Đẩy lùi sự thiếu hụt về tay nghề và giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại các doanh nghiệp FDI của

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 42)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT FDI CỦA EU VÀO VIỆT NAM

3.6 Đẩy lùi sự thiếu hụt về tay nghề và giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại các doanh nghiệp FDI của

đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại các doanh nghiệp FDI của EU

Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa được quan tâm đúng mức và còn tồn tại nhiều yếu kém, hạn chế.

Theo Bộ LĐ-TB&XH thì hiện tại, chất lượng việc làm vẫn rất thấp. Cụ thể: việc làm giản đơn, không cần kỹ năng chiếm gần 40% tổng việc làm của cả nước. Ở khu vực thành thị tỷ lệ này là 18,1% nhưng khu vực nông thôn chiếm gần 50% tổng việc làm. Trong khi đó, so với những năm trước đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao của các ngành dịch vụ và công nghiệp tăng rất nhanh. Đến các khu công nghiệp – khu chế xuất, khi tuyển công nhân cho các ngành may mặc, điện tử cũng yêu tiên người có kinh nghiệm, tay nghề, lao động đã qua đào tạo.

Bên cạnh các Doanh nghiệp Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta cũng đang rất khát nguồn lao động có tay nghề, chất lượng cao. Trong khi đó, tỷ lệ lao động có chất lượng của chúng ta lại quá ít, không đủ để đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc quan tâm đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề vô cùng quan trọng hiện nay.

Việc hạn chế sử dụng lao động ngoài giờ, tăng lương tối thiểu cho người lao động giữa năm (mang tính đột xuất)...cũng đang làm doanh nghiệp khó khăn. Theo bà Nicola Connolly, trong Luật Lao động sửa đổi, một trong những quan ngại nhất của nhà đầu tư là quy định làm việc ngoài giờ và mức lương tối thiểu. Theo bà Nicola, Luật quy định khống chế doanh nghiệp không được thuê người lao động làm thêm 200 giờ/năm và một số trường hợp đặc biệt có thể không quá 300 giờ/năm là gây khó cho doanh nghiệp. Theo bà có những ngành như dệt may, da

giầy...doanh nghiệp làm theo thời vụ theo đơn đặt hàng của khách, nên doanh nghiệp có thể cần người lao động làm thêm với thời gian nhiều hơn. Bà yêu cầu cần thay đổi và nới rộng thời gian cho người lao động làm ngoài giờ dài hơn giống như Thái Lan, Singapore, Malaysia... có thể lên đến 900 giờ/năm hoặc nhiều hơn.

Do đó, Chính phủ nên thực hiện các chương trình hợp tác với Chính phủ các nướ phát triển và các doanh nghiệp nước ngoài để đào tạo công nhân kỹ thuật cao (như dự án hợp tác phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ Việt Nam - Nhật Bản để đào tạo công nhân kỹ thuật cao), đồng thời có những chương trình phối hợp với những doanh ngiệp cụ thể để đào tạo công nhân phục vụ cho dự án trước khi dự án đi vào hoạt động, kết hợp thu hút các dự án FDI vào lĩnh vực bệnh viện, trường học phục vụ cho công nhân sinh sống và làm việc.

Mặt khác, nên có những tuyên truyền cho người lao động để tự bản thân họ học tập nâng cao trình độ, cho họ thấy những cái được và mất của việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến những người lao động này. Cùng với đó nên nới rộng chính sách sử dụng lao động ngoài giờ và khen thưởng một cách linh hoạt để tạo động lực giúp người lao động gia tăng thu nhập đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu ngặt nghèo của các doanh nghiệp FDI của Châu Âu.

3.7 Hoàn thiện hệ thống chính sách – Xóa bỏ tình trạng tham nhũng ở các dự án FDI của EU tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w