MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT FDI CỦA EU VÀO VIỆT NAM
3.1.2 Đối với các địa phương
Cần xây dựng quy hoạch tổng thể các dự án có vốn FDI ở từng vùng: Quy
hoạch này phải là một bộ phận hữu cơ, không thể tách rời quy hoạch FDI của cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Vùng. Trong quy hoạch dự án, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành là những ưu tiên hàng đầu. Quy hoạch các dự án FDI phải theo hướng hình thành các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp, dịch vụ, các làng nghề, tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, đầu tư đồng bộ, xử lý ô nhiễm môi trường sinh thái.
Song song với đó, các cơ quan chính quyền cần:
- Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin để xây dựng kế hoạch đầu tư.
các quy hoạch được phê duyệt và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch phục vụ đầu tư phát triển.
- Tăng cường gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo hướng ưu tiên quỹ đất để thực hiện dự án có trong quy hoạch đã được phê duyệt.
Tính đến nay, nhiều quy hoạch cấp vùng đã được ban hành, song vẫn chưa có một chiến lược hay quy hoạch thu hút đầu tư FDI nào cho Đồng bằng sông Cửu Long. Thiếu một chiến lược, lúng túng trong việc tiếp cận các đối tác, nôn nóng muốn vượt lên thoát khỏi “vùng trũng”... là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh trong thu hút đầu tư giữa các địa phương trong vùng theo kiểu “phá rào ưu đãi đầu tư” hay đua nhau quy hoạch khu công nghiệp tràn lan.