Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 70 - 75)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

01

4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, tác giả tổng hợp được những yếu tố tác động cũng như mối quan hệ cùng chiều hay ngược chiều đến TSSL của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

Bảng 4.14: Tổng hợp các kết quả kiểm định

Biến

độc lập Giả thiết H0

Kết quả

ROA ROE

SIZE Quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (+)

Khơng có ý

nghĩa thống kê +

CAP Quy mơ vốn chủ sở hữu có tác động hai chiều đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (+) +

Khơng có ý nghĩa thống kê LOAN Dư nợ cho vay có tác động hai chiều đến tỷ suất

sinh lợi của ngân hàng (+) nghĩa thống kê Khơng có ý +

LLR Dự phịng rủi ro tín dụng có tác động hai chiều

đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (+/-) + +

COSR Chi phí hoạt động có tác động ngược chiều đến tỷ

suất sinh lợi của ngân hàng (-) - -

LIQ Tính thanh khoản có tác động ngược chiều đến tỷ

suất sinh lợi của ngân hàng (+) + +

INF Tỷ lệ lạm phát có tác động hai chiều đến tỷ suất

sinh lợi của ngân hàng (+/-) nghĩa thống kê Khơng có ý +

Quy mơ ngân hàng (SIZE)

SIZE - biến quy mơ ngân hàng có mối tương quan dương với TSSL của các ngân

hàng TMCP tại Việt Nam tuy nhiên nó chỉ có ý nghĩa thống kê đối với ROE. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu quy mô ngân hàng tăng 1% thì tỷ suất sinh lợi ROE sẽ tăng 1,617%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Alper và Anbar (2011), Pasiouras và Kosmidou (2007) khi cho rằng lợi nhuận sẽ gia tăng từ tính hiệu quả kinh tế theo quy mô. Điều này rất phù hợp với tình hình thực tế của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam hiện nay khi các ngân hàng đang cố gắng mở rộng mạng lưới để khách hàng nhận diện được thương hiệu, thuận

tiện giao dịch tại nhiều địa điểm đồng thời tiếp cận được những sản phẩm, dịch vụ điện tử giúp giảm thiểu chi phí hoạt động cho ngân hàng, từ đó góp phần làm gia tăng TSSL. Thực tế hiện nay các ngân hàng có quy mơ lớn đều có tỷ suất sinh lợi cao đặc biệt là khối ngân hàng TMCP có vốn nhà nước chiếm đa số như VCB, CTG và BIDV.

Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP)

CAP - biến quy mô vốn chủ sở hữu mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê đối

với ROA ở mức ý nghĩa 1% nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê đối với ROE. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi quy mơ vốn chủ sở hữu tăng 1% thì ROA sẽ tăng 3,797%. Kết quả này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992), Pasiouras và Kosmidou (2007), Syfari (2012), Short (1979) và cấu trúc vốn mạnh – yếu tố cần thiết cho các nền kinh tế đang phát triển, nó chống đỡ các cuộc khủng hoảng tài chính, làm tăng sự an tồn cho các khoản tiền gửi trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô không ổn định đồng thời gia tăng sự tin tưởng của khách hàng trong quá trình huy động vốn trên thị trường. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam hiện nay khi những lợi thế của vốn chủ sở hữu được phát huy. Ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản lớn có thể tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp, cộng với việc quản trị vốn tốt và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II nhằm tăng tính an tồn trong hoạt động tín dụng, điều này sẽ giúp ngân hàng tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn so với những ngân hàng khác.

Dư nợ cho vay (LOAN)

LOAN - Biến dư nợ cho vay mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê đối với ROE

ở mức ý nghĩa 5% nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê đối với ROA. Nếu các yếu tố khác khơng đổi thì khi dư nợ cho vay tăng 1% thì ROE tăng 6,274%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Gul, Irshad và Zaman (2011), Sufian và Habibullah (2009), Athanasoglou và các cộng sự (2006). Kết quả nghiên cứu đã phản ánh được tình hình thực tế của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam hiện nay, ngân hàng tăng cho vay góp phần làm tăng thu nhập từ lãi cộng với cơng tác thẩm định chất lượng tín dụng tốt cũng như kiểm sốt chặt chẽ q trình sử dụng vốn giúp tăng TSSL cho ngân hàng. Hiện nay, cơ cấu dịng vốn tín dụng những tháng đầu năm là rất tích cực, được tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên. Bên cạnh đó, định

hướng của Chính phủ và của NHNN là tiếp tục kiểm sốt chặt chẽ tăng trưởng tín dụng để đảm bảo an tồn tín dụng và an tồn hệ thống.

Rủi ro tín dụng (LLR)

LLR - Biến rủi ro tín dụng có hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê ở mức ý

nghĩa 1% đối với ROE và 10% đối với ROA. Nếu các yếu tố khác khơng đổi thì khi rủi ro tín dụng tăng 1% thì ROE tăng 160,474% và ROA tăng 11,020%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Heffernan and Fu (2008), tuy nhiên lại không phù hợp với hầu hết các nghiên cứu khác như Athanasoglou và các cộng sự (2005), Davydenko (2011), Miller và Noulas (1997), Duca và MC Laughlin (1990). Việc biến rủi ro tín dụng có quan hệ cùng chiều với tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam có thể hiểu là nếu ngân hàng muốn đạt TSSL cao thì đồng thời phải chấp nhận rủi ro cao nhưng phải tăng chất lượng tài sản và kiểm sốt chặt chẽ q trình sử dụng vốn để hạn chế rủi ro thấp nhất có thể xảy ra. Bên cạnh đó, biến rủi ro tín dụng tác động rất mạnh đến tỷ suất sinh lợi, ủng hộ cho quan điểm đo lường khác với các nghiên cứu trước của tác giả, bằng cách lấy tỷ lệ giá trị trích lập dự phịng rủi ro tín dụng năm t chia cho tổng dư nợ cho vay năm t-1. Tức khách hàng vay thông thường khơng phát sinh rủi ro tín dụng ngay trong năm vay vốn nên việc trích lập dự phịng là trích lập cho các năm trước (theo nghiên cứu của Foos và các tác giả (2010)). Điều này cũng mở ra một góc nhìn mới để các ngân hàng có thể dự phịng một cách chính xác rủi ro phát sinh của mình nhằm tránh ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Chi phí hoạt động (COSR)

COSR - Biến chi phí hoạt động có hệ số hồi quy âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý

nghĩa 1% đối với cả hai biến phụ thuộc ROE và ROA. Nếu các yếu tố khác không đổi thì khi chi phí hoạt động tăng 1% thì ROE giảm 3,998% và ROA giảm 0,536%. Kết quả này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007), Bourke (1989) và Syfari (2012) cho rằng nếu ngân hàng biết cắt giảm và quản lý chi phí một cách hiệu quả sẽ mang lại TSSL cao. Điều này hồn tồn có ý nghĩa đối với tình hình hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam hiện nay khi ngân hàng khơng những cố gắng kiểm sốt tốt chi phí hoạt động của mình mà cịn đưa ra những sản phẩm, dịch vụ điện tử – phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhằm tăng nguồn thu nhập phi lãi cũng như tiết giảm được chi phí

nhân viên, một trong những chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí hoạt động của ngân hàng.

Tính thanh khoản (LIQ)

LIQ - Biến tính thanh khoản có hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê ở mức ý

nghĩa 1% đối với ROE và 5% đối với ROA. Nếu các yếu tố khác khơng đổi thì khi khả năng thanh khoản tăng 1% thì ROE tăng 13,967% và ROA tăng 1,095%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Heffernan and Fu (2008) về mối quan hệ cùng chiều giữa tính thanh khoản và TSSL của ngân hàng. Điều này cũng phù hợp với tình hình hoạt động hiện nay của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam khi những ngân hàng có tính thanh khoản cao sẽ giảm nguy cơ phá sản vì chúng có thể chịu được rủi ro tài chính xảy ra đồng thời giảm được chi phí vay vốn từ các nguồn vốn tài trợ bên ngồi từ đó giúp gia tăng TSSL. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt vốn tạm thời trong quá trình hoạt động kinh doanh là điều khó tránh khỏi và nếu ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt sẽ tiết kiệm chi phí vay vốn một cách đáng kể giúp gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Tỷ lệ lạm phát (INF)

INF - Biến tỷ lệ lạm phát mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê đối với ROE ở

mức ý nghĩa 5% nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê đối với ROA. Nếu các yếu tố khác khơng đổi thì khi tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì ROE tăng 7,309%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992), Gul, Irshad và Zaman (2011), Sufian (2011). Sự tác động tích cực cho thấy các các nhà quản trị ngân hàng đã dự đoán được lạm phát kỳ vọng và điều chỉnh lãi suất phù hợp nhằm đạt mức lợi nhuận cao hơn. Thực tế tại Việt Nam, trong giai đoạn lạm phát khá cao đặc biệt là năm 2008 (22,97%), năm 2010 (9,19%) và năm 2011 (18,58%), các ngân hàng đã chủ động nâng lãi suất huy động lên cao hơn lạm phát dưới các hình thức chi khuyến mãi, chi tiền mặt bên ngồi, chi hoa hồng mơi giới ..... để cạnh tranh trong việc huy động vốn. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng tăng lãi suất cho vay lên khá cao để có thể bù đắp được chi phí huy động vốn của mình, vì vậy trong giai đoạn này lạm phát tăng làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Với mục tiêu phân tích các yếu tố tác động đến TSSL của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam, nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 22 ngân hàng TMCP trong khoảng thời gian từ 2008-2015. Kết quả nghiên cứu định lượng đã lựa chọn ra được mơ hình phù hợp nhất giải thích sự thay đổi TSSL của ngân hàng là mơ hình FGLS. Các biến có ý nghĩa thống kê đối với ROA là quy mô vốn chủ sở hữu (CAP), dự phịng rủi ro tín dụng (LLR), chi phí hoạt động (COSR) và tính thanh khoản (INF). Đối với biến phụ thuộc ROE có 6 biến có ý nghĩa thống kê là quy mơ ngân hàng (SIZE), dư nợ cho vay (LOAN), dự phịng rủi ro tín dụng (LLR), chi phí hoạt động (COSR), tính thanh khoản (INF) và tỷ lệ lạm phát (INF). Kết quả hồi quy mơ hình FGLS cho thấy tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam bị tác động bởi cả 7 yếu tố, tuy nhiên theo kết quả ước lượng thì những yếu tố này chưa giải thích hết được lợi nhuận của ngân hàng mà vẫn còn những yếu tố khác tác động nhưng chưa được nghiên cứu bao qt hết trong mơ hình đề ra. Qua kết quả hồi quy ta càng thấy rõ được tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi, điều này sẽ giúp rất nhiều cho các nhà quản trị ngân hàng, nhà đầu tư và các nhà hoạch định chiến lược với kế hoạch hoạt động kinh doanh trong tương lai của mình. Vì thế, giải pháp nhằm nâng cao TSSL cho các ngân hàng TMCP tại Việt Nam được đưa ra ở chương tiếp theo sẽ dựa vào các kết quả nghiên cứu trên.

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP TẠI

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)