3. Các nhân tố ảnh hưởng và các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
3.2.5. Xây dựng và hoàn thiện quyền tự chủ của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng TSCĐ.
nó gây lãng phí vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng VCĐ. Đồng thời cịn đảm bảo tính liên tục, nhịp nhàng, cân đối của quá trình sản xuất, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm. Dễ thấy một điều là máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp hiện nay ở nước ta hết sức đa dạng về chủng loại và thuộc nhiều thế hệ khác nhau, vì vậy lựa chọn chế độ bảo dưỡng và sửa chữa thích hợp là hết sức quan trọng. Hiện nay thường áp dụng chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch mà thực chất của nó là tổng hợp các biện pháp tổ chức kỹ thuật phục vụ việc bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa.
Để đảm bảo hiệu quả của công tác sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, việc sửa chữa phải được đặt trên các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo duy trì năng lực hoạt động bình thường của máy móc thiết bị trong đời hoạt động của nó.
+ Phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra với việc thu hồi hết giá trị còn lại của TSCĐ để quyết định sửa chữa hay chấm dứt đời hoạt động của TSCĐ.
3.2.5. Xây dựng và hoàn thiện quyền tự chủ của doanh nghiệp trong quản lý vàsử dụng TSCĐ. sử dụng TSCĐ.
Trong các doanh nghiệp Nhà nước thì chính Nhà nước là người chủ sở hữu TSCĐ còn doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý và sử dụng TSCĐ. Trong cơ chế cũ do không phân định rõ quyền sở hữu và quyền sử dụng nên đã dẫn đến tình trạng vô chủ trong các doanh nghiệp Nhà nước, không ai quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ. Vì vậy cần phải xác định và hoàn thiện quyền tự chủ của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng tài sản
cũng như xây dựng và hoàn thiện cơ chế phân phối lợi ích cho người lao động và tập thể doanh nghiệp nếu họ quản lý và sử dụng tốt TSCĐ.
Mặt khác cũng cần tránh việc nhận thức quyền sở hữu và quyền sử dụng một cách máy móc giản đơn dẫn đến tình trạng Nhà nước giao phó hết cho doanh nghiệp, khơng tìm cách hướng doanh nghiệp sử dụng và quản lý TSCĐ tốt hơn; cịn doanh nghiệp chỉ tìm cách sử dụng hết công suất; khai thác triệt để TSCĐ mà khơng lo bảo tồn, mở rộng tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cần xác định chức năng của Nhà nước là kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn, giúp doanh nghiệp trong việc cung cấp, thông tin, dự báo, tìm thị trường, tạo điều kiện để doanh nghiệp quản lý và sử dụng tốt TSCĐ mà không can thiệp vào các hoạt động đó. Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất hàng hố, có quyền quyết định độc lập các hoạt động sản xuất kinh doanh có tài sản riêng và chịu trách nhiệm độc lập về tài sản đó. Doanh nghiệp cần đặt ra những yêu cầu để tập thể bao gồm các mặt hoạt động như tổ chức, kế hoạch hoá và thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh. Đồng thời phải xác định được hiệu quả kinh tế của từng biện pháp để nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ.