Các nghiên cứu về đánh giá, nâng cao hiệu quả quản lý nghiên cứu khoa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại thành phố cần thơ thông qua nhu cầu của nhà nghiên cứu và hiệu quả quản lý (Trang 30 - 31)

học (nghiên cứu trong nước)

Đề tài Nâng cao chất lượng quản lý đề tài/dự án nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Y Hà Nội đã nghiên cứu nhu cầu của cán bộ khoa học trường Đại

học Y Hà Nội về hoạt động quản lý đề tài/dự án khoa học công nghệ. Đối tượng nghiên cứu là chủ nhiệm đề tài, thư ký đề tài và các cán bộ nghiên cứu khoa học của trường có trình độ từ tiến sỹ trở lên. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra khảo sát trên 200 cán bộ khoa học của trường về qui trình quản lý đề tài/dự án khoa học cơng nghệ, về những khó khăn trong thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cũng như mức độ khó khăn. Nghiên cứu cho thấy nhu cầu của các cán bộ nghiên cứu khoa học của trường có nhu cầu cao đối với bộ phận quản lý khoa học về hỗ trợ tư vấn lập đề cương, xây dựng định hướng nghiên cứu, hướng dẫn quy trình tuyển chọn đề tài, trao quyền tự chủ cho các chủ nhiệm đề tài…Các khó khăn trong thực hiện đề tài chủ yếu tập trung trong khâu thanh quyết tốn kinh phí nghiên cứu khoa học, thủ tục mua sắm vật tư hoá chất phục vụ nghiên cứu phức tạp (Trần Lê Giang, 2010). Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ giới hạn đối tượng nghiên cứu (cán bộ nghiên cứu khoa học và quy trình quản lý nghiên cứu khoa học) trong phạm vi Trường Đại học Y Hà Nội, chưa nghiên cứu nhu cầu của các cán bộ khoa học bên ngồi trường nên chưa có tính đại diện cao về nhu cầu của các nhà khoa học.

Nhằm xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, một nghiên cứu của Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam đã khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động KH&CN của các đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cán bộ khoa học trong Viện (gồm các nhóm đối tượng: cán bộ quản lý và cán bộ nghiên cứu khoa học). Nghiên cứu đưa ra 30 tiêu chí gồm 7 tiêu chí cơ bản và 23 tiêu chí phụ để đánh giá. Kết quả, nghiên cứu đã chỉ ra được các tiêu chí như: Số bài báo được cơng bố trong nước; Số tiến bộ kỹ thuật, giải pháp hữu ích được cơng nhận (do Bộ/Tỉnh công nhận); Số lượng hợp đồng chuyển giao công nghệ được ký kết… là các tiêu chí được cho là rất cần thiết

trong đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị nghiên cứu thuộc Viện. Các tiêu chí Đổi mới cơng tác quản lý, nghiên cứu; Số lượng mơ hình thí điểm được nhân rộng ít quan trọng hơn trong 30 tiêu chí (Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, 2014). Hạn chế của nghiên cứu là bộ tiêu chí chỉ áp dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động đối với các đơn vị sự nghiệp có nghiên cứu khoa học, khơng áp dụng được để đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học.

Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã khảo sát ý kiến của cán bộ nghiên cứu trong đánh giá, đề xuất tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt1 động khoa học và công nghệ đối với đơn vị sự nghiệp có nghiên cứu khoa học; nhưng chưa nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học dựa trên so sánh, đánh giá các quy trình quản lý đang sử dụng cũng như chưa đi vào khảo sát trực tiếp nhu cầu của nhà khoa học đối với chính quy trình quản lý. Trong khi, để nâng cao hiệu quả hoạt động này và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhà khoa học, thì việc khảo sát nhu cầu của họ là rất cần thiết và có khả năng đáp ứng đúng nguyện vọng để tạo sự kích thích trong nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại thành phố cần thơ thông qua nhu cầu của nhà nghiên cứu và hiệu quả quản lý (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)