Hoàn thiện hệ thống chính sách – Xóa bỏ tình trạng tham nhũng ở các dự án FDI của EU tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 42)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT FDI CỦA EU VÀO VIỆT NAM

3.7 Hoàn thiện hệ thống chính sách – Xóa bỏ tình trạng tham nhũng ở các dự án FDI của EU tại Việt Nam

Các chính sách dài hạn của Việt Nam thường được xác định một cách ổn định và rõ ràng nhưng các chính sách ngắn hạn thì lại thường xuyên thay đổi. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho nhà đầu tư nước ngoài có thái độ dò xét trong việc đầu tư, đặc biệt đối với những nhà đầu tư của EU. Mặt khác, tệ quan liêu ở một bộ phận cán bộ nhà nước đã gây khó khăn không nhỏ cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong thời gian gần đây, tham nhũng là vấn đề nổi cộm ở Việt Nam, đây là nguyên nhân làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Vì nếu Chính phủ tham nhũng sẽ dẫn đến sự không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Chính phủ, rất dễ gây ra bất ổn về chính trị.

hết sức cần thiết. Cụ thể:

Trước hết, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư đồng bộ, minh bạch, rõ ràng và có tính tiên liệu. Sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn tới, đồng thời đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Cải tiến một cách căn bản phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, theo từng ngành, lĩnh vực, khu vực và đối tác. Công tác quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được chú trọng cải thiện hiệu quả, đặc biệt là tập trung chuyển đổi mạnh áp dụng chế độ hậu ưu đãi và hậu kiểm, kết hợp tăng cường chế độ báo cáo, thống kê và giám sát, thanh tra.

Cuối cùng, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính giảm chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục cho công dân và doanh nghiệp; kiên quyết đẩy mạnh hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí để tạo môi trường kinh tế xã hội thuận lợi, cạnh tranh thu hút mạnh mẽ hơn nữa vốn đầu tư FDI.

Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những diễn biến nhanh và phức tạp, mang lại không ít những cơ hội và thách thức cho việc thu hút đầu tư nước ngoài, cần có giải pháp đột phá, có hiệu quả và tính thực thi cao để cải thiện môi trường đầu tư, tiếp tục thu hút và phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Sự gia tăng quy mô và chất lượng liên kết kinh tế quốc tế không những tăng cường nguồn lực phát triển nền kinh tế mà còn là động lực của việc tiếp tục đổi mới trong nước và giảm thiểu sức ép, rủi ro từ bên ngoài.

KẾT LUẬN

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Liên minh châu Âu EU nói riêng đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

Mặc dù còn ít dự án và tổng số vốn đầu tư chưa thật cao khi so sánh với tiềm năng kinh tế của mình, đầu tư trực tiếp của Liên minh châu Âu EU đã có những đóng góp tương đối quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Các đối tác đầu tư từ EU cũng có những dự án rất lớn và tập trung trong những lĩnh vực quan trọng như công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ y tế và giáo dục. Đồng thời nguồn vốn đầu tư này cũng đã góp phần tạo công ăn việc làm cùng với việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế của ta theo hướng tiến bộ.

Vì vậy trong thời gian tới, để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ EU với quy mô lớn hơn, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư của mình theo hướng ngày càng thông thoáng, các cơ chế chính sách phải rõ ràng, cụ thể, có tính ổn định lâu dài, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp trong việc tìm chọn đối tác đầu tư… Có như vậy chúng ta mới có thể khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn này.

Do có sự hạn chế về thời gian và kiến thức, nội dung bài luận chỉ trình bày những nét chính về thực trạng đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam trong thời gian qua và những thành tựu cũng như hạn chế còn tồn tại để đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục và tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam. Do vậy bài luận của nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo để bài luận được hoàn thiện hơn./.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w