho việc huy động vốn. Để giảm được chi phí này ngân hàng cần nâng cao hiện đại hóa cơng nghệ, các tiện ích và sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến để thu hút được lượng lớn tiền gửi thanh toán của cá nhân cũng như các tổ chức kinh tế. Đồng thời giảm tối đa các nguồn vốn huy động với giá cao như huy động dưới hình thức trái phiếu.

- Đối với chi phí quản lý phục vụ cho hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần xây dựng định mức và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí như văn phịng phẩm, chi cho cơng tác phí, điện thoại, chi phí tổ chức du lịch, hội họp, khám chữa bệnh… Trên thực tế ngân hàng có thể dùng nhiều biện pháp như quy định hạn mức tối đa chi phí văn phịng phẩm đối với mỗi nhân viên, kêu gọi chính sách tiết kiệm chẳng hạn sử dụng lại giấy một mặt, hạn chế sử dụng những thiết bị không cần thiết, tổ chức chương trình đồn thể nhằm hưởng ứng các hoạt động như tiết kiệm điện,

nước; kết hợp tổ chức đi du lịch với hội nghị người lao động và giao lưu khách hàng; đăng ký tham gia các khóa đào tạo online nhằm tiết kiệm chi phí đi lại và học tập. Một điều mà các nhà quản lý cần quan tâm là nâng cao ý thức trách nhiệm biết giữ gìn và quản lý tài sản của mỗi cán bộ công nhân viên, tổ chức dưới hình thức có thưởng những cuộc thi sáng tạo về cách tiết giảm chi phí hoạt động và xây dựng khơng gian làm việc sạch, đẹp nhằm khích lệ tinh thần phát triển và không ngừng đổi mới.

- Đối với các tài sản cố định, công cụ lao động hư hỏng, ngân hàng cần tiến hành thanh lý hay nhượng bán để thu lại một phần giá trị và tiết kiệm chi phí khấu hao hàng tháng cho các tài sản này. Ngồi ra cơng tác khấu hao cần phải tiến hành đồng bộ, liên tục và đúng nguyên tắc. Bên cạnh đó, cần thường xuyên kiểm tra đánh giá cơ sở vật chất nhằm tránh sự mất mát cũng như lãng phí trong việc sử dụng tài sản của Ngân hàng và tạo cơ sở cho hoạt động trích khấu hao được thuận lợi, chính xác.

- Khoản chi phí đáng kể phải nói đến hiện nay là chi phí cho cán bộ cơng nhân viên. Theo thống kê của KPMG từ báo cáo bán niên 2013 cho thấy nhiều ngân hàng kể cả quốc doanh hay cổ phần vẫn dành gần một nửa chi phí hoạt động cho trả lương dù hầu hết đã nỗ lực giảm dần tỷ lệ này. Bên cạnh đó nếu tính về nhân sự, cơng ty kiểm tốn KPMG cho rằng các ngân hàng vẫn không ngừng tuyển dụng mới do đang chịu áp lực mở rộng phạm vi hoạt động khi kinh tế dần hồi phục. Ngoài ra, sức ép tăng thị phần từ các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đang rất gắt gao nên để cạnh tranh các ngân hàng nội địa buộc phải tìm cách tăng số lượng chi nhánh, phịng giao dịch dẫn đến tăng số nhân viên. Do đó, để tiết kiệm được chi phí này, ngân hàng cần tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ kết hợp với công nghệ kỹ thuật hiện đại như Internet Banking, Mobile Banking và các sản phẩm thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhằm hạn chế chi phí khi giao dịch thủ cơng. Mặt khác, các nhà quản lý cần chú trọng thêm về mặt tuyển dụng nhân sự phù hợp với vị trí cơng việc, tránh trùng lắp và dư thừa; đưa ra các chương trình đào tạo hữu ích nhằm nâng cao

trách nhiệm, thái độ nghề nghiệp và đánh giá kết quả công việc dựa trên tiêu chuẩn khoa học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)