2.3 Thực trạng huy động vốn đầu tư của tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua.
2.3.2.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế, mức đóng góp của khu vực này vào GDP của tỉnh chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Giai đoạn 2001- 2005 mặc dù số lượng dự án đăng ký ít, số vốn đăng ký khơng cao nhưng tình hình thực hiện vốn đạt kết quả tốt đạt trung bình trên 70% (Bảng 2.9). Các dự án đăng ký đầu tư vào tỉnh giai đoạn 2006-2010 đã có sự gia tăng về số lượng dư án đầu tư, tuy nhiên số vốn giải ngân lại rất thấp so với số vốn đăng ký chỉ đạt trung bình 25.2%.
Bảng 2.9: Thống kê dự án đầu tư nước ngoài vào Lâm Đồng giai đoạn 2001-2011 Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (USD) Tổng số vốn thực hiện (USD) 2001 4 4,668,610 2,557,061 2002 5 6,770,000 3,905,994 2003 10 26,850,328 15,363,289 2004 9 23,700,000 17,934,628 2005 7 16,347,000 18,406,050 2006 12 16,613,333 13,010,314 2007 18 157,258,183 15,656,691 2008 18 143,448,750 22,164,114 2009 14 68,750,000 20,355,359 2010 7 18,902,083 30,880,000 Sơ bộ 2011 9 22,100,000 27,129,338
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [1] và sở kế hoạch đầu tư tỉnh.
Những năm gần đây số lượng dự án đăng ký đầu tư giảm đáng kể nhưng tình hình thực hiện vốn đầu tư lại có chiều hướng tăng. Trong năm 2011 trên địa bàn tỉnh có 9 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế với tổng vốn đầu tư đăng ký: 22.100.000 USD, về số dự án đạt 29% cao hơn so với cùng kỳ năm 2010, về vốn đầu tư đăng ký đạt 17% so cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên trong năm 2010 tỉnh thu hồi giấy phép đầu tư của 19 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký: 33,149 triệu USD, trong đó có 03 dự án giải thể doanh nghiệp, chấm dứt pháp nhân hoạt động do chuyển nhượng dự án cho doanh nghiệp trong nước. Các dự án thu hồi GPĐT năm 2010 là các dự án giải thể trước thời hạn, số lượng dự án giải thể năm 2010 nhiều gấp đôi năm trước (19 dự án – bắng 200% so cùng kỳ 2009), các dự án do không triển khai hoạt động kể từ ngày được cấp GPĐT, hoặc tạm ngưng hoạt động trong thời gian dài. Các dự án thu hồi hầu hết có vốn đầu tư thấp.
Tổng kết tính đến 15/12/2010, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 108 dự án có vốn đầu tư nước ngồi còn hiệu lực hoạt động, vốn đầu tư đăng ký: 528.18 triệu USD, vốn đầu tư
thực hiện lũy kế là: 205.8 triệu USD, trong đó có 95 dự án triển khai hoạt động bình thường, khơng có vướng mắc: với vốn đầu tư đăng ký: 388.88 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện: 198.715 triệu USD. Các dự án có khó khăn vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh có 03 dự án, vốn đầu tư đăng ký: 83.588 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện: 2.779 triệu USD. Lý do chưa triển khai dự án là vì chưa được bàn giao mặt bằng. Dự án có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền xử lý của địa phương có 01 dự án, vốn đầu tư đăng ký: 3.2 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện: 0.212 triệu USD. Số dự án không triển khai, thuộc diện chấm dứt hoạt động là 09 dự án, vốn đầu tư đăng ký: 53.511 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện: 4.09 triệu USD (nguồn: sở kế hoạch đầu tư tình Lâm Đồng [10])
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng thể hiện vai trị tích cực trong việc tham gia khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ cơng nghệ, tham gia phát triển nguồn nhân lực của địa phương, thu hút giải quyết việc làm cho 7,023 lao động thường xuyên và hàng ngàn lao động thời vụ, tuy nhiên mức đóng góp cho ngân sách cho địa phương còn hạn chế. Các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao và những ngành công nghiệp có lợi thế về nguồn nguyên liệu (chế biến chè, cà phê, rau, khoáng sản, thuỷ điện nhỏ...) được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Các dự án đầu tư phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp phần tích cực trong việc thực hiện các chương trình trọng tâm, cơng trình trọng điểm của tỉnh.