2.3 Thực trạng huy động vốn đầu tư của tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua.
2.3.1.3 Nguồn vốn dân cư
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [1]
Nguồn vốn của dân cư theo biểu đồ 2.6 trên đây cho thấy vốn đầu tư trong dân cư có khuynh hướng tăng liên tục qua các năm, có năm mức tăng vốn đầu tư của khu vực này có thể lên đến 73% (2006) điều này chứng tỏ nguồn lực vốn trong dân vẫn còn rất dồi dào.
Hiện nay loại hình đầu tư của dân cư chủ yếu nằm ở hai hình thức là hình thành cơ sở sản xuất cá thể và gửi tiêt kiệm, một bộ phận rất nhỏ trong dân chúng đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Số lượng các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh rất nhiều lên đến trên 57 ngàn cơ sở (bảng 2.6). Họ tập trung chủ yếu ở các ngành thương mại bán buôn, bán lẻ và công nghiệp chế biến chế tạo. Loại hình đầu tư vẫn rất manh mún theo truyền thống của người Việt Nam. Việc đầu tư là tự nguyện do họ tìm thấy lợi nhuận trong lĩnh vực đầu tư. Chính quyền địa phương hồn tồn chưa có một chính sách nào để huy động hơn nữa nguồn lực kinh tế dồi dào này, cũng chưa có những cơng tác xúc tiến đầu tư.
Thị trường tài chính chưa xuất hiện ở tỉnh, các khái niệm về đầu tư chứng khoán hay thị trường giao sau nơng sản,… cịn rất mơ hồ khơng chỉ với người dân mà cả đối với chính quyền tỉnh. Các định chế tài chính trong tỉnh cũng chưa thực sự phát triển mạnh. Mặc dù có gia tăng về số lượng các chi nhánh ngân hàng, các điểm giao dịch nhưng số lượng các
trụ ATM cịn rất hạn chế, người dân hồn tồn chưa có thói quen sử dụng hình thức thanh tốn qua ngân hàng. Hiện tại hình thức thanh tốn tiền mặt vẫn rất được ưa chuộng.
Bảng 2.6: Số cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp phân theo ngành kinh tế
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
TỔNG SỐ 48,180 51,190 52,976 54,724 57,223
- Khai khoáng 64 66 67 52 56
- Công nghiệp chế biến, chế tạo 7,112 7,797 7,903 7,389 7,736 - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước … 36 38 38 36 42
- Xây dựng 238 253 265 386 543
- Bán buôn và bán lẻ; s/c ô tô, xe máy 24,653 25,900 26,631 27,645 28,245
- Vận tải, kho bãi 2,875 2,773 2,636 2,525 2,540
- Dịch vụ lưu trú và ăn uống 7,298 8,231 8,196 9,029 9,813
- Thông tin và truyền thông 479 486 586 535 531
- Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 46 49 57 141 150 - Hoạt động kinh doanh bất động sản 1,063 1,106 1,314 1,854 2,037 - Hoạt động chuyên môn, khoa học và công
nghệ 235 249 282 297 317
- Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 379 384 461 435 471
- Giáo dục và đào tạo 210 216 258 294 330
- Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 266 282 324 383 407
- Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 642 662 780 684 759
- Hoạt động dịch vụ khác 2,582 2,696 3,176 3,039 3,246
- Hoạt động làm thuê các c/việc trong hộ gia
đình 2 2 2 - -
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [1]
Theo tổng điều tra về thu nhập và chi tiêu của dân cư trên địa bàn tỉnh của Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng thực hiện năm 2009, tỷ lệ tiết kiệm năm 2008 là rất cao (22%)
Bảng 2.7 Thu nhập, chi tiêu bình quân và tỳ lệ tiết liện của dân cư trong tỉnh
Năm 1999 2002 2004 2006 2008
Thu nhập bình quân 3,709,200 3,388,320 5,324,880 7,175,040 10,846,800 Chi tiêu bình quân 3,079,560 3,370,440 4,967,880 6,540,840 8,493,600
Tiết kiệm 629,640 17,880 357,000 634,200 2,353,200
Tỷ lệ tiết kiệm trên thu
nhập 17% 1% 7% 9% 22%
Nguồn: Tổng hợp và tính tốn của tác giả từ niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [1]
Nếu cho rằng tỷ lệ tiết kiệm trung bình của dân cư giai đoạn 2006-2010 là 15.5% ta có Bảng 2.8 Vốn đầu tư dân cư tiềm năng chưa thu hút được
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
GDP (tỷ đồng) 9,331 12,548 16,321 19,961 24,884 Dân số ( ngàn người) 1,145 1,160 1,175 1,189 1,204 Thu nhập bình quân đầu người (ngàn
đồng) 8,149 10,813 13,886 16,783 20,665 Tỷ lệ tiết kiệm (%) 15.5% 15.5% 15.5% 15.5% 15.5% Vốn tiết kiệm dân cư tạm tính (tỷ đồng) 1,446 1,945 2,530 3,094 3,857 Vốn đầu tư dân cư đã huy động (tỷ đồng) 1,169 1,642 1,804 2,247 3,276 Chênh lệch (tỷ đồng) 277 303 726 847 581
Nguồn: Tổng hợp và tính tốn của tác giả từ niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [1]
Với tính tốn trong bảng 2.8 ta thấy số vốn đầu tư tiềm năng của khu vực dân cư trong cả giai đoạn 2006-2010 lên đến 2.7 ngàn tỷ đồng. Với tiềm năng về vốn lớn như vậy, chính quyền tỉnh cần có chính sách huy động nguồn lực này vào đầu tư phát triển kinh tế.
2.3.2 Tình hình huy động vốn đầu tư nước ngồi
2.3.2.1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế, mức đóng góp của khu vực này vào GDP của tỉnh chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Giai đoạn 2001- 2005 mặc dù số lượng dự án đăng ký ít, số vốn đăng ký khơng cao nhưng tình hình thực hiện vốn đạt kết quả tốt đạt trung bình trên 70% (Bảng 2.9). Các dự án đăng ký đầu tư vào tỉnh giai đoạn 2006-2010 đã có sự gia tăng về số lượng dư án đầu tư, tuy nhiên số vốn giải ngân lại rất thấp so với số vốn đăng ký chỉ đạt trung bình 25.2%.
Bảng 2.9: Thống kê dự án đầu tư nước ngoài vào Lâm Đồng giai đoạn 2001-2011 Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (USD) Tổng số vốn thực hiện (USD) 2001 4 4,668,610 2,557,061 2002 5 6,770,000 3,905,994 2003 10 26,850,328 15,363,289 2004 9 23,700,000 17,934,628 2005 7 16,347,000 18,406,050 2006 12 16,613,333 13,010,314 2007 18 157,258,183 15,656,691 2008 18 143,448,750 22,164,114 2009 14 68,750,000 20,355,359 2010 7 18,902,083 30,880,000 Sơ bộ 2011 9 22,100,000 27,129,338
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [1] và sở kế hoạch đầu tư tỉnh.
Những năm gần đây số lượng dự án đăng ký đầu tư giảm đáng kể nhưng tình hình thực hiện vốn đầu tư lại có chiều hướng tăng. Trong năm 2011 trên địa bàn tỉnh có 9 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế với tổng vốn đầu tư đăng ký: 22.100.000 USD, về số dự án đạt 29% cao hơn so với cùng kỳ năm 2010, về vốn đầu tư đăng ký đạt 17% so cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên trong năm 2010 tỉnh thu hồi giấy phép đầu tư của 19 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký: 33,149 triệu USD, trong đó có 03 dự án giải thể doanh nghiệp, chấm dứt pháp nhân hoạt động do chuyển nhượng dự án cho doanh nghiệp trong nước. Các dự án thu hồi GPĐT năm 2010 là các dự án giải thể trước thời hạn, số lượng dự án giải thể năm 2010 nhiều gấp đôi năm trước (19 dự án – bắng 200% so cùng kỳ 2009), các dự án do không triển khai hoạt động kể từ ngày được cấp GPĐT, hoặc tạm ngưng hoạt động trong thời gian dài. Các dự án thu hồi hầu hết có vốn đầu tư thấp.
Tổng kết tính đến 15/12/2010, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 108 dự án có vốn đầu tư nước ngồi cịn hiệu lực hoạt động, vốn đầu tư đăng ký: 528.18 triệu USD, vốn đầu tư
thực hiện lũy kế là: 205.8 triệu USD, trong đó có 95 dự án triển khai hoạt động bình thường, khơng có vướng mắc: với vốn đầu tư đăng ký: 388.88 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện: 198.715 triệu USD. Các dự án có khó khăn vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh có 03 dự án, vốn đầu tư đăng ký: 83.588 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện: 2.779 triệu USD. Lý do chưa triển khai dự án là vì chưa được bàn giao mặt bằng. Dự án có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền xử lý của địa phương có 01 dự án, vốn đầu tư đăng ký: 3.2 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện: 0.212 triệu USD. Số dự án không triển khai, thuộc diện chấm dứt hoạt động là 09 dự án, vốn đầu tư đăng ký: 53.511 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện: 4.09 triệu USD (nguồn: sở kế hoạch đầu tư tình Lâm Đồng [10])
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng thể hiện vai trị tích cực trong việc tham gia khai thác có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ cơng nghệ, tham gia phát triển nguồn nhân lực của địa phương, thu hút giải quyết việc làm cho 7,023 lao động thường xuyên và hàng ngàn lao động thời vụ, tuy nhiên mức đóng góp cho ngân sách cho địa phương còn hạn chế. Các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao và những ngành cơng nghiệp có lợi thế về nguồn nguyên liệu (chế biến chè, cà phê, rau, khoáng sản, thuỷ điện nhỏ...) được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Các dự án đầu tư phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp phần tích cực trong việc thực hiện các chương trình trọng tâm, cơng trình trọng điểm của tỉnh.
2.3.2.2 Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA
Hiện tỉnh chưa có kênh thống tin chính thức nào về các dự án đâu tư bằng nguồn vốn ODA. Tác giả chỉ tập hợp được một số thông tin về nguồn vốn này. Lượng vốn này chỉ chiếm 1% trong tổng vốn đầu tư xã hội, tập trung đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội. Đến 2010 tiến độ thực hiện các dự án, theo đánh giá chung của các cơ quan có liên quan, đều đạt so với yêu cầu kế hoạch. Giải ngân ODA các dự án do UBND tỉnh làm chủ quản đạt hơn 562 tỉ đồng. Hiện có một số dự án quan trọng trong giai đoạn phát triển sắp tới của Lâm Đồng đã được Chính phủ chấp thuận cho sử dụng vốn ODA là: dự án hồ chứa nước Tư Nghĩa nằm ở huyện Cát Tiên; dự án đường liên xã ĐạrSal –Dam rông (huyện Dam rông); dự án xử lý rác thải rắn tại thành phố Đà Lạt; và lập dự án xây dựng sân bay Liên Khương thành sân bay quốc tế (sẽ xem xét nối Đà Lạt – Xiêm Riệp (Campuchia), Đà Lạt - Singapore, Đà Lạt - Viêng Chăn (Lào) trong giai đoạn đầu. Bên cạnh đó cịn xem xét khơi phục lại đường bay Đà Lạt – Đà
Nẵng, mở tuyến Đà Lạt – Cần Thơ và tăng số chuyến bay Đà Lạt – TPHCM (Nguồn : ủy
ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng[13]).
Về nguồn vốn đầu tư tín dụng ngân hàng nước ngồi, vốn đầu tư mạo hiểm, vốn từ các tổ chức phi chính phủ chưa thấy huy động được cho nền kinh tế của tỉnh.
2.4 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư của Tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua
Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn trong tỉnh đạt mức khá tốt, ICOR trung bình giai đoạn này khoảng 2.4 tuy nhiên mức trung bình này đạt được chủ yếu là do khối kinh tế ngoài nhà nước kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp trong nước và dân cư (là hai khu vực chiếm tỷ trọng đầu tư lớn). Tuy nhiên chỉ số ICOR đang có chiều hướng tăng trong những năm gần đây (4.5 năm 2010) điều này cho thấy có hai chiều hướng: thứ nhất là sự gia tăng đầu tư cho phát triển công nghệ, thứ hai là việc sử dụng kém hiệu quả đồng vốn. Theo biểu đồ hình 2.7 phía dưới cho thấy chiều hướng thứ hai là nổi trội hơn do tác động của sự thiếu hiệu quả trong đầu tư vốn của nguồn vốn nhà nước.
(Nguồn : Tác giả tổng hợp và tính tốn từ niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng [1]- ICOR tính theo tỷ lệ đầu tư)
Sau đây tác giả xin đi vào chi tiết phân tích thực trạng sử dụng của từng nguồn vốn.
2.4.1 Thực trạng sử dụng nguồn vốn nhà nước.
Mặc dù chiếm tỷ trọng cao trong vốn đấu tư của tỉnh nhưng nguồn vốn của khu vực nhà nước chưa được sử dụng hiệu quả. ICOR của khu vực này là cao nhất trong 3 khu vực
đầu tư này phải mất gần 5 đồng vốn đầu tư. Đặc biệt những năm 2004, 2007, 2010 ICOR ở mức cao đột biến. Trong nội dung luận văn này tác giả chi xin đi vào nghiên cứu trường hợp cụ thể về đầu tư cơ sở hạ tầng khu – cụm cơng nghiệp và tính hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Năm 2004 chính quyền tỉnh tăng lượng vốn đầu tư cho các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp này là rất thấp. Hiện nay tỉnh đang có 4 khu cơng nghiệp là Lộc Sơn, Phú Hội, Tân Phú, Đại Lào và 10 cụm công nghiệp: Ka Đô, Đinh Văn, Lộc An, Đạ Tẻh, Đạ Oai, Hà Lâm, Đạ Rsal, Đinh Văn, Tân Châu, Lộc Tiến. Trong số đó mới chỉ có hai khu cơng nghiệp Lộc Sơn và Phú Hội đã thu hút được nhà đầu tư. Cụ thể là KCN Lộc Sơn đã cấp phép cho 29 doanh nghiệp trong đó chì mới có 13 doanh nghiệp hoạt động, KCN Phú Hội cấp phép cho 22 đơn vị và có 9 đơn vị đi vào hoạt động tỷ lệ lấp đầy là . CCN Ka Đơ có 3 đơn vị hoạt động sản xuất Cty TNHH liên doanh Kiến Quốc Vietcan – chế biến sấy khô nông sản; Cty TNHH thực phẩm Asuzac Đà Lạt – Sản xuất, chế biến rau củ quả đông lạnh; Cty TNHH Thuỵ Hồng Quốc Tế - chế biến rau quả cấp đơng. Với diện tích cho th đất: 11,5 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 30,74; CCN Đa Rsal có 01 đơn vị đăng ký đầu tư Cty TNHH Việt Tân – hoạt động sản xuất đá ốp lát, với diện tích cho thuê đất: 3 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 12,29%, nhưng chưa đầu tư triển khai dự án; CCN Đinh Văn có 1 đơn vị Cty TNHH Thái Hoà Lâm Đồng hoạt động trong lĩnh vực chế biến cà phê- Xây dựng- Du lịch. Với diện tích cho thuê đất: 13,08 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 37,37%; CCN Tân Châu có 2 đơn vị đăng ký đầu tư Cty TNHH Nhật Quang – chế biến cà phê và phân vi sinh; DNTN Bích Liên – chế biến cà phê xuất khẩu. Với diện tích cho thuê đất: 2,69ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 5,46%; CCN Đạ Tẻh có 2 đơn vị Cty TNHH Chí Nghĩa. hoạt động lĩnh vực chế biến gỗ; Cty TNHH Đức Nhật mới được sang lại từ HTX Hiệp Nhất, với hoạt động lĩnh vực chế biến gỗ. Với diện tích cho thuê đất trên: 1,34 ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 4,83 %; CCN Đức Phổ có 1 đơn vị Cty TNHH Tân Trí - sản xuất gạch tuynel. Với diện tích cho thuê đất: 3 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 11,17%. Các khu cơng nghiệp và cụm cơng nghiệp cịn lại chưa thu hút được dự án nào. Ngoài ra tỉnh vẫn tiến hành quy hoạch thêm các cụm công nghiệp khác trong tỉnh.
Nguyên nhân của việc yếu kém trong thu hút vốn đầu tư ở các khu-cụm công nghiệp là do các địa phương có các cụm cơng nghiệp chưa thực hiện chuyển đổi mơ hình quản lý thành Trung tâm phát triển cụm công nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị kinh doanh hạ tầng theo Điều 13, khoản 3 của thông tư 39 ngày 28/12/2009 của Bộ Công
thương, mà vẫn giao cho các đơn vị sự nghiệp Trung tâm Quản lý & Khai thác cơng trình cơng cộng làm chủ đầu tư hạ tầng. Một số địa phương nơi có các cụm cơng nghiệp các phịng cơng thương chưa thực hiện chức năng là cơ quan đầu mối giúp UBND huyện quản lý nhà nước về cụm cơng nghiệp. Bên cạnh đó mơi trường đầu tư chưa thật hấp dẫn, kết cấu hạ tầng nhiều nơi còn yếu kém nên việc thu hút các nhà đầu tư vào các cụm cơng nghiệp nhìn chung cịn chậm; trong tổ chức thực hiện, nhiều địa phương còn lúng túng