Kiến nghị để tăng huy động vốn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại tỉnh lâm đồng , luận văn thạc sĩ (Trang 88 - 90)

3.3 Các kiến nghị về huy động vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả cho

3.3.2 Kiến nghị để tăng huy động vốn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế

để đề suất được đưa vào kế hoạch ngân sách. Sau khi sàng lọc xong sẽ tiến hành phân tích khả thi dự án. Để thực hiện quy trình này cần phải quản lý và kết hợp các bước chuẩn bị dự án như nghiên cứn tiền khả thi, nghiên cứu khả thi bao gồm thiết kế sơ bộ. Bước này phải được hoàn thành trước khi phê duyệt cấp vốn. Tiếp đó cần phải kiểm tra lại kết quả thẩm định thông qua một bên độc lập đảm bảo dự án khơng bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan. Cuối cùng là phải gắn kết chu trình thẩm định, lựa chọn dự án với chu trình ngân sách theo các thích hợp.

Tổng kết các nguồn vốn huy động được từ NSNN cần ưu tiên tập trung cho các chương trình trọng điểm: phát triển hạ tầng kinh tế xạ hội, phát triển công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp, xóa đói giảm nghèo, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục và y tế, phát triển các trung tâm thương mại và hỗ trợ phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao.

Rà sốt các dự án đang đầu tư, ngừng ngay các dự án đang quản lý đầu tư không hiệu quả và yêu cầu ban chỉ đạo PPP nghiên cứu huy động nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án này.

Tranh thủ tối đa các nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, xử lý rác thải, mơi trường, giáo dục…Bằng cách này chính quyền sẽ tiết kiệm thêm được một khoản cho đầu tư.

Quỹ vì người nghèo cần phát triển theo mơ hình tài chính vi mơ, học hỏi kinh nghiệm từ công ty TNHH một thành viên Tình Thương. Với hình thức tài chính này, quỹ se góp phần hỗ trợ ý tưởng, kiến thức kinh doanh cho người nghèo và có thể tự quay vịng vốn nhanh giảm thiểu chi phí cơ hội và giúp người nghèo tự chủ hơn trong cuộc sống.

3.3.2 Kiến nghị để tăng huy động vốn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong tỉnh. tỉnh.

Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm: chính quyền tỉnh cần đi tiên phong trong việc tìm hiểu các

nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cũng như cách thức tiếp cận nguồn vốn này. Tiến hành tổ chức phổ biến về loại hình đầu tư này cho các thành phần dân cư, các doanh nghiệp thông

qua các kênh thông tin truyền thông của tỉnh hoặc tài liệu tư vấn nhằm giúp họ hiểu biết nguồn vốn tiềm năng này. Từ đó họ có thể tự chủ trong việc tiếp cận nguồn vốn này cho phát triển kinh doanh, phát triển ý tưởng kinh doanh. Bên cạnh việc giáo dục kiến thức, tỉnh cần tăng cường công tác xúc tiến làm cầu nối cho doanh nghiệp trong tỉnh tiếp xúc với các nguồn vốn bên ngồi tỉnh hay ngồi quốc gia thơng qua các buổi tọa đàm, gặp gỡ, kêu gọi đầu tư vào các dự án trong tỉnh.

Thuê tài sản tài chính: ngồi nguồn vốn mạo hiểm thì hình thức thuê tài sản tài chính

cũng là một loại hình cần được bổ sung tư vấn cho các doanh nghiệp. Loại hình này giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhưng khơng nhất thiết phải bỏ ra tồn bộ số vốn ban đầu cho việc đầu tư. Sau thời gian thuê doanh nghiệp sẽ có cơ hội sở hữu tài sản bằng cách mua lại với giá ưu đãi. Bên cạnh đó trong q trình th, doanh nghiệp được phép khầu hao tài sản (kể cả khấu hao nhanh), bằng cách này doanh nghiệp có thể tích tụ nguồn vốn đầu tư cho việc đổi mới cơng nghệ của mình. Hình thức th tài chính rất có ý nghĩa đối với tỉnh nói chung và doanh nghiệp nói riêng trong việc phát triển đổi mới công nghệ trong các ngành công nghệp trọng điểm như chế biến, khai thác…Chính vì thế chính quyến tỉnh cần chú trọng phát triển loại hình đầu tư này trên địa bàn thơng qua các công tác sau:

- Cho phép mọi đối tượng, thành phần kinh tế trong và ngoài nước đủ nhu cầu, điều kiện tài chính và năng lực kinh doanh tham gia mở rộng thị trường này.

- Có chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn cho các công ty giam gia trong lĩnh vực phát triển công nghệ cho nông thôn. Chỉ đạo các ngân hàng thương mại hỗ trợ các cơng ty cho th tài chính thơng qua hình thức cho thuê hợp tác nhằm tạo nguồn vốn cho các công ty này và mở rộng thị trường tín dụng.

- Hình thành trung tâm giao dịch, mơi giới mua bán máy móc thiết bị để đẩy mạnh thị trường này trong tỉnh.

- Đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng.

Vay vốn từ các ngân hàng thương mại : đây là kênh truyền thống của các doanh nghiệp

để tài trợ vốn cho kinh doanh. Trong thời gian vừa qua, lãi suất cho vay của các NHTM có những biết động mạnh, liên tục và theo chiều hướng gia tăng đã gây khơng ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn cho doanh nghiệp. Chinh quyền tỉnh cũng cần quy hoạch cho khoản chi thường xuyên của mình một khoản hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động

trong lĩnh vực ưu tiên phát triển, cho phép họ vay vốn kinh doanh với lãi suất hợp lý trong thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay.

Phát hành chứng khốn trên thị trường tài chính : trong thời gian hiện tại, thị trường tài chính trong nước đang gặp khó khăn do tình hình suy thối kinh tế và lạm phát. Trong tương lai, đây là một kênh huy động vốn tiềm năng cho các doanh nghiệp. Chính vì thế trong thời điểm này các doanh nghiệp cần trang bị trước kiến thức của bản thân để có thể tham gia trong tương lai sắp tới.

Chính sách khuyến khích từ phía chính quyền: Chính quyền tỉnh học hỏi Malaysia

trong việc xây dựng các chính sách thúc đẩy đầu tư phong phú như: khấu trừ khỏi căn cứ tính thuế các chi phí đầu tư, khấu hao nhanh, tái đầu tư, chi phí xây dựng nhà xưởng,… và được tính gấp đơi các chi phí liên quan đến, đào tạo tay nghề và kiến thức quản lý, chuyển giao đổi mới công nghệ, cho trích lập thêm các quỹ phát triển sản xuất và dự phòng, tỉnh hỗ trợ về tài chính – tín dụng cho các nhà đầu tư trong các lĩnh vực trọng điểm mà chính quyền đang ưu tiên phát triển như công nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản, đầu tư các hình thức du lịch mới lạ hấp dẫn nhiều du khách,….

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại tỉnh lâm đồng , luận văn thạc sĩ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)