Hiệu quả vốn đầu tư dưới góc độ vĩ mơ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại tỉnh lâm đồng , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 28)

1.3 Các yếu tố tác động đến vốn đầu tư

1.3.6.2 Hiệu quả vốn đầu tư dưới góc độ vĩ mơ

Dưới góc độ tồn xã hội, hiệu quả vốn đầu tư được thể hiện ở hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của quốc gia. Hiệu quả kinh tế thể hiện ở các chỉ tiêu kinh tế như: tăng trưởng GDP, tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thu cho ngân sách nhà nước, nâng cao vị thế kinh tế của quốc gia…. Thông thường các hiệu quả về kinh tế sẽ đem lại ngay sau đó các hiệu quả về xã hội như giảm đói nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, xã hội văn minh, hiện đại. Sau đây là một số chỉ tiêu đo lường, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư lên kinh tế - xã hội:

Tăng trưởng kinh tế:

Vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư ln có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Chúng ta có thể thấy các lập luận này trong các học thuyết của David Ricardo (1772- 1823), K.Marx (1818-1883), trường phái tân cổ điển hay J.Maynard Keynes (1883-1946). Tuy nhiên các học thuyết này không đi vào nghiên cứu vốn đầu tư như là một nhận tố riêng nhất để xem tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế. Chỉ đến những năm 1940, hai nhà kinh tế học Roy Harrod người Anh và Evsey Domar người Mỹ mới tách riêng yếu tố vốn đầu tư để nghiên cứu sự tác động của nó lên tăng trưởng. Hai ơng đều dựa trên tư tưởng của Keynes và tiến hành nghiên cứu độc lập nhưng đã cùng đưa ra mơ hình giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp trong xã hội tư bản. Mơ hình Harrod – Domar sau đó được dùng rộng rãi trong các nước đang phát triển để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và vốn. Mơ hình cho rằng đầu ra cho bất kỳ một đơn vị kinh tế nào sẽ phụ thuộc vào tổng tư bản đầu tư cho nó. Mơ hình được xây dựng dựa trên hai giả định: (1)lao động có đầy đủ việc làm và khơng có hạn chế về nguồn cung lao động; (2)sản xuất tỷ lệ với khối lượng máy móc. Mơ hình Harrod – Domar được thể hiện như sau: k i k s Y Y g     Trong đó:

g: tốc độ tăng trưởng ( g = Y/Y ).

i: tỷ lệ đầu tư (i=I/Y).

S: tiết kiệm.

I : đầu tư

k: hệ số ICOR – Hệ số gia tăng tư bản đầu ra ( k=I/ Y = K/ Y).

Y : gia tăng tổng sản phẩm đầu ra. K : gia tăng vốn đầu tư.

Công thức này là công thức đơn giản của Harrod – Domar trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế. Hệ số ICOR cho biết muốn tăng trưởng 1 đồng thì phải cần có bao nhiêu đồng vốn đầu tư vào nền kinh tế. Hệ số này phản ảnh trình độ kỹ thuật sản xuất và là số đo năng lực sản xuất cuả đầu tư. Các nhà kinh tế sử dụng ICOR như một chỉ số cơ bản để xem xét hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, liên quan chặt chẽ tới tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Mơ hình tăng trưởng cuả Harrod-Domar chỉ ra sự tăng trưởng là do kết quả tương tác giữa tiết kiệm với đầu tư và đầu tư là động lực cơ bản cuả tăng trưởng kinh tế. Nhưng trên thực tế, tăng trưởng kinh tế có thể xảy ra khơng phải vì lý do tăng đầu tư, hoặc ngược lại, nếu đầu tư khơng có hiệu quả vẫn có thể dẫn đến khơng có sự tăng trưởng. Kể cả trong trường hợp đầu tư có hiệu quả thì sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm cũng chỉ có thể tạo nên gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn chứ không thể đạt được trong dài hạn.

Thơng qua phân tích mơ hình kinh tế nêu trên giúp chúng ta thấy rõ ràng hơn về hiệu quả đạt được về mặt kinh tế khi nguồn vốn được đầu tư vào xã hội. Đứng trên phương diện kinh tế vĩ mơ, hiệu quả kinh tế đạt được đó là: tăng trưởng kinh tế, tăng GDP, tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thu cho ngân sách nhà nước, nâng cao vị thế kinh tế của quốc gia. Đứng trên phương diện kinh tế vi mơ thì các nhà kinh doanh sẽ thu được lợi nhuận mong đợi cao hơn giá trị đầu tư đã bỏ ra, thị trường tiêu thụ mở rộng do thu nhập của người lao động cao, tiềm năng thị trường mở rộng.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động : khi các dự án đi vào hoạt động thì đồng thời

với nó là nhu cầu về lao động để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên. Thông thường nhà đầu tư sẽ ưu tiên tuyển dụng và đào tạo lao động tại chỗ để tiết kiệm chi phí. Nhờ đó lao động địa phương sẽ có việc làm và thu nhập đảm bảo. Hơn thế nữa với mục tiêu hiệu quả công việc nhà đầu tư sẽ tiến hành đào tạo lao động để phục vụ cho

hoạt động kinh doanh của họ, nhờ vậy lao động sẽ ngày càng có tay nghề và chất lượng cao hơn. Năng suất lao động cũng được cải thiện.

Tăng cường đóng góp cho ngân sách nhà nước: thực vậy, một khi nguồn vốn đầu tư

cho phát triển được sử dụng hiệu quả, kết quả đạt được sẽ là sự tăng trưởng của nền kinh tế và của ngay bản thân doanh nghiệp, cá thể. Kết quả này sẽ giúp chính quyền địa phương tăng nguồn thu nhờ vào số thuế thu được cao hơn và từ nhiều đối tượng kinh doanh.

Phát triển và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng là thuật ngữ chung cho

các cơ sở vật chất về sân bay, bến cảng, đường xá, điện, nước, máy móc thiết bị… và các sơ sở tiện ích về y tế, giáo dục, nghiên cứu…Để có được các tài sản này thì điều kiện tiên quyết là phải có vốn đầu tư để mua sắm, hay xây dựng tài sản. Do đó vốn đầu tư có vai trị cực kỳ quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia, vùng lãnh thổ; là tiền đề cho phát triển kinh tế.

Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên trong nước: khi bỏ vốn đầu tư, các nhà kinh

doanh thường tìm cách sử dụng hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên sẵn có tại nơi đầu tư để tăng cường lợi nhuận, đảm bảo đồng vốn mà họ bỏ ra đem lại giá trị cao hơn. Chính nhờ vậy việc cung ứng nguyên liệu đầu vào sẽ đem lại giá trị lớn cho nến kinh tế quốc gia.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: vốn chính là nhân tố đặc biệt quan trọng để khai thác các

nguồn lực tiềm năng khác như leo động, tài nguyên… tạo ra tổng lực đẩy mạnh sự chuyển dich cơ cấu. Thật vậy, khi các nguồn vốn đổ vào đầu tư cho ngành kinh tế nào sẽ làm cho ngành kinh tế đó phát triển hơn, đóng góp cho thu nhập của quốc gia cao hơn và do đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế của vùng hay qc gia đó.

Nâng cao kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ mới: đối với các nước đang phát triển, các nhà đầu tư nước ngồi khơng chỉ đem nguồn vốn vào đầu tư mà họ còn đem theo tiến bộ khoa học công nghệ, các kinh nghiệm quản lý tác, tác phong làm việc công nghiệp, hiệu quả vào nước tiếp nhận đầu tư. Nhờ vào những kinh nghiệm và công nghệ này, các nước đang phát triển từng bước cải thiện nền kinh tế, xã hội của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại tỉnh lâm đồng , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)