CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
4.1. Mơ hình nghiên cứu
4.1.2.2. Biến độc lập
Dựa trên phân tích thực trạng của các yếu tố ở chương 3, việc lượng hóa các biến phụ thuộc từ những yếu tố tác động đến TSSL của ngân hàng như đã phân tích ở chương 2 sẽ có kỳ vọng ở mơ hình nghiên cứu tại Việt Nam như sau:
Quy mô ngân hàng (SIZE)
Quy mô ngân hàng được xem là yếu tố nội tại quyết định tỷ suất sinh lợi thông qua tổng tài sản. Tổng hợp các bài nghiên cứu truớc đây, mối quan hệ giữa quy mô tài sản và tỷ suất sinh lời của các ngân hàng có thể là thuận chiều hay nghịch chiều. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế hội nhập tòan cầu ở Việt Nam hiện nay, các ngân hàng đang ngày càng mở rộng hơn nữa quy mô, mạng lưới hoạt động của mình nhằm khẳng định thương hiệu và có thể tiếp cận được nền khách hàng tốt với chi phí rẻ - một trong những tôn chỉ hàng đầu giúp ngân hàng đứng vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Do đó, bài nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ tương quan dương giữa quy mô ngân hàng và TSSL của các ngân hàng TMCP trong mơ hình nghiên cứu.
Quy mô vốn chủ sở hữu (CAP)
Vốn chủ sở hữu (VCSH) hay vốn tự có của ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng, đó là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và được bổ sung trong q trình hoạt động kinh doanh. Vai trị của vốn chủ sở hữu là cực kì quan trọng đối với các ngân hàng trong việc tạo ra một cấu trúc vốn vững chắc - yếu tố này càng cao thì ngân hàng càng tự chủ về khả năng tài chính của mình, thu hút được các nhà đầu tư và nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam hiện nay khi những lợi thế của vốn chủ sở hữu được phát huy, đặc biệt là nhu cầu tăng vốn của các ngân hàng để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II đang được triển khai thực hiện nhằm tăng tính an tồn trong hoạt động tín dụng. Ban đầu thực sự sẽ là một thách thức với các ngân hàng nhưng khi chuẩn mực, thước đo
càng phức tạp thì lúc thực hiện được ngân hàng sẽ càng khẳng định được tiềm lực và uy tín của mình. Đó vừa là động lực để phát triển vừa hạn chế được rủi ro giúp ngân hàng gia tăng TSSL. Vì vậy, bài nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ tương quan dương giữa vốn chủ sở hữu
và TSSL của các ngân hàng TMCP trong mơ hình nghiên cứu.
Dư nợ cho vay (LOAN)
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Mặc dù nền kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập sâu rộng, công nghệ thông tin hiện đại nhưng cho vay vẫn cịn là hình thức truyền thống của các ngân hàng tại Việt Nam bên cạnh các sản phẩm dịch vụ khác. Theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM, dư nợ tín dụng của các ngân hàng TMCP đạt 725,2 ngàn tỷ đồng, chiếm 55,4% tổng dư nợ, tăng 16% so với tháng cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và NHNN mà các ngân hàng TMCP đã xử lý được phần lớn nợ xấu, tăng cường công tác kiểm sốt và đảm bảo an tồn tín dụng cho hoạt động của mỗi ngân hàng nói riêng cũng như hệ thống ngân hàng nói chung và điều này đã góp phần tích cực giúp tăng TSSL của ngân hàng.
Vì vậy, bài nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ tương quan dương giữa dư nợ cho vay và TSSL
của các ngân hàng TMCP trong mơ hình nghiên cứu.
Rủi ro tín dụng (LLR)
Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng không thực hiện được các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng vay vốn với ngân hàng, đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề trong hoạt động kinh doanh. Tại Việt Nam, NHNN đã ban hành những quy định cụ thể và dần hồn thiện hơn về mức trích lập dự phịng rủi ro đối với các khoản tín dụng theo thơng tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 nhằm tối thiểu hóa rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên nếu mức trích lập q lớn có thể sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến TSSL của ngân hàng, vì vậy đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng ln là tơn chỉ hàng đầu của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam hiện nay. Mặt khác, trong nền kinh tế hội nhập nếu ln q thận trọng và an tồn thì sẽ bỏ lỡ những cơ hội đầu tư tốt, vì vậy để tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, nâng tầm thương hiệu với các nước trong khu vực thì việc chấp nhận rủi ro cao nhưng chất lượng tài sản phải tốt và được thẩm định chặt chẽ để hạn chế tổn thất cũng là một hướng đi mà ngân hàng cần cân nhắc.
Đối với biến dự phịng rủi ro tín dụng, tác giả đo lường bằng cách sử dụng tỷ lệ giá trị trích lập dự phịng rủi ro tín dụng năm t chia cho tổng dư nợ cho vay năm (t-1). Đây là cách đo lường khác với các nghiên cứu trước (các nghiên cứu trước đo lường bằng cách lấy tỷ lệ giá trị trích lập dự phịng rủi ro tín dụng năm t chia cho tổng dư nợ cho vay năm t). Sở dĩ tác giả đo lường theo cách này vì khách hàng vay thơng thường khơng phát sinh rủi ro tín dụng ngay trong năm vay vốn nên việc trích lập dự phịng là trích lập cho các năm trước. Vì vậy, nếu xác định rủi ro tín dụng bằng cách so sánh giá trị trích lập dự phịng rủi ro tín dụng với tổng dư nợ cho vay trong cùng một năm là không hợp lý. Cách đo lường này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Foos và các tác giả (2010), đây là một nghiên cứu chuyên sâu về rủi ro tín dụng. Bên cạng đó, tổng hợp các bài nghiên cứu truớc đây cho thấy rằng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và TSSL của các ngân hàng có thể là thuận chiều hay nghịch chiều, điều này hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế hội nhập của Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, bài nghiên cứu kì vọng có thể có mối tương quan dương hoặc âm giữa rủi ro tín dụng và TSSL của các ngân hàng TMCP trong mơ hình nghiên cứu.
Chi phí hoạt động (COSR)
Mỗi hoạt động kinh doanh đều mang đến cho ngân hàng những khoản thu nhập nhất định và đồng thời cũng tạo ra những khoản chi phí mà ngân hàng phải quản lý tốt nhằm tăng hiệu quả hoạt động. Theo các bài nghiên cứu trước đây, tác động của biến chi phí hoạt động lên TSSL của ngân hàng có thể đồng biến hoặc nghịch biến. Tuy nhiên, xét trong điều kiện thực tế của các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, mối quan hệ kỳ vọng giữa chi phí hoạt động và TSSL của ngân hàng là nghịch biến vì nếu ngân hàng khơng biết cắt giảm và quản lý chi phí một cách hiệu quả sẽ làm giảm lợi nhuận thu được đồng thời hiện nay năng suất lao động của nhân viên tại các ngân hàng tương đối thấp, việc tăng mức lương thưởng chưa hẳn đã làm tăng năng suất lao động của nhân viên. Vì vậy, bài nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ tương quan âm giữa chi phí hoạt động và TSSL của các ngân hàng TMCP trong mô hình nghiên cứu.
Tính thanh khoản (LIQ)
Tính thanh khoản của ngân hàng được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Để đảm bảo an tồn trong hoạt động, ngân hàng cần thiết phải duy trì tài sản có tính lỏng hay có khả năng thanh khoản nhanh để có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt nhằm tránh các vấn đề thiếu hụt nhất thời dẫn đến mất uy tín ngân hàng hoặc thậm chí là phá sản. Bên cạnh đó, NHNN cũng ban hành các quy chế về tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho hoạt động của các tổ chức tín dụng theo thơng tư 23/2015/TT-NHNN nhằm sửa đổi, bổ sung cho quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN. Ngân hàng có tính thanh khoản cao sẽ giảm nguy cơ phá sản vì chúng có thể chịu được rủi ro tài chính xảy ra đồng thời giảm được chi phí vay vốn từ các nguồn vốn tài trợ bên ngồi từ đó giúp nâng cao khả năng sinh lợi. Lập luận trên cũng được ủng hộ bởi các bài nghiên cứu trước đây và phù hợp với tình hình hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, do đó tác giả kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa khả năng thanh khoản và TSSL của ngân hàng. Vì vậy, bài nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ tương quan dương giữa tính thanh khoản và TSSL của các ngân hàng TMCP trong mơ hình nghiên cứu.
Tỷ lệ lạm phát (INF)
Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi các yêu cầu của quy luật kinh tế hàng hố khơng được tôn trọng nhất là quy luật lưu thông tiền tệ. Biến INF được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Việt Nam, là tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tính trên tất cả các hàng hóa và dịch vụ. Trong những nghiên cứu trước, biến INF có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều lên TSSL của ngân hàng và bài nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định lại ở thị trường Việt Nam. Chính vì vậy, bài nghiên cứu kì vọng có thể có mối tương quan dương hoặc âm giữa tỷ lệ lạm phát và TSSL của các ngân hàng TMCP trong mơ hình nghiên cứu.
Bảng 4.1: Mô tả các biến được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu
STT Biến Cơng thức tính Ký hiệu
Biến phụ thuộc
1 Tỷ suất sinh lợi trên
tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản ROA
2 Tỷ suất sinh lợi trên
vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu ROE
Biến độc lập Kỳ vọng
1 Quy mô ngân hàng Logarit tổng tài sản SIZE +
2 Quy mô vốn chủ sở
hữu Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản CAP +
3 Dư nợ cho vay Tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng /Tổng tài sản LOAN +
4 Rủi ro tín dụng Dự phịng rủi ro tín dụng năm t /Tổng dư nợ cho
vay năm t-1 LLR +/-
5 Chi phí hoạt động Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động COSR -
6 Tính thanh khoản Tài sản có tính thanh khoản / Tổng tài sản LIQ +
7 Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát hàng năm INF +/-
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp đánh giá tác động của các yếu tố đến TSSL của ngân hàng, tác giả dự kiến thực hiện theo trình tự như sau:
- Bước 1: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu
Số liệu trong bài nghiên cứu sau khi thu thập sẽ được xử lý thông qua phần mềm Stata 12 để thống kê tóm tắt đặc điểm của dữ liệu, mơ tả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và số mẫu quan sát dùng trong nghiên cứu. Mô tả giúp ta có cái nhìn tổng qt hơn về tình hình cũng như hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam hiện nay.
- Bước 2: Phân tích sự tương quan của các biến
Thiết lập ma trận hệ số tương quan thể hiện mức độ tương tác của các biến độc lập đến biến phụ thuộc hoặc ảnh hưởng giữa các biến độc lập với nhau. Bước này giúp
tác giả đánh giá được mối tương quan của các yếu tố tác động đến TSSL của ngân hàng, từ đó có cái nhìn tổng qt hơn trong phân tích và là cơ sở để thảo luận kết quả mơ hình nghiên cứu.
- Bước 3: So sánh giữa các mơ hình Pooled OLS, FEM và REM.
Từ kết quả của các mơ hình nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện các kiểm định như F – Test (để lựa chọn giữa Pooled OLS và REM), kiểm định Hausman Test (để lựa chọn giữa REM và FEM) và cuối cùng lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp. Tuy nhiên sau khi kiểm định nếu mơ hình bị vi phạm các giả thiết như hiện tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai sai số thay đổi thì các phương pháp này đều khơng tối ưu mà phải dùng phương pháp khác tốt hơn đó là phương pháp bình phương bé nhất tổng qt khả thi – FGLS để khắc phục hiện tượng trên nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả (theo Wooldridge (2002)).
- Bước 4: Kiểm định các giả thiết hồi quy của mơ hình nghiên cứu
Thực hiện kiểm tra sự phù hợp và các khuyết tật của mơ hình hồi quy bao gồm kiểm định đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai sai số thay đổi.
Kiểm định để lựa chọn mơ hình phù hợp: Để kiểm định giả thiết về các hệ số
hồi quy nhằm đưa ra biến phù hợp và có ý nghĩa thống kê của mơ hình, tác giả sử dụng phương pháp giá trị p-value.
H0: Các biến độc lập không ảnh hưởng hay tác động lên biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) hoặc tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).
H1: Một trong các biến độc lập ảnh hưởng hay tác động lên biến phụ thuộc.
Nếu P-value = P(|t| > t0) < α = 10%: bác bỏ giả thuyết H0. Ngược lại sẽ chấp nhận giả thuyết H0 tức những biến này khơng có ý nghĩa thống kê hay tác động đến biến phụ thuộc.
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến
độc lập trong mơ hình tương quan tuyến tính với nhau. Nghĩa là mỗi biến chứa đựng một số thông tin riêng về biến phụ thuộc và thông tin đó lại có trong biến độc lập khác. Hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình sẽ được kiểm tra bằng hệ số tương
quan cặp giữa các biến độc lập và nhân tử phóng đại phương sai (VIF). Nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập lớn hơn 0,8 (chuẩn so sánh theo Farrar & Glauber (1967) là 0,8) sẽ dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến, tuy nhiên tiêu chuẩn này thường khơng chính xác và có những trường hợp hệ số tương quan khá thấp nhưng vẫn xảy ra đa cộng tuyến. Do đó, để hạn chế sai sót cũng như đảm bảo tính vững cho mơ hình, bài nghiên cứu sẽ kiểm định thêm bằng cách phân tích chỉ tiêu nhân tử phóng đại phương sai (VIF).
Kiểm định phương sai của sai số thay đổi: Phương sai của sai số thay đổi sẽ
làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp OLS vững nhưng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy khơng cịn đáng tin cậy và từ đó dẫn đến hiện tượng ngộ nhận các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu có ý nghĩa. Khi đó kiểm định hệ số hồi quy và R2 (R bình phương) khơng dùng được vì phương sai của sai số thay đổi làm mất tính hiệu quả của ước lượng nên cần thiết phải tiến hành kiểm định White để kiểm tra phương sai của sai số thay đổi với giả thuyết
H0: Khơng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
H1: Có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Nếu kết quả kiểm định bác bỏ giả thiết H0 tức mơ hình ước lượng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và ngược lại.
Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Tự tương quan là sự tương quan giữa
các thành phần của chuỗi quan sát được sắp xếp theo thứ tự thời gian (trong chuỗi thời gian) hoặc không gian (trong số liệu chéo). Nghĩa là trong mơ hình hồi quy cổ điển OLS ta giả thiết rằng khơng có tương quan giữa các Ui, Cov (Ui, Uj) = 0 (j ≠ i), sai số ứng với quan sát này không bị ảnh hưởng bởi sai số ứng với quan sát khác. Nếu