Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 40)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT FDI CỦA EU VÀO VIỆT NAM

3.4Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

Sau WTO, các nhà đầu tư EU chú trọng hơn tới các lĩnh vực đòi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cao. Đồng nghĩa với đó, phía Việt Nam cần giành sự quan tâm đúng mức tới việc cải thiện, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng vốn có và các dự án liên quan trong tương lai. Cần có những chính sách, quy tắc riêng cho từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng dự án cho các địa phương hướng tới đối tác từ phía EU sao cho phù hợp, cho thấy thiện chí và môi trường đầu tư ổn định, thuận lợi ở Việt Nam.

Theo đó, các quy tắc nên được nới lỏng theo hướng khuyến khích FDI vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng (hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển, hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp…), thu hút nguồn vốn bên ngoài thông qua phương thức hợp tác công tư (PPP), đặc biệt là các nhà đầu tư từ EU. Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của cả Trung ương và địa phương phải được xây dựng đủ hấp dẫn để thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như đầu tư sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng cao của FDI thường đi đôi với kế hoạch triển vọng về phát triển cơ sở hạ tầng của nước chủ nhà. Một trong những minh chứng rõ ràng nhất về thu hút FDI là Malaixia với những dự án khổng lồ về xây dựng cơ sở hạ tầng cho đến năm 2020 của thủ tướng Mahathir.

Để làm được điều đó, bên cạnh việc xúc tiến mời gọi các dự án đầu tư, hỗ trợ cho các cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động trong đô thị, khu dân cư di dời…, trung ương và địa phương cần thực hiện các chính sách mang tính ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư như ưu đãi về tiền thuê đất đối với doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế

nhập khẩu theo các quy định pháp luật hiện hành; hỗ trợ một phần chi phí giải tỏa đền bù, tạo mặt bằng đầu tư dự án cơ sở hạ tầng, khu tái định cư, hỗ trợ một phần vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc thực hiện bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng cho nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 40)