1.4.2 .Những nhân tố chủ quan
1.4.2.3 .Tiện ích của thẻ
2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Công
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Trong giai đoạn hiện nay, các NHTM đang cạnh tranh hết sức gay gắt trong hoạt động kinh doanh bao gồm cả huy động vốn, cho vay và thực hiện các dịch vụ. Vietcombank Thành Công hoạt động trên địa bàn gồm nhiều NHTM quốc doanh, ngoài quốc doanh, các NHTMCP, các quỹ tín dụng nhân dân… Do vậy mà hoạt động Ngân hàng trên địa bàn hết sức sôi động.Tuy vậy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn chiếm tỉ trọng lớn và tăng trưởng với tốc độ cao. Cụ thể nguồn vốn huy động của Ngân hàng được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHNT Thành Công Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp 3 năm 2005 – 2007 của Chi nhánh) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch Năm Chỉ tiêu
Qua bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Đến cuối năm 2006 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh mới chỉ là 2.211 tỷ đồng thì đến cuối năm 2007 đạt 2.596 tỷ đồng. Như vậy, tổng nguồn vốn huy động năm 2007 tăng 385 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng là 17,41%. Đây là kết quả khá khả quan trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Đồng thời qua bảng 1 ta cũng thấy ngân hàng có một cơ cấu vốn khá vững chắc, với tỷ lệ nguồn vốn huy động nội tệ và ngoại tệ hầu như ít có sự biến động lớn. Điều này diễn biến hoàn toàn phù hợp với xu hướng biến động chung của các NHTM khác trên địa bàn.
Trong đó, năm 2007 tổng nguồn vốn huy động nội tệ đạt 1481 tỷ đồng tăng so với cùng kì năm 2006 là 443 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng là 42,68%. Nguồn vốn huy động nội tệ có tốc độ tăng cao như vậy là do nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân đều tăng.
Trong sự tăng lên của nguồn vốn huy động nội tệ ta thấy rằng nổi bật lên là sự tăng lên của nguồn vốn huy từ tổ chức kinh tế. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế năm 2006 chỉ đạt 218 tỷ đồng nhưng đến năm 2006 đã lên tới 537 tỷ đồng, tăng 319 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng là 146%. Nguồn vốn huy động từ TCKT tăng với tốc độ lớn như vậy là do một số doanh nghiệp thực hiện IPO, số vốn thu về lớn nhưng chưa sử dụng, và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu tiền sử dụng đất, tiền bán căn hộ,… của khách hàng nhưng chưa sử dụng đến đã gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi. Thời điểm cuối năm qua, lãi suất VNĐ tăng đạt 0,85 – 0,9%/tháng đã thu hút được tổ chức, cá nhân đem tiền đến Ngân hàng nhằm hưởng lãi suất cao. Ngồi ra, chi nhánh cịn triển khai thành cơng chương trình giao dịch một cửa với quy trình giao dịch nhanh gọn, trang thiết bị hiện đại, tiết kiệm thời gian cho khách hàng, do vậy mà thu hút được lượng lớn khách hàng đến với Ngân hàng.
Ngược lại với xu hướng tăng lên của nguồn vốn huy động nội tệ, nguồn vốn huy động ngoại tệ giảm sút. Năm 2007 giảm so với năm 2006 là 58 tỷ
đồng, tương đương với tốc độ giảm 4,95%. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do trong năm vừa qua, kể từ tháng 9/2007 cục dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) đã 3 lần liên tiếp giảm lãi suất cơ bản của đồng USD từ 5,25%/năm xuống 4,25%/năm, tỷ giá VNĐ/USD giảm tương đối. Điều này làm cho nguồn vốn huy động ngoại tệ từ dân cư giảm 11,09% do lo ngại về sự biến động của lãi suất tiền gửi của USD. Trong khi đó nguồn vốn huy động ngoại tệ từ TCKT tăng 65 tỷ đồng, tương ứng với 101,6% đó là do các doanh
nghiệp vẫn phải tiếp tục sử dụng ngoại tệ cho các hợp đồng nhập khẩu thiết bị phục vụ sản xuất.