Đánh giá tình hình triển khai thực hiện vốn FDI của EU tại ViệtNam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 28)

Nếu như số lượng vốn đăng ký chủ yếu thể hiện xu hướng đầu tư cũng như nhìn nhận của nhà đầu tư nước ngoài tại một quốc gia thì vốn thực hiện mới là chỉ số thể hiện thực tế đầu tư FDI tại một quốc gia đó.

Xét về vốn thực hiện, lượng vốn FDI từ EU thực hiện tại các doanh nghiệp

có tăng trong cả giai đoạn từ khoảng 2,88 tỷ USD năm 2002 lên xấp xỉ 6,58 tỷ USD năm 2009. Tính đến năm 2011, tỷ trọng FDI thực hiện trên tổng FDI của EU tại Việt Nam luôn dao động trong khoảng từ 50 – 70%. Điều này cho thấy mặc dù những dự án FDI từ EU tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nhưng nguồn vốn FDI được thực hiện tương đối lớn, có tác động tích cực đối với nền kinh tế. Xét trong khối EU, những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam như Hà Lan, Pháp, Anh, Luxembourg luôn duy trì nguồn vốn thực hiện ổn định cũng như đem đến những dự án FDI hiệu quả và chất lượng cao cho Việt Nam.

Mặc dù vốn FDI thực hiện từ EU trong thời gian qua đã gia tăng song mức tăng chưa cao.Tỷ trọng FDI thực hiện của khu vực này trong tổng vốn FDI thực hiện lũy kế của các nước đầu tư trong khu vực doanh nghiệp Việt Nam vẫn giảm từ 27,42% năm 2002 xuống còn 16,34% năm 2009. Tốc độ tăng tổng vốn thực hiện lũy kế từ EU tương đối thấp, chỉ khoảng 12,55%, trong khi tốc độ tăng trưởng vốn thực hiện FDI từ các khu vực khác lũy kế qua các năm ở doanh nghiệp tăng nhanh (Đài Loan: 20,17%; Hàn Quốc: 28,28%; Hoa Kỳ: 31,71% và Nhật Bản: 25,72%).

Xét về tính hiệu quả, các dự án của EU có quy mô vốn đầu tư trung bình cao

hơn so với các dự án FDI nói chung, các dự án này được coi là tương đối hiệu quả nhưng mang tính thất thường, có một số nước như Anh, Pháp, Hà Lan, đồng vốn bỏ ra thường đem lại hiệu quả cao trong khi đó Đức, Italia, và Bỉ lại thường không có được sự hiệu quả này, có một điều đáng mừng là các dự án mang lại hiệu quả thường là các dự án FDI lớn nhất của EU vào Việt Nam, hoặc các dự án lớn này thường mang lại hiệu quả một cách nhanh chóng, như dự án dầu khí của Anh.

Tuy nhiên, bên cạnh những dự án phát huy hiệu quả kinh tế xã hội cao, khá nhiều dự án FDI của EU tại Việt Nam trong một thời gian ngắn xin hoãn, hủy bỏ hoặc giải thể trước thời hạn. Pháp có tới 31 dự án giải thể trước thời hạn -

văn phòng Badaco - Wego cũng xin hoãn trong việc xây dựng trung tâm thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh, Bỉ xin hoãn trong dự án gia công chế tác kim cương. Tuy đây là các dự án nhỏ, nhưng nếu ta biết rằng dự án nhỏ thường đầu tư đi tiên phong, nếu thuận lợi thì dự án lớn sẽ tràn vào, vì thế vốn đầu tư của EU chiếm tỷ lệ chưa cao trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực dịch vụ - lĩnh vực thu hút FDI từ EU nhiều nhất lại có hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Thực tế cho thấy doanh thu trung bình thu được từ những lĩnh vực này của các doanh nghiệp có FDI từ EU lại thấp hơn mức doanh thu bình quân của các doanh nghiệp FDI từ các nước khác.

Từ phân tích trên có thể thấy rằng, hai hạn chế lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện dự án FDI của EU tại Việt Nam chính là tình trạng nhiều dự án xin hủy bỏ và giải thể trước thời hạn gây ra thiệt hại lớn về kinh tế và tình trạng hiệu quả vốn đầu tư trong lĩnh vực các nhà đầu tư EU quan tâm nhất là tương đối thấp.

Xét về nguyên nhân khách quan xuất phát từ phía đối tác, những hạn chế trên xuất phát từ việc các nhà đầu tư EU đã thiếu những báo cáo cần thiết về dự án, do vậy chúng ta đã cảnh cáo và rút lại các giấy phép đầu tư. Hơn nữa, hầu hết các nhà đầu tư EU chưa chú trọng đến lĩnh vực hàng hoá trung gian mà lĩnh vực đó sẽ tăng nhanh trong quá trình công nghiệp hoá đang được đẩy mạnh tại Việt Nam. Đây là lĩnh vực mà các nước châu Á khác đã đầu tư đáng kể vào Việt Nam.

Về phía Việt Nam, nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trên là do những nhà đầu tư EU đã gặp rất nhiều trở ngại về luật pháp, chính sách, các văn bản liên quan đến đầu tư nước ngoài, sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng,… Đặc biệt sự yếu kém trong luật pháp và khả năng quản lý tình hình triển khai dự án đầu tư nước ngoài không chỉ dẫn đến những hạn chế trong triển khai dự án mà còn gây ra những tác động xấu tới nền kinh tế Việt Nam như thất thu ngân sách do hiện tượng chuyển giá, ô nhiễm môi trường. Cụ thể những nguyên nhân này đã được nêu rõ trong phần 2.3.3 của bài luận.

Dưới đây chúng tôi xin được đưa ra hai ví dụ cụ thể về việc thực hiện dự án FDI của EU tại Việt Nam – một thành công và một là không thành công.

(1) Dự án thành công - Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam

Giới thiệu khái quát công ty

1995 tại Việt Nam giữa công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Protrade) và Royal FrieslandCampina – tập đoàn sữa hàng đầu tại Hà Lan với 135 năm kinh nghiệm hoạt động trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, 2 nhà máy FrieslandCampina áp dụng các quy chuẩn chuẩn quốc tế như Iso, Codex, hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm FoQus để sản xuất ra những sản phẩm sữa cùng chất lượng Hà Lan cho người tiêu dùng Việt.

FrieslandCampina Việt Nam không chỉ cung cấp cho người dân mỗi năm hơn 1.5 tỷ suất sữa chất lượng cao, với các nhãn hiệu đã được người dân Việt Nam tin yêu như Dutch Lday, Friso, Yomost, Fristi, Completa...mà còn tạo ra hơn 15 ngàn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người lao động tại Việt Nam, tích cực khởi xướng và tham gia vào các hoạt động tạo lập giá trị chung cho cộng động.

Quá trình phát triển

Nam không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc tàn phá môi trường thì người tiêu dùng thông minh sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm của những công ty có quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường đạt chuẩn quốc tế.

FrieslandCampina Việt Nam là công ty đầu tiên tại Việt Nam tổ chức thu mua sữa tươi trực tiếp từ các trại bò sữa và nổi tiếng là một đơn vị thu mua khó tính. Để bán được sữa cho công ty, các hộ dân phải đạt chuẩn “Thực hành chăn nuôi bò sữa tốt”, chăm sóc bò sữa tốt nhất như tạo hệ thống làm mát cho bò, trải nệm cao su để bò đứng đỡ đau chân, khi vắt sữa phải tiệt trùng dụng cụ, không sử dụng lưới lọc nhiều lần, thời gian từ lúc vắt sữa bò đến lúc thu mua và chuyển về trung tâm làm lạnh không quá 3 tiếng. Đặc biệt, “chỉ tiêu tổng tạp trùng trong sữa tươi nguyên liệu dưới mức 300,000 cfu/ml” buộc người nông dân phải tuân thủ nghiêm túc quy trình vắt sữa để có những mẻ sữa sạch nhất.

Ví dụ như qui trình sản xuất của thương hiệu Cô gái Hà Lan:

Không chỉ đề cao tính kỷ luật trong từng ly sữa, FrieslandCampina Việt Nam còn rất chú trọng vấn đề đạo đức kinh doanh. Đến thăm hệ thống xử lý nước thải của công ty, nhiều người bất ngờ khi thấy những chú cá phát triển bình thường và tung tăng bơi lội trong bồn nước thải sau xử lý. Đó là cách kiểm tra độc đáo để đảm bảo nguồn nước thải không làm ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe của người dân.

FrieslandCampina Việt Nam như Cô gái Hà Lan, Friso, YoMost, Fristi… cũng như sản phẩm của FrieslandCampina trên toàn cầu đều được đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường ở mức cao nhất theo tiêu chuẩn quốc tế.

(2) Dự án không thành công - Công ty Adidas Việt Nam

Adidas có mặt chính thức tại Việt Nam từ năm 2009 và tính đến cuối năm 2011 đã mở tổng cộng 50 cửa hàng tại các thành phố lớn. Công ty Adidas Việt Nam được sở hữu 100% vốn bởi Adidas International B.V (có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan). Đây đồng thời cũng là công ty sở hữu 100% vốn điều lệ của Adidas International Trading B.V. Còn Adidas Singapore thuộc quản lý trực tiếp từ công ty mẹ (Adidas AG).

Hạch toán chi phí không hợp lý

Bà Lê Thị Thu Hương, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cho biết, Adidas Việt Nam hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh là quyền phân phối bán buôn, nhưng danh mục chi phí của doanh nghiệp này lại xuất hiện nhiều chi phí của một doanh nghiệp bán lẻ, như chi phí hỗ trợï vật dụng cho nhà bán lẻ, các khoản chi phí như tiền tiếp thị quốc tế, phí quản lý vùng, tiền hoa hồng mua hàng và đặc biệt, Công ty không phải là nhà sản xuất, nhưng phát sinh khoản tiền bản quyền. Theo các chuyên gia về chuyển giá, đây cũng là một trong các dấu hiệu nhận diện của chuyển giá. Do đó, Cục thuế TP.HCM xem các khoản chi phí trên là khoản chi phí không hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, Adidas Việt Nam thanh toán cho Công ty Adidas AG một khoản tiền bản quyền chi phí bằng 6%, chi phí tiếp thị quốc tế bằng 4% doanh thu ròng của sản phẩm và sản phẩm được cấp phép.

Ngoài ra, hợp đồng dịch vụ Đông Nam Á giữa Adidas Singapore và Adidas Việt Nam có nội dung: Adidas Singapore và các công ty con địa phương (Adidas Việt Nam) cung cấp một dịch vụ và thỏa thuận việc thu các khoản phí liên quan. Theo Adidas Việt Nam, đây là khoản quản lý vùng và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, được trừ vào trong kỳ và có kê khai nộp phí nhà thầu. Adidas Việt Nam trả chi phí hoa hồng mua hàng cho Addias International Trading B.V, với tỷ lệ 8,25% giá trị mỗi giao dịch. Theo đó, những chi phí này phát sinh từ hợp đồng đại lý mua hàng giữa Adidas Việt Nam và Adidas International Trading B.V. Theo hợp đồng này, Adidas Việt Nam chỉ định Adidas International Trading B.V thay mặt

quan, tìm nguồn cung ứng mẫu, đặt đơn hàng, kiểm tra vật liệu, thành phần và hàng hóa, giám sát sự tuân thủ…

Bên cạnh đó, Adidas Việt Nam chuyển tiền hỗ trợ vật dụng cho nhà bán lẻ như cung cấp tủ kệ, đồ nội thất, ngoại thất… cho nhà bán lẻ sử dụng, nhưng không yêu cầu thanh toán. Nếu nhà bán lẻ có bất kỳ hành vi vi phạm nào đến quyền sở hữu của Adidas Việt Nam đối với các thiết bị này thì phải bồi thường. Điều đáng nói ở đây là, Adidas Việt Nam là nhà bán buôn nhưng lại hạch toán chi phí cho bán lẻ trên vào tài sản cố định, trích khấu hao và hạch toán vào chi phí bán hàng được trừ trong kỳ. Theo chuyên gia thanh tra thuế trực tiếp đơn vị này, cách hạch toán như thế là không hợp lý.

Nghi vấn giao dịch liên kết

“Giao dịch liên kết là một dạng chuyển giá thường gặp ở các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, các công ty trong cùng hệ thống thường mua bán lòng vòng nhằm chuyển lợi nhuận từ Việt Nam sang quốc gia có thuế suất thấp hơn, nhằm tránh phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.”

Theo Cục Thuế TP.HCM, trong quá trình thanh tra, Cục đã phát hiện những dấu hiệu của giao dịch liên kết. Phía Adidas Việt Nam cũng đã thừa nhận, các doanh nghiệp trong những giao dịch trên có mối quan hệ liên kết, “bởi giữa những người quản lý doanh nghiệp này có mối quan hệ thân thiết”. Thông thường, đối với những giao dịch dạng này, doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai và trình báo để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, nhưng Adidas đã không trình báo những thông tin này với Cục Thuế TP.HCM. “Nếu không có giao dịch liên kết thì số lãi của Adidas Việt Nam sẽ rất “khủng” vì giá bán sản phẩm Adidas tại thị trường Việt Nam gấp ba lần giá vốn” - đại diện Phòng thanh tra 1 cho biết.

Kết quả thanh tra cho thấy có rất nhiều khoản chi phí bất hợp lý được trả cho các đối tác là những đơn vị có giao dịch liên kết với Adidas Việt Nam. Trong đó nổi bật nhất là “chi phí tiếp thị quốc tế”. Theo đại diện Phòng thanh tra 1, Cục Thuế TP.HCM, hiểu nôm na chi phí này là công ty mẹ (Adidas AG) thuê người nổi tiếng chụp hình quảng cáo cho sản phẩm, các tấm hình quảng cáo này khi được treo tại cửa hàng của Adidas Việt Nam thì phải trả tiền cho công ty mẹ bằng 4% doanh thu ròng của sản phẩm.

quản lý. “Ở những Doanh nghiệp khác, chỉ có một chi phí quản lý vùng, nhưng tại Adidas Việt Nam có nhiều tầng nấc quản lý. Ngoài quản lý tại Việt Nam còn có thêm quản lý vùng tại Singapore và đồng thời Adidas Việt Nam còn chịu sự quản lý từ Adidas ở Đức. Adidas Việt Nam có hẳn các hợp đồng dịch vụ ghi nhận sự quản lý này cùng các chi phí trả cho phía đối tác” - đại diện Phòng thanh tra 1 cho biết.

Nghịch lý hơn, dù có đầy đủ tư cách để nhập khẩu trực tiếp hàng hóa từ nước ngoài nhưng Adidas Việt Nam lại phải thuê đối tác khác là Adidas International Trading B.V thay mặt Adidas Việt Nam thực hiện các dịch vụ như tìm nhà sản xuất cho hàng hóa liên quan, tìm nguồn cung ứng mẫu, đặt đơn hàng, kiểm tra vật liệu, thành phần hàng hóa, giám sát sự tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý... Adidas Việt Nam trả cho đối tác này 8,25% giá trị mỗi giao dịch. Khoản chi phí này được Adidas Việt Nam ghi nhận là khoản chi phí mua hàng và hạch toán vào giá vốn.

Ngoài ra, dù không phải là nhà sản xuất nhưng tại Adidas Việt Nam lại phát sinh khoản tiền bản quyền bằng 6% doanh thu ròng của sản phẩm. Ngoài ra, dù trên giấy phép được UBND TP.HCM cấp, ngành nghề chính của Adidas Việt Nam là thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối bán buôn giày thể thao, quần áo thể thao... nhưng DN này còn phát sinh khoản chi phí hỗ trợ vật dụng cho nhà bán lẻ như: cung cấp tủ kệ, vật dụng, đồ nội thất, ngoại thất để cho nhà bán lẻ sử dụng nhưng không yêu cầu thanh toán lại. Bù lại nhà bán lẻ không được cho thuê, chuyển nhượng cho bên thứ ba dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu nhà bán lẻ vi phạm bất kỳ đến quyền sở hữu của Adidas ViệtNam đối với các trang thiết bị này thì phải bồi thường. Toàn bộ chi phí này được Adidas Việt Nam hạch toán vào chi phí bán hàng.

Đại diện Phòng thanh tra 1 - đơn vị trực tiếp thực hiện thanh tra tại Adidas Việt Nam - nói: “Nếu một đôi giày Adidas bán ra tại thị trường Việt Nam với giá 2 triệu đồng thì giá gốc khi nhập khẩu chỉ khoảng 1 triệu đồng, còn 500.000 đồng là các chi phí khác mà Adidas Việt Nam phải trả cho đối tác khác mà thực chất cuối cùng đều chảy về túi của công ty mẹ. Có trường hợp các chi phí “khó hiểu” khác lên đến 50% giá bán sản phẩm”. Mỗi khoản phí nêu trên hằng năm ngốn của Adidas Việt Nam số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng. Chi phí này do người tiêu dùng Việt Nam “gánh” nhưng ngân sách thất thu vì lợi nhuận được chuyển lòng vòng qua các đối tác rồi chảy về túi công ty mẹ.

“Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận không tương xứng tại Adidas Việt Nam là do “gánh” quá nhiều chi phí cho các công ty thành viên.”

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w