Bài học kinh nghiệm từ các nước trong khu vực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại tỉnh lâm đồng , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 38)

1.4 Kinh nghiệm thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển kinh

1.4.5.1 Bài học kinh nghiệm từ các nước trong khu vực

- Áp dụng mơ hình PPP là giải pháp tối ưu cho tình trạng ngân sách quốc gia hạn hẹp, không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập. Cần có cơ chế, chính sách rõ ràng, minh bạch, quy định cụ thể để thúc đẩy tư nhân tham gia đầu tư. Tùy theo luật pháp ở mỗi quốc gia mà chính sách PPP được quy định thích hợp để có thể thực hiện thành cơng các dự án theo hình thức hợp tác này. Áp dụng thành công mơ hình này sẽ làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, cắt giảm đầu tư công, đầu tư công và lãng phí ngân sách quốc gia được xem là một trong các nguyên nhân gây ra lạm phát cao đối với Việt Nam trong thời gian qua.

- Áp dụng các chính sách thúc đẩy đầu tư phong phú như: miễn hoặc giảm các loại thuế, khấu trừ khỏi căn cứ tính thuế các chi phí đầu tư, khấu hao nhanh, tái đầu tư, chi phí xây dựng nhà xưởng,… và được tính gấp đơi các chi phí liên quan đến bảo hiểm vốn, đào tạo tay nghề và kiến thức quản lý, chuyển giao đổi mới cơng nghệ, cho trích lập thêm các quỹ phát triển sản xuất và dự phòng, Nhà nước hỗ trợ về tài chính – tín dụng cho các nhà đầu tư.

- Cần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngồi một cách có chọn lọc phục vụ cho mục tiêu phát triển của tỉnh, luồng vốn phải tuân theo định hướng đã đề ra. Có cơ chế quản lý chặt chẽ nguồn vốn nước ngoài, cố gắng tốt nhất để nhà đầu tư không quyết định ngưng đầu tư. Tập trung tiếp thu cơng nghệ và bí quyết sản xuất thơng qua hoạt động của nguồn vốn này.

- Định hướng nền kinh tế hướng về sản xuất tiêu thụ nội địa và xuất khẩu các sản phẩm truyền thống, người dân đã phần nào có tay nghề trong sản xuất và địa phương có lợi thế cạnh tranh (ví dụ cho tình là trồng hoa xuất khẩu, chế biến nơng sản). Có chính sách khuyến khích cụ thể.

- Nâng cao ý thức tiết kiệm khơng chỉ trong người dân mà ngay chính trong người điều hành. Ý thức nâng cao bằng chính các chính sách phát triển tương lai.

- Quan tâm đúng mức đến nhân tố con người trong phát triển kinh tế.

- Tuyên truyền dân cư ý thức ủng hộ hàng hóa nội địa, tạo cơ hội cho sản xuất trong nước phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại tỉnh lâm đồng , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)