Phương pháp xác định hoạt tính chống oxy hóa

Một phần của tài liệu Khảo sát sự ảnh hưởng của bột quả trứng cá đến chất lượng bánh cracker (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 2 : NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Phương pháp phân tích

2.5.3.2. Phương pháp xác định hoạt tính chống oxy hóa

Nguyên tắc: Các chất kháng oxy hóa sẽ trung hịa gốc DPPH, làm giảm độ hấp thu tại

bước sóng cực đại 517 nm. Màu của dung dịch phản ứng nhạt dần, chuyển từ màu tím đậm sang màu vàng nhạt (Nguyễn Thị Hằng và cộng sự, 2016). Giá trị OD càng thấp chứng tỏ khả năng bắt gốc tự do càng cao.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị hóa chất:

- Dung dịch Trolox (800uM /l): Cân 20,00 ± 0,1 mg Trolox cho vào bình định mức 100 ml và định mức lên 100 ml bằng methanol 70%. Dung dịch này có thể bảo quản trong 2 tuần ở nhiệt độ 4oC.

- Dung dịch DPPH (100uM /l): cân chính xác 0,0039 g DPPH và định mức lên 100ml bằng methanol 70%. Khuấy đều đến khi DPPH tan hoàn toàn.

- Methanol.

Chuẩn bị dịch chiết: tương tự như đối với đo hàm lượng polyphenol ở phần 2.5.3.1.  Dựng đường chuẩn: Thêm 0,005; 0,01; 0,02; 0,025; 0,03; 0,05; 0,07; 0,08; 0,1 ml

dung dịch Trolox chuẩn với 4,3 ml dung dịch DPPH vào các ống nghiệm được bọc kín. Điều chỉnh bằng dung dịch methanol 70% sao cho tổng thể tích mỗi ống nghiệm là 4,4. Đo mật độ quang của các mẫu ở bước sóng 517 nm trên máy quang phổ UV-VIS (Hitachi UH-5300, Nhật Bản).

Cách đo độ hấp thụ của mẫu: Bổ sung 4,3 mL DPPH (0,099mM, pha trong

Methanol) vào ống nghiệm chứa 0,1 ml dịch chiết (pha lỗng 10 lần). Ủ 30 phút bóng tối và tiến hành đo mật độ quang tại bước sóng 517 nm trên máy quang phổ UV-VIS (Hitachi UH-5300, Nhật Bản) (Nguyễn Thị Hằng và cộng sự, 2016). Methanol 70% được sử dụng làm mẫu đối chứng và tất cả các dung dịch được đo dựa vào mẫu blank (methanol 70% và DPPH). Đọc và tính kết quả hoạt độ chống oxy hóa DPPH theo đường chuẩn y= 4,141x, R2=0,9972.

25

Một phần của tài liệu Khảo sát sự ảnh hưởng của bột quả trứng cá đến chất lượng bánh cracker (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)