Xây dựng và thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 41)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT FDI CỦA EU VÀO VIỆT NAM

3.5Xây dựng và thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư

Công tác vận động, xúc tiến đầu tư cần được đổi mới về nội dung và phương thức thực hiện, theo một kế hoạch và chương trình chủ động, có hiệu quả. Ngoài việc đưa hoạt động này vào phạm vi điều chỉnh của hệ thống luật pháp về đầu tư nước ngoài, Chính phủ còn cần ban hành nhiều văn bản khác có liên quan trực tiếp tới đối tượng đối tác là thành viên EU, bên cạnh các văn bản như Chỉ thị 56/1988 (về kinh tế đối ngoại), Chỉ thị 163/1989 (về phương hướng gọi vốn đầu tư nước ngoài). Cần thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số đối tác lớn, địa bàn trọng điểm ở EU để chủ động vận động thu hút FDI cũng như tạo điều kiện phát triển hình ảnh quảng bá cơ hội thu hút đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Hệ thống tổ chức thực hiện công tác xúc tiến đầu tư từ trung ương đến địa phương cũng cần được hoàn thiện, mở rộng quy mô, xây dựng và ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư cụ thể với chất lượng cao, xây dựng các kế hoạch rõ ràng, chi tiết, phù hợp nhằm mời gọi nguồn vốn FDI từ EU. Trên cơ sở qui hoạch ngành, sản phẩm, lãnh thổ và danh mục dự án kêu gọi đầu tư được phê duyệt; các ngành, các địa phương cần chủ động tiến hành vận động, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể, trực tiếp đối với từng dự án, trực tiếp với từng tập đoàn, công ty, nhà đầu tư có tiềm năng.

Xây dựng và giám sát hình thức xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc hỗ trợ cho các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư một cách có hiệu quả, gắn liền với việc tăng cường tổ chức các Hội thảo xúc tiến đầu tư tại các quốc gia hiện đang là đối tác đầu tư vào Việt Nam, cũng như các quốc gia có triển vọng đầu tư.

Tăng cường xúc tiến thương mại với từng nước EU: Nếu khả năng thương mại được tăng cường với cả khối cũng như từng nước EU thì chắc chắn đầu tư trực tiếp của từng nước sẽ tăng lên. Chúng ta phải gắn thương mại với đầu tư, coi hai yếu tố này luôn luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau, dùng yếu tố thương mại làm nhân tố gián tiếp để thu hút thêm đầu tư từ phía bạn. Đặc biệt Việt Nam có một số các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU như thuỷ, hải sản và các mặt hàng dệt may,

thời ta cũng sẽ khuyến khích các nhà đầu tư của EU đầu tư vào trong lĩnh vực này sau đó các mặt hàng này lại xuất khẩu sang EU nhưng sẽ dễ dàng hơn vì nó đạt được những tiêu chuẩn chất lượng do EU đề ra. Do vậy việc xúc tiến thương mại đa biên và song biên giữa các thành viên EU là một yếu tố quan trọng để thu hút FDI của họ.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 41)